19:25 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42


Hôm nayHôm nay : 2934

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23016252

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Cách Ngăn Ngừa Thái Độ Chống Đối Ngầm

Thứ hai - 05/08/2019 21:20
Cách Ngăn Ngừa Thái Độ Chống Đối Ngầm

Cách Ngăn Ngừa Thái Độ Chống Đối Ngầm

Trong hai tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu rằng nếu không khéo, khi con trẻ nổi giận mà không được bày tỏ những điều bất như ý trong lòng ra một cách thẳng thắn và trung thực, thì các em sẽ có khuynh hướng đè nén cơn tức giận vào trong lòng và nảy sinh ra thái độ chống đối ngầm. Thái độ phản pháo thụ động này có thể là vô ý thức nhằm giải tỏa cơn giận của các em. Nhưng thái độ chống đối ngầm này có thể tồn tại dai dẳng trong suốt cuộc đời của các em sau này, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong những mối quan hệ với người khác, trong hôn nhân, và thường dẫn đến đến những thói hư như nghiện ngập, ngoại tình vv. Có thái độ thích hợp với con cái khi chúng nổi giận là một điều khó khăn, cần phải học hỏi và trau giồi, nếu không sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta một số biện pháp để ngăn chận thái độ chống đối ngầm ở các em.


Cách Ngăn Ngừa Thái Độ Chống Đối Ngầm


       Kính thưa quý thính giả,
 

       Trong hai tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu rằng nếu không khéo, khi con trẻ nổi giận mà không được bày tỏ những điều bất như ý trong lòng ra một cách thẳng thắn và trung thực, thì các em sẽ có khuynh hướng đè nén cơn tức giận vào trong lòng và nảy sinh ra thái độ chống đối ngầm. Thái độ phản pháo thụ động này có thể là vô ý thức nhằm giải tỏa cơn giận của các em. Nhưng thái độ chống đối ngầm này có thể tồn tại dai dẳng trong suốt cuộc đời của các em sau này, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong những mối quan hệ với người khác, trong hôn nhân, và thường dẫn đến đến những thói hư như nghiện ngập, ngoại tình vv. Có thái độ thích hợp với con cái khi chúng nổi giận là một điều khó khăn, cần phải học hỏi và trau giồi, nếu không sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta một số biện pháp để ngăn chận thái độ chống đối ngầm ở các em.
 

       Đầu tiên, cha mẹ phải giữ cho mức độ cơn giận ở con càng thấp càng tốt. Chúng ta càng vô tâm khơi dậy cơn giận ở con mình, chúng ta sẽ thấy càng khó để có thể dạy chúng hành xử cách chín chắn trong lúc nóng giận đó.
 

       Cách đầu tiên mà cha mẹ hay vô tình chọc giận con cái mình đó là qua lời nói của họ. Cha mẹ có thể nói với trẻ bằng một giọng nặng và thấp. Đó chính là nguyên nhân khơi dậy cơn giận của trẻ. Tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta cố tình kết thúc câu nói của mình bằng một giọng đi xuống. Tương tự, khi thấy trẻ đã tỏ thái độ giận dỗi, chúng ta liền tuôn ra một giọng nặng nề, trầm hẳn xuống, khi đó, chúng ta đang thật sự trút lên đầu trẻ cơn giận của mình. Vô tình, thái độ đó của chúng ta đã khiến trẻ phải kìm nén cơn giận của chúng. Thật ra, chúng ta đã gây ra những nan đề nghiêm trọng cho chính bản thân và cả con cái mình trong tương lai. Chắc chắn, một lúc nào đó cơn giận trong quá khứ sẽ bùng phát ra ngoài thông qua thái độ chống đối ngầm và gây hại đến trẻ theo những cách ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Điều nghiêm trọng nhất là một khi cơn giận đó đã thoát ra ngoài, chúng ta không còn cách gì để giúp được con mình nữa. Đó là cả một sự thất bại!
 

       Tuy nhiên, vẫn có một tin tức đáng mừng là nếu cha mẹ nói chuyện đúng cách với con trẻ, thì điều này sẽ giúp các em tránh được thái độ chống đối ngầm về sau. Không những vậy, điều đó còn có thể mang đến cho trẻ một tình yêu sâu sắc và lòng kính trọng đối với cha mẹ đồng thời giúp trẻ sẵn sàng học biết cách xử lý cơn giận. Chúng ta có thể thực hiện được điều này bằng cách nói những lời nhỏ nhẹ với âm thanh ở cuối câu có chiều hướng đi lên. Thật khó để giải thích thế nào là cách nói lên giọng ở cuối câu nhưng lại thật dễ để minh họa điều đó. Bạn hãy nghĩ đến chú gấu Yogi. Mọi người đều yêu mến chú gấu Yogi. Bạn có biết vì sao không? Vì chú gấu này luôn kết thúc câu nói của mình bằng một giọng đi lên. Tôi không thể nào diễn tả hết sự cảm phục, yêu mến, kính trọng của trẻ dành cho cha mẹ chúng nếu họ biết cư xử với con mình bằng một thái độ nhẹ nhàng và thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ.
 

       Kính thưa quý thính giả,
 

       Cách kế tiếp để ngăn ngừa vấn đề nguy hại này đó là xem lại ánh mắt của chúng ta nhìn trẻ, đặc biệt là khi trẻ nổi giận. Chúng ta đã nói về tầm quan trọng của ánh mắt yêu thương. Nhưng nét mặt của chúng ta cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là trong những lúc trẻ đang cơn giận, trẻ buồn bực, cáu gắt và nói chuyện với chúng ta bằng những lời hằn học. Trước khi phản ứng, chúng ta hãy cẩn trọng để không vô tình làm cho con giận thêm nữa. Nếu bạn nhìn trẻ với một cái nhíu mày (như cách mà tôi thường làm), hoặc với một nụ cười (cách mà Pat, vợ tôi thường làm), con cái của chúng ta sẽ cảm nhận được rằng cha mẹ sẽ không la mắng, cười nhạo hay xem thường chúng. Những bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ dùng “một ánh mắt vô tư.” Điều này nghe có vẻ ngốc nghếch nhưng chúng ta hãy ra đứng trước kính và thực tập ánh mắt vô tư này. Nó sẽ mang lại nhiều ích lợi về lâu về dài. Chúng ta sẽ tránh làm tích lũy quá nhiều những cơn giận không cần thiết cho trẻ.
 

       Một cách khác có ích cho việc cha mẹ dạy con xử lý cơn giận đó là “tập nói với chính mình.” Trong những lúc căng thẳng, đặc biệt là khi cả cha mẹ và con cái đều giận dữ, tự nhủ với chính mình là một cách để giữ cho các bậc làm cha mẹ khỏi cư xử thiếu suy nghĩ trong cơn giận. Chẳng hạn, chúng ta có thể tự nhủ với mình những câu như: “Được rồi, Ross, hãy bình tĩnh nào, nhẹ nhàng nhưng cương quyết hay “Mình càng kềm chế được cơn giận, con mình càng bắt chước theo, điều đó tốt hơn và con mình sẽ sớm học được cách xử lý cơn giận của nó” hoặc “Mình càng cư xử mẫu mực trong lúc này, con mình sẽ càng học được một gương mẫu tốt và mình sẽ càng gặp ít rắc rối hơn với những hành vi của nó.” Bạn đã hiểu mình phải làm gì rồi chứ? Chúng ta cần liên tục nhắc nhở mình phải luôn làm gương tốt cho con cái. Khi chúng ta quên điều đó, chúng ta sẽ lại dễ dàng trút giận lên đầu con mình - đó là cách cha mẹ thường làm nhất và cũng là cách xử lý gây ra thái độ chống đối ngầm ở trẻ.
 

       Quý thính giả thân mến,
 

       Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét chính mình ở mức độ nào trên “Thang Biểu Đồ Cơn Giận” để chúng ta biết rõ về chính mình, cũng như cẩn thận trau giồi sự kiên nhẫn và thái độ bình tĩnh, hầu tránh những đáng tiếc xảy ra khi con cái tức giận và chúng ta cũng đang phẫn nộ với chúng. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn