23:33 EDT Thứ bảy, 11/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 38


Hôm nayHôm nay : 9169

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 115213

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23124246

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Cuộc Chiến Trong Lòng Người

Cuộc Chiến Trong Lòng Người

“Vì tôi không hiểu điều mình làm: Tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét” (câu 15).

Xem tiếp...

Kỷ Luật Là Gì?

Thứ hai - 19/08/2019 21:21
Kỷ Luật Là Gì?

Kỷ Luật Là Gì?

Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu những cách thức cần có và thích hợp khi con trẻ nổi giận. Nổi giận là một xúc cảm không thể tránh khỏi trong đời sống, ở nơi người lớn cũng như con trẻ. Điều chúng ta đã học biết là phải xử lý thích hợp khi mình nổi giận hay khi con trẻ nổi giận. Hãy cho con trẻ có cơ hội giải thích khi chúng nó nổi giận vì không hài lòng với một sự việc gì hay đang có mâu thuẫn với một ai. Phải bình tĩnh và đừng nổi giận hơn cả chúng nó, vì nếu cha mẹ cứ tiếp tục áp đảo, các em phải đè nén cơn giận vào lòng và sinh ra thói chống đối ngầm, sẽ vô cùng nguy hiểm cho chính các bậc cha mẹ, chính các em và làm gãy đổ nhiều mối quan hệ khác trong cuộc đời các em sau này.


Kỷ Luật Là Gì?
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu những cách thức cần có và thích hợp khi con trẻ nổi giận. Nổi giận là một xúc cảm không thể tránh khỏi trong đời sống, ở nơi người lớn cũng như con trẻ. Điều chúng ta đã học biết là phải xử lý thích hợp khi mình nổi giận hay khi con trẻ nổi giận. Hãy cho con trẻ có cơ hội giải thích khi chúng nó nổi giận vì không hài lòng với một sự việc gì hay đang có mâu thuẫn với một ai. Phải bình tĩnh và đừng nổi giận hơn cả chúng nó, vì nếu cha mẹ cứ tiếp tục áp đảo, các em phải đè nén cơn giận vào lòng và sinh ra thói chống đối ngầm, sẽ vô cùng nguy hiểm cho chính các bậc cha mẹ, chính các em và làm gãy đổ nhiều mối quan hệ khác trong cuộc đời các em sau này. Hãy cho các em các cơ hội rèn tập để biết xử lý cơn giận một cách thích hợp và tích cực, hầu các em có thể trưởng thành một cách đúng nghĩa.
 

        Trong tuần này và những tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kỷ luật là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và lúng túng trong việc nuôi dạy con cái. Về vấn đề này, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
 

        Cứ mỗi lần chia sẻ về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cho các Hội Thánh hoặc một số tổ chức khác ở bên ngoài, tôi thường dành ra ba đến bốn tiếng để nói chuyện với họ về cách yêu thương trẻ trước khi đề cập đến việc áp dụng kỷ luật đối với chúng. Lúc nào cũng vậy, sau hai, ba tiếng đồng hồ nói về vấn đề nói trên, luôn luôn có những bậc phụ huynh đến và nói với tôi, “Tôi rất thích loạt bài học này nhưng xin hỏi khi nào thì chúng ta mới bàn đến vấn đề áp dụng kỷ luật? Đó là điều tôi thắc mắc và cần được giải đáp?”
 

        Những bậc phụ huynh đáng thương này đã hiểu lầm hai vấn đề:
 

  1.         1.Mối quan hệ giữa tình yêu thương và sự kỷ luật.
  2.         2. Ý nghĩa của việc kỷ luật.
  3.  

        Trong suy nghĩ của mình, họ đã tách tình yêu thương ra khỏi sự kỷ luật và xem chúng như hai việc riêng biệt. Vì thế, chúng ta không lạ gì khi họ luôn bối rối và gặp phải nhiều nan đề trước lối cư xử của con mình.
 

        Nguyên nhân khiến những bậc cha mẹ nói trên lung túng là do họ đã lầm tưởng rằng việc kỷ luật con cái cũng đồng nghĩa với sự trừng phạt (thậm chí là việc đánh đập con trẻ đối với một số người). Cả hai suy nghĩ đó đều sai lầm. Các anh chị phụ huynh thân mến, tôi xin được nhấn mạnh với các bậc cha mẹ nói trên và cả các anh chị một điều, đó là chúng ta không thể tách rời tình thương và sự kỷ luật, còn hình phạt chỉ là một phần rất nhỏ trong sự kỷ luật.
 

        Điều đầu tiên mà cha mẹ cần phải hiểu rõ để dạy con mình có kỷ luật tốt đó là giúp cho trẻ cảm nhận được tình thương của cha mẹ. Đây chính là điều trước tiên và cũng là điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm để giúp con mình có được một kỷ luật tốt. Hẳn nhiên, giúp cho trẻ cảm nhận được tình thương của cha mẹ không phải là tất cả nhưng phải là điều quan trọng nhất trong việc kỷ luật.
 

        Điều mà bạn đã được học trong những chương trước của quyển sách này chính là yếu tố quan trọng nhất trong sự kỷ luật. Bạn phải áp dụng những gì mình đã học thì mới có thể mong đạt được kết quả tốt nhất từ việc kỷ luật con cái. Ngay lúc này, nếu bạn không chịu áp dụng những gì mình vừa đọc, không đổ đầy bể chứa cảm xúc của con mình thì việc tiếp tục đọc quyển sách này sẽ trở nên vô ích. Nếu bạn vẫn chưa thực hành cách thể hiện ánh mắt, cử chỉ và sự quan tâm chú ý đến con cái theo đúng cách để bày tỏ tình thương đối với chúng thì xin đừng tiếp tục đọc phần tiếp theo mà bạn hãy trở lại đọc những chương trước. Nếu không, kết quả bạn nhận được sẽ khiến bạn phải thất vọng. Áp dụng những phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mà không dựa trên nền tảng của một tình yêu vô điều kiện là một điều hết sức lỗ mãn và đi ngược với lời dạy dỗ của Kinh Thánh. Có thể lúc con bạn còn nhỏ, nó sẽ tỏ ra ngoan ngoãn nhưng hậu quả về lâu về dài sẽ thật đáng buồn. Chỉ có những mối quan hệ yêu thương đúng đắn mới có thể bền vững với thời gian dù cho có phải gặp bất cứ một khủng hoảng nào.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Như vậy, kỷ luật là gì? Bạn định nghĩa điều đó như thế nào? Trong lĩnh vực nuôi dạy con cái, kỷ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Sự kỷ luật bao gồm những gì? Kỷ luật bao gồm tất cả những vấn đề như: hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua những kinh nghiệm vui tươi. Danh sách liệt kê vẫn còn khá dài.
 

        Dĩ nhiên, hình phạt cũng là một trong số những điều nói trên nhưng nó chỉ là một biện pháp của việc kỷ luật, thậm chí là biện pháp tiêu cực nhất. Tiếc thay, thỉnh thoảng chúng ta vẫn phải dùng đến biện pháp này nhưng chúng ta sẽ nói thêm về cách áp dụng hình phạt sao cho đúng lúc trong những chương sau. Còn bây giờ, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng dạy trẻ suy nghĩ và hành động đúng đắn khác xa với việc trừng phạt trẻ khi chúng làm điều sai trái.
 

        Với một định nghĩa rõ ràng như trên, chúng ta hãy xem lại để biết được giữa kỷ luật và tình yêu vô điều kiện có quan hệ với nhau như thế nào. Áp dụng kỷ luật đối với trẻ hoàn toàn dễ dàng khi chúng cảm thấy mình thật sự được cha mẹ yêu thương. Lý do là vì trẻ muốn có sự gắn bó với cha mẹ. Chúng muốn cảm nhận được tình yêu chân thật và sự chấp nhận của cha mẹ đối với mình; rồi trẻ mới có thể đón nhận sự dạy dỗ của cha mẹ mà không tỏ thái độ chống đối hay cản trở.
 

        Tuy nhiên, nếu trẻ thấy mình không thật sự được cha mẹ yêu thương và chấp nhận, chúng sẽ khó nhận ra giá trị của bản thân mình. Nếu không được yêu thương một cách đúng đắn và mạnh mẽ, trẻ sẽ phản ứng bằng một thái độ giận dữ, căm thù và cay đắng trước sự dạy dỗ của cha mẹ. Trẻ cũng sẽ xem những lời yêu cầu (hoặc mệnh lệnh) của cha mẹ là những đòi hỏi quá đáng và tìm cách chống cự lại điều đó. Nghiêm trọng hơn, có nhiều em do đón nhận những lời yêu cầu của cha mẹ với một thái độ cay đắng nên chúng hoàn toàn có khuynh hướng làm trái lại với những điều cha mẹ (và cuối cùng là những người có thẩm quyền) mong muốn. Cách bày tỏ tình cảm bất thường này của trẻ em đang gia tăng với một tỉ lệ đáng báo động tại đất nước của chúng ta, ngay cả con cái trong những gia đình Cơ Đốc cũng không phải là ngoại lệ.
 

        Bây giờ, chắc bạn đã hiểu tình yêu vô điều kiện quan trọng như thế nào trong việc kỷ luật (dạy dỗ) con cái. Bạn càng đổ đầy bể chứa cảm xúc của con, chúng càng đáp ứng tích cực trước sự kỷ luật (dạy dỗ) của bạn. Ngược lại, bể chứa đó càng vơi cạn, trẻ sẽ lại càng đáp ứng cách tiêu cực đối với sự kỷ luật (dạy dỗ) mà bạn đặt ra.
 

        Chúng ta sẽ tiếp tục đề tài kỷ luật trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn