11:09 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 18


Hôm nayHôm nay : 8465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13540

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23022573

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Tập Trung Lắng Nghe

Thứ hai - 26/08/2019 21:17
Tập Trung Lắng Nghe

Tập Trung Lắng Nghe

Trong tuần qua, chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu kỷ luật là gì? Nhiều bậc cha mẹ cho rằng kỷ luật là hình phạt, thậm chí có người cho là việc hành hạ, đánh đập con trẻ. Cũng có người tách rời kỷ luật và tình thương. Nhưng theo tiến sĩ Ross Campbell, kỷ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội.


Tập Trung Lắng Nghe

 

       Kính thưa quý thính giả,
 

       Trong tuần qua, chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu kỷ luật là gì? Nhiều bậc cha mẹ cho rằng kỷ luật là hình phạt, thậm chí có người cho là việc hành hạ, đánh đập con trẻ. Cũng có người tách rời kỷ luật và tình thương. Nhưng theo tiến sĩ Ross Campbell, kỷ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Kỷ luật bao gồm tất cả những vấn đề như: hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua những kinh nghiệm vui tươi. Hình phạt chỉ là một biện pháp rất nhỏ trong cách thi hành kỷ luật. Tiến sĩ Ross Campbell cũng nhấn mạnh phương pháp tiến hành kỷ luật tốt nhất là qua tình thương.
 

       Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ trình bày một số thái độ cần có khi muốn tiến hành kỷ luật thật thành công trên con cái. Ông bắt đầu như sau:


       Một phương pháp bày tỏ tình thương đúng đắn mà chúng ta chưa đề cập đến ở các chương trước đó là tập trung lắng nghe những điều trẻ nói (một cách chủ động). Tập trung lắng nghe là sự thể hiện cho trẻ thấy cha mẹ đang cố gắng hiểu những gì trẻ nói. Nếu trẻ thấy rằng cha mẹ hiểu những gì chúng cảm nhận và mong muốn, trẻ sẽ sẵn sàng đáp ứng tích cực trước kỷ luật mà cha mẹ đặt ra, nhất là với những điều cha mẹ cảm thấy không hài lòng về trẻ. Không gì làm trẻ khó chịu hơn là việc buộc chúng phải làm điều gì đó mà trẻ cảm thấy như cha mẹ không hiểu được khó khăn của chúng. Ở đây, không có nghĩa là cha mẹ phải luôn luôn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, hay cá tính thất thường của chúng. Nhưng việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là lắng nghe những gì con mình nói để trẻ không cảm thấy cha mẹ không quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của trẻ khi chúng ta sử dụng thẩm quyền làm cha mẹ của mình. Thưa các bạn, điều tôi nói có gì bất hợp lý không? Nếu bạn không tin những điều đó, thì có lẽ là do bạn không coi trọng giá trị của con mình cũng như không xem chúng là những con người độc lập.
 

       Hãy suy nghĩ về điều tôi vừa nói. Giúp trẻ thấy được sự quan tâm của cha mẹ đối với vai trò và những cảm nhận của chúng đã là cách làm dịu đi sự tức giận và cay đắng của trẻ (vốn là điều sẽ trở lại ám ảnh bạn sau này). Chẳng phải Cha Trên Trời của chúng ta cũng đã lắng nghe chúng ta đó sao? Chúa Giê-xu Christ dạy: “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?” (Ma-thi-ơ 7:7-11)
 

       Việc chú ý lắng nghe những điều trẻ nói đòi hỏi cha mẹ ít nhất phải có sự tiếp xúc bằng mắt, bằng cử chỉ và thái độ quan tâm hợp lý và đúng lúc. Nếu bạn hiểu được trẻ (ngay cả nếu bạn không bằng lòng với trẻ) thường là một việc rất có ích. Lặp lại những suy nghĩ và cảm nhận của trẻ là một cách rất tốt để bảo đảm trẻ biết cha mẹ hiểu trẻ. Những suy nghĩ và cảm nhận của trẻ cũng có thể tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ và việc làm của chúng ta.
 

       Quý thính giả thân mến,
 

       Tôi muốn kể lại một việc đã xảy ra với Carey, cô con gái 16 tuổi của tôi. Hai vợ chồng tôi cho phép con đi xem đấu vật ở trường trung học của nó với ba đứa bạn vào một buổi tối. Chúng tôi dặn cháu trở về nhà ngay sau khi trận đấu kết thúc. Trận đấu kết thúc vào khoảng 10h tối và phải mất khoảng 30–45 phút để con tôi về đến nhà. Đến 11h, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. 11h15, tôi điện thoại cho bố mẹ của một trong những đứa bạn trai cùng đi với Carey. Họ cho tôi biết cả nhóm có ghé qua nhà để lấy chiếc xe hơi có bánh đi được trên tuyết (vì thời tiết trở nên xấu) và họ đã cho chúng ăn chút gì đó. Bọn trẻ đã rời nhà họ lúc 11h10 và Carey về đến nhà lúc 11h40.
 

       Tôi đã rất giận. Tôi bảo Carey đi ngủ sau khi đã giảng cho nó một bài về trách nhiệm của bản thân và phạt nó một tuần. Vì sao tôi lại không chịu lắng nghe những gì Carey muốn nói như thế? Lí do thứ nhất là vì lúc đó, tôi đang lo nghĩ cho chính bản thân mình hơn là cố gắng tìm hiểu sự việc. Hơn nữa, buổi tối đó, tôi cảm thấy không khỏe và muốn đi ngủ sớm. Lịch làm việc ngày hôm sau của tôi lại rất căng thẳng. Lý do thứ hai là vì con tôi đã về nhà quá trễ so với điều tôi mong đợi. Nó lại không gọi điện thoại để báo cho chúng tôi biết mình sẽ về trễ. Tôi giận cháu vì nghĩ rằng nó đã quá lơ đễnh trong việc này.
 

       Nhưng con gái tôi lại là một đứa khôn ngoan. Nó đợi đến ngày hôm sau khi tôi đã lấy lại bình tĩnh và thái độ yêu thương rồi mới đến kể cho tôi nghe tất cả sự việc. Con gái tôi biết rằng khi đã nguôi giận, tôi sẽ chịu lắng nghe nó nói hơn. Hóa ra, con tôi và nhóm bạn đã đi một con đường khác dài hơn nhưng an toàn hơn vì ngày hôm đó băng và tuyết đã làm cho con đường trở nên trơn trợt. Con tôi đã nói sự thật vì tôi đã kiểm tra lại điều đó. Nó đã quên không gọi điện thoại cho chúng tôi vì lo rằng mình sẽ về trễ hơn sự cho phép của bố mẹ. Sau khi xin lỗi con vì cách cư xử quá đáng của mình, tôi đã giảm bớt thời gian phạt con về việc làm của nó.
 

       Chúng ta có thể học được hai bài học từ câu chuyện này. Bài học thứ nhất đó là tầm quan trọng của việc quan tâm lắng nghe những điều trẻ nói. Lẽ ra, tôi đã tránh được sự buồn phiền, nóng giận và cay đắng cho chính mình và cả con gái mình nếu biết lắng nghe trước khi phạt con.
 

       Một bài học nữa đó là tầm quan trọng của việc điều khiển cảm xúc của chúng ta trong những lúc như thế. Tôi tin rằng kẻ thù nguy hiểm nhất của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái đó là việc thiếu kềm chế cảm xúc, đặc biệt là sự nóng giận của bản thân. Như trường hợp của tôi chẳng hạn. Sự nóng giận có thể khiến cha mẹ nói hoặc làm một điều gì đó mà chính bản thân họ sẽ phải hối tiếc về sau. Khi cha mẹ quá giận dữ, nhất là khi họ không kềm chế được cơn giận của mình thì điều đó sẽ gây cho trẻ sợ hãi. Điều đó thậm chí có vẻ tốt để dạy trẻ biết cách cư xử nhưng thực tế chỉ là một cách tạm thời. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ càng tỏ ra thiếu tôn trọng trước thái độ giận dữ quá đáng của cha mẹ. Bên cạnh đó, cơn giận của cha mẹ đứa trẻ cũng đồng thời làm nhen lên cơn giận của con và khiến chúng ngày càng cay đắng. Khi có thì giờ suy gẫm, bạn sẽ nhận thấy những cảm xúc không kềm chế được khơi gợi thái độ xem thường nơi người khác. Vậy tại sao chúng ta lại không nghĩ rằng người phối ngẫu và con cái chúng ta cũng sẽ có phản ứng tương tự?
 

       Kính thưa quý vị,
 

       Dù rằng tất cả chúng ta đều có những lúc thiếu kềm chế nhưng một điều mà chúng ta cần nhớ đó là đừng ngại nói lời xin lỗi sau khi mọi thứ đã lắng xuống. Trong trường hợp xấu nhất chúng ta vẫn có thể làm những cử chỉ đẹp. Thật kỳ diệu, mối quan hệ giữa các thành viên sẽ trở nên ngọt ngào khi một người lớn trong gia đình chịu thừa nhận những sai trái của mình và nói lời xin lỗi vì sự thiếu bình tĩnh của họ. Có thể bạn không tin nhưng xin thưa rằng đó chính là những giờ phút vô cùng ấm áp, thân mật và đặc biệt mà cha mẹ có thể đặt vào ký ức khó phai của trẻ. Đó là những giờ phút vô giá.
 

       Mặt khác, một gia đình chỉ có thể chịu đựng những phản ứng tình cảm thái quá đến một giới hạn nhất định, đặc biệt là khi lời xin lỗi không hiện diện trong gia đình. Hãy cố gắng giữ những phản ứng này ở mức thấp nhất. Làm sao chúng ta có thể làm được điều này? Đó là chúng ta phải học cách kiềm chế cơn giận. Nhưng quan trọng là chúng ta cần phải nhớ rằng có một vài trường hợp rất khó để chúng ta có thể kềm chế cơn giận của mình. Những trường hợp đó có thể là:
 

  1.       1. Khi chúng ta đang chán nản;
  2.       2. Khi chúng ta đang lo sợ;
  3.       3. khi chúng ta đang bệnh;
  4.       4. khi chúng ta đang mệt mỏi về tinh thần hoặc thể xác và
  5.       5. Khi đời sống thuộc linh của chúng ta có vấn đề.
  6.  

       Có rất nhiều sách dạy chúng ta cách xử lý trong từng tình huống nói trên. Vì thế ở đây, tôi thấy mình chỉ cần nhắc nhở quý vị phụ huynh hãy cẩn thận chăm lo đến đời sống tinh thần, tình cảm, sức khỏe cũng như tâm linh của mình. Những bất ổn trong các lĩnh vực nói trên của cha mẹ có thể ngăn trở mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ngăn trở mối quan hệ hôn nhân, hay nói đúng hơn là tất cả những mối quan hệ của chúng ta. Đặc biệt sự bất ổn đó sẽ làm mất khả năng kềm chế cơn giận của chúng ta. Thế nên, hãy rèn luyện sức khỏe của bản thân. Thiếu kềm chế khi tức giận cũng gây ảnh hưởng xấu đến việc kỷ luật con cái.
 

       Chúng ta sẽ tiếp tục đề tài kỷ luật con cái trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: kỷ luật

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn