13:11 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 5295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271366

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23000773

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN 5 PHÚT- BÀI SỐ 6 THẾ HỆ “SANDWICH”

Thứ tư - 23/06/2021 21:00
CÂU CHUYỆN 5 PHÚT- BÀI SỐ 6 THẾ HỆ “SANDWICH”

CÂU CHUYỆN 5 PHÚT- BÀI SỐ 6 THẾ HỆ “SANDWICH”

CÂU CHUYỆN 5 PHÚT- BÀI SỐ 6 THẾ HỆ “SANDWICH”


CÂU CHUYỆN 5 PHÚT- BÀI SỐ 6

THẾ HỆ “SANDWICH”
 

      Người phương Tây dùng cụm từ “thế hệ sandwich” khi nói về cộng đồng người Việt ở nước ngoài, với ý nghĩa người Việt ở nước ngoài đang bị “kẹp” giữa bổn phận cùng trách nhiệm đối với cha mẹ ở quê nhà và bổn phận, trách nhiệm cùng con cái chưa trưởng thành ở nơi đất khách. Chẳng những người lớn mà cả giới trẻ cũng đang bị “kẹp” giữa hai bề. Hai ngôn ngữ: mẹ đẻ và bản xứ. Hai cách sống: truyền thống và hiện đại. Hai thế hệ: thế hệ cha ông và thế hệ trẻ. Hai nền văn hóa: Ta và Tây.
 

      Ai lại không muốn sống theo truyền thống văn hóa Châu Á, mang phong cách Châu Á, nhưng sống hoàn toàn theo lối Á Đông sẽ lạc lõng và khó hòa nhập với cộng đồng sống theo kiểu Âu Tây. Còn hòa nhập hẳn vào môi trường văn hóa phương Tây thì một mặt bị chê bai là mất gốc, một mặt bị người phương Tây gọi là “banana”, dù bên trong có trắng thì màu da vẫn vàng.
 

      Cha mẹ bị “kẹp” đã đành. Đằng này đám cháu chắt ở nước ngoài cũng bị “kẹp” giữa việc giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc và việc hòa nhập với cộng đồng sở tại. Sống làm người nơi đất khách thật khó.
 

      Ông Phao-lô cũng từng nói rằng ông sống trong tình trạng “sandwich”. Ông bị ép giữa hai bề: sống và chết. Ông viết: “Vì đối với tôi, sống là Đấng Cứu Thế, còn chết là ích lợi. Nhưng nếu tôi còn sống trong thân xác mà công việc tôi vẫn kết quả thì tôi không biết phải chọn điều nào. Tôi bị ép giữa hai bề: tôi muốn ra đi, và về ở với Đấng Cứu Thế, là điều tốt hơn rất nhiều. Nhưng tôi còn ở lại trong thân xác, ấy là điều cần thiết hơn cho anh em”. (Phi-líp 1:21-24)
 

      Sống là sống vì Đấng Cứu Thế, mà chết là về với Đấng Cứu Thế, điều nào cũng tốt. Ra đi với Đấng Cứu Thế là tốt nhất, còn sống trên đời này, đem lại ích lợi cho anh em cũng là điều cần thiết. Ông Phao-lô rất muốn ra đi để về với Chúa, nhưng khi chưa ra đi, khi còn ở trên đời nầy ông cũng thấy giá trị của đời sống mình.
 

      Dù bị “ép giữa hai bề”, ông Phao-lô biết việc ông “đi” hay “ở” không do nơi ông mà do Chúa quyết định. Đồng thời ông cũng biết rằng mình sẽ còn ở lại. “Tin chắc điều nầy, tôi biết rằng tôi sẽ còn ở lại và tiếp tục ở với tất cả anh em, để giúp anh em tăng trưởng và vui mừng trong đức tin” (Phi-líp 1:25)
 

      Bị “ép” nhưng không thấy khổ sở, không khó chịu hay bất mãn. Bị “ép” nhưng không thấy khó khăn trong việc giải quyết. Ngược lại được biết rõ ý muốn của Chúa và vui khi bị “kẹp” giữa hai bề như vậy. Ông lần lượt thưởng thức hết bên này rồi đến bên kia, bên nào cũng “ngon” cả.
 

Vĩnh Phước ngày 24 tháng 6 năm 2021

  (trích trong “Mỗi ngày một chút”- Xuân Thu)

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn