05:59 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 14


Hôm nayHôm nay : 3831

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999278

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

ĐỨC CHÚA TRỜI NHƠN TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Thứ ba - 19/05/2020 21:17
ĐỨC CHÚA TRỜI NHƠN TỪ TRONG  CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

ĐỨC CHÚA TRỜI NHƠN TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Nghệ thuật được chia bảy loại: âm nhạc, hội hoạ, văn học, điêu khắc, kiến trúc, phim ảnh, kịch múa. Bạn có thể tưởng tượng sự sáng tạo của Đức Chúa Trời trong thế giới vũ trụ bao la nầy đậm nét nghệ thuật để minh chứng về Ngài và điều gì nữa...?


ĐỨC CHÚA TRỜI NHƠN TỪ TRONG  CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va vì Ngài là thiện;
Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời

(Thi Thiên 136:1)

          Sau những giờ làm việc bị tăng ca ở sở làm, đánh xe trên đường phố bay lượn qua các nẻo đường mờ nhạt trong ánh hoàng hôn tim tím cuối chân trời. Tâm hồn dịu dàng thở nhẹ làn khói lam chiều đâu đó  dãy núi xa xa, hàng cây cao vút. Bạn có thể dừng chân một góc nhỏ quán nước, bờ sông thanh vắng, vườn bích câu, ống nhòm trên tay... điều gì đó đầy sức quyền rũ vào trí tưởng tượng tâm hồn miệt mài ở chốn riêng tư yên tịnh. Cảm thấy góc nhỏ thật hạnh phúc. Tâm hồn là yếu tố của phần mềm, nét đẹp thanh cao mà Đức Chúa Trời phú bẩm cho con người - nghệ thuật. Nghệ thuật được chia bảy loại: âm nhạc, hội hoạ, văn học, điêu khắc, kiến trúc, phim ảnh, kịch múa. Bạn có thể tưởng tượng sự sáng tạo của Đức Chúa Trời trong thế giới vũ trụ bao la nầy đậm nét nghệ thuật để minh chứng về Ngài và điều gì nữa...? Cùng xem qua những bức tranh của văn hóa lịch sử. 

          1. Michelangelo – nhà họa sĩ trở về với cội nguồn:

          Michelangelo nhà điêu khắc người Ý. Năm 30 tuổi lần đầu tiên thực hiện vẽ bích họa. Bức tranh vĩ đại của họa sĩ tại nhà nguyện Sistine Rome. Bức tranh lớn gồm 33 tấm nhỏ được vẽ trên trần mái vòm nhà nguyện nổi phồng nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng vào thế kỷ 15. Đó là gì? Người hoạ sĩ đứng trên giàn cao ngoái đầu để vẽ suốt bốn năm (1508-1512). Hình ảnh mái vòm trong nhà nguyện Sistine, với 9 bức tranh ở giữa là 9 chi tiết trong Sách Sáng Thế với thứ tự thời gian đảo ngược:

          Noah say rượu.
          Đại hồng thủy.
          Noah hiến tế.
          Cám dỗ và loài người sa đọa.
          Chúa Trời tạo ra Eve.
          Chúa Trời tạo ra Adam.
          Chúa Trời phân rẽ đất và biển.
          Chúa Trời sáng tạo mặt trời, mặt trăng và trái đất.
          Chúa Trời phân chia ánh sáng và bóng tối.  

          Vẽ đẹp được các nhà chuyên gia nghệ thuật phân tích bình phẩm về giá trị, công sức kỹ năng và ý tưởng.... làm nên tuyệt tác thời kỳ Phục Hưng. Sau tác phẩm vĩ đại ấy, nhà điêu khắc họa sĩ Michelangelo tiếp tục ra đời bức họa Moses vượt biển đỏ (Moses in Red Sea), Chúa Giê-xu và 12 môn đồ giữa bàn tiệc cuối cùng (Last Super)... Cũng được các nhà chuyên môn bình phẩm thật ý nghĩa sâu sắc. Sâu sắc không chỉ ở ý tưởng mà mở rộng tâm hồn người xem trở về với Đấng Chân Thần thờ phượng. Đây là thời kỳ nghệ thuật đạt đỉnh cao nhất của thế giới. Từ đây đã tạo nhiều cảm hứng cho các sáng tác nghệ thuật hội họa, âm nhạc, thi ca... như các bức vẽ khác trên tường nhà nguyện là tác phẩm của các danh họa nổi tiếng như Sandro Botticelli, Domenico Ghirlandaio, Pietro Perugino và Raphael. Chúng cũng miêu tả các câu chuyện  trong Kinh Thánh. Ngoài ra Vũ Trụ Trong Thần Khúc của Dante là một trong những bản trường ca vĩ đại nhất của thế giới, đứng ngang hàng với Iliad của Homer, Thiên Đường Đã Mất của Milton, hay Đấng Cứu Thế của Klopstock. Nó đưa người đọc đến với một vũ trụ quan đầy sức tưởng tượng và tính ẩn dụ, để tìm cách trả lời cho câu hỏi mà nhân loại vẫn luôn tìm kiếm: “Chết rồi thì sẽ đi về đâu?”. Thời kỳ này đánh thức tâm linh các tín đồ, nhà thờ mở cửa từ Rome lan tỏa khắp Châu Âu.

          Song tính hai mặt của nghệ thuật bị méo mó do các bức hoạ khỏa thân mang ý nghĩa nguyên thủy Thiên niệm bị trần tục hóa. Đây là lúc tiếng nói của Đức Chúa Trời cảnh báo nghiêm khắc, bênh vực sự nhơn từ thánh khiết, đồng thời bảo vệ văn hóa mỹ quan của thế giới. Nhà cải chánh Matin Luther đứng dậy cải cách tầm nhìn của Kinh Thánh, sau đó các tấm vẽ được khoác những bộ trang phục kín đáo.  Nghệ thuật Phục Hưng cũng suy đồi kể từ đó. Ralph Waldo Emerson (1803-1882) nhà thơ, triết gia Mỹ đi đầu phong trào Tiên nghiệm giữa thế kỷ 19 tuyên bố ghiêm ngặt đối với nội dung hình ảnh tôn giáo, yêu cầu các nghệ thuật gia khi miêu tả các câu chuyện tôn giáo, phải thể hiện cảnh tượng trang nghiêm thần thánh, đồng thời nhấn mạnh tác dụng của nghệ thuật đối với việc tuyên dương mỹ đức.

          Tuy vậy, dư âm thời kỳ Phục Hưng được đánh giá cao làm nên sự đột phá trong lịch sử nghệ thuật của thế giới. Thời kỳ nghệ thuật mở rộng tâm hồn, hướng thượng tâm linh, đem con người gần hơn với Thượng Đế.

          2. Đức Chúa Trời giàu nghệ thuật:

          Nghệ thuật được phân hai loại nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Nghệ thuật vị nghệ thuật nghĩa là nghệ thuật vì cái đẹp. Nghệ thuật vị nhân sinh nghĩa là thực tế đi vào đời sống. Người sống với vị nghệ thuật rất khổ sở vì hiếm người thưởng thức. Người sống vị nhân sinh vì mưu sinh thì không còn đẹp. Cuối cùng nghệ thuật vì điều gì? Câu hỏi các nhà chuyên môn tranh cãi không có điểm dừng. Nghệ thuật là thứ ta tìm suốt chiều dài lịch sử xa tầm tay với. Nghệ thuật trừu tượng.

          Đức Chúa Trời đầy dẫy nghệ thuật. Vị nghệ thuật và vị nhân sinh. Tôi tự hỏi phải không? bao trùm mọi vấn đề tôi nghĩ. Về mặt khoa học đã chứng minh điều đó trong khảo cổ học, vật lý học, môi trường học, hệ sinh thái... Về mặt thực tế, tôi thấy trong thiên nhiên, nhìn ra cửa sổ, bên thềm nhà, luống rau, bông hoa, dòng nước...  thế giới quan tuyệt đẹp của Chúa rất nghệ thuật. Nhà triết gia Ralph Waldo có câu yêu cái đẹp là thưởng thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật.

          Hai tác phẩm nghệ thuật lớn nhất xuyên suốt chiều dài lịch sử loài người và Kinh thánh là Chiếc Tàu Noah và Đền Thờ Salomon xây cất.

          a. Chiếc tàu vĩ đại

          Chiếc tàu Noah ta liên tưởng đến Nước Lụt. Noah sống mặc kệ thị phi chuyên tâm làm việc theo ý định của Chúa. Suốt nhiều năm đóng chiếc tàu. Chúa thiết kế hình hài, chất liệu, báo Noah biết về mục đích của Ngài. Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài. Vậy, hãy làm theo thế nầy: Bề dài tàu ba trăm thước, bề ngang năm mươi thước, bề cao ba mươi thước. Trên tàu ngươi sẽ làm một cửa sổ, bề cao một thước, và chừa một cửa bên hông; ngươi sẽ làm một từng dưới, một từng giữa và một từng trên. Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết. Nhưng ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu. Về các loài sanh vật, ngươi hãy dẫn xuống tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, hầu cho ở cùng ngươi đặng giữ tròn sự sống; chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng tùy theo loại, mỗi thứ hai con, sẽ đến cùng ngươi, để ngươi giữ tròn sự sống cho. Lại, ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó. Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn.  (Sáng thế ký 6:14-22)

          Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Địa điểm trên thực tế tên là Nasar. Sáng thế kí 8:4-5 ghi: đến tháng bảy, ngày mười bảy, chiếc tàu mấp trên núi A-ra-rát. Nước cứ lần lần hạ cho đến tháng mười; ngày mồng một tháng đó, mấy đỉnh núi mới lộ ra. (chính xác).

          Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab. (chính xác).

          Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab. (chính xác).

          Vào thế kỷ 13, một du khách tên là Willam đã nói rằng ngọn núi Masis là vị trí mà con tàu nằm lại. Chính xác, ngày nay ngọn núi này có tên là Ararat.

Cuốn Geographia của Ptolemy (1548) nói dãy núi Armenia là vị trí của con tàu. Du khách Nicolas de Nicolay (1558) cũng nói như vậy. (chính xác).

          Không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu. Thống kê cho thấy toàn thế giới có khoảng 2.000 “truyền thuyết” như vậy.

          Chiếc tàu Noah hiện nay đang đóng trên dãy núi Ararad  Thổ Nhĩ Kỳ, bị thach hóa. Các nhà khoa học trên thế giới lần lượt tìm và khám phá chứng minh sự thật của Kinh Thánh bằng các thiết bị khoa học khác nhau.  Vào năm 1959, Lihan Durupinar, lúc ấy đang là một viên đại úy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã khám phá ra một hình thù bất thường trong khi đang kiểm tra các bức ảnh chụp từ trên không. Vật thể này lớn hơn một sân bóng đá, nổi bật lên khỏi địa hình đồi núi mấp mô ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy núi Ararad, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một khu vực xa xôi hẻo lánh, chỉ có dân cư của một số ngôi làng nhỏ sinh sống tại đây. Trước đó chưa hề có báo cáo nào về vật thể kỳ lạ này. Vì vậy đại úy Lihan Durupinar đã chuyển âm bản của bức hình cho chuyên gia chụp ảnh trên không là tiến sỹ Brandenburger, thuộc Trường đại học bang Ohio ở Mỹ. Sau khi nghiên cứu bức ảnh chụp của đại úy Lihan Durupinar, Brandenburger kết luận: “Tôi chắc chắn, rằng vật thể này là một con tàu. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, tôi chưa từng trông thấy vật thể nào như thế này…”. Vào năm 1960, bức ảnh phía trên đã được xuất bản trên tạp chí LIFE trong một bài viết tựa đề “Có phải con tàu của Noah?”. Cũng trong năm đó một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đi theo đại úy Lihan Durupinar đến địa điểm trong tấm hình. Họ trông đợi sẽ tìm được những cổ vật hay cái gì đó có thể chứng minh vật thể lạ kia đúng thật là một con tàu. Sau hơn 1 ngày đào bới trong khu vực nhưng không tìm được gì, họ tuyên bố rằng vật thể lạ có vẻ chỉ là một kiến tạo tự nhiên. Câu chuyện nhanh chóng chìm vào quên lãng.

          Vào năm 1977, Ron Wyatt tới viếng thăm địa điểm này. Được chính quyền địa phương cho phép, Ron và những người khác đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Họ sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, tiến hành thăm dò cẩn thận, thực hiện các phân tích hóa học… Những kết quả thu được hoàn toàn xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Những khám phá của họ đã làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Vật thể lạ quả thực là một con tàu cực kỳ cổ xưa. Đó là một con tàu rất lớn, thuộc “thời tiền sử”, tại sườn núi ở độ cao 2.000m trên mực nước biển.

          Câu chhuyện dài được minh chứng bằng một phim tài liệu bạn thấy trên các mạng truyền thông và Youtube. Bạn nghĩ gì về sự tồn tại chiếc tàu vĩ đại này? Sẽ nhiều câu trả lời trong từng góc nhìn. Khảo cổ học chứng minh sự kiện là thật. Kinh thánh là thật. Đức Chúa Trời là thật. Bạn cảm nhận gì? Nhờ đâu chúng ta ở trong sự sống dư dật của lời hứa Cầu Vồng. Những thế hệ được tái tạo sau cơn nước lụt trải qua ngàn năm.  Một tương lai đã được Đức Chúa Trời chuẩn bị như thế nào, chúng ta không phải là những người đứng bên ngoài.

          Chiếc tàu Vĩ Đại. Vĩ đại ở lòng nhơn từ thương xót của Đức Chúa Trời với nhân loại được kể là một tác phẩm nghệ thuật đi vào di tích lịch sử Kinh Thánh.  Cảm tạ Đức Giê-hô-va vì Ngài là thiện. Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời. (Thi thiên 136:1)

          b. Đền thờ độc nhất vô song:

          Cái đền mà vua Sa-lô-môn cất cho Đức Giê-hô-va, bề dài có sáu mươi thước, bề ngang hai mươi thước, và bề cao ba mươi thước. Cái hiên cửa ở trước đền bề dài hai mươi thước, bằng bề ngang của đền, và rộng mười thước ở trước đền. Vua cũng làm cho đền những cửa sổ có song, khuôn cây. Người cất những từng lầu, dựa vào vách từ phía đền, tức là dựa vào vách chung quanh đền thờ và nơi thánh; cũng làm những phòng chung quanh đền. Từng dưới rộng năm thước, từng giữa rộng sáu thước; và từng trên rộng bảy thước, vì vua cất sụt lui các vách vòng ngoài nhà, đặng tránh sườn xà hoành đâm vào vách đền. Khi cất đền, người ta dùng đá đã đẽo sẵn nơi hầm, nên không nghe tiếng búa, rìu hay là khí dụng khác bằng sắt tại nơi đền đang khi cất. Cửa vào các phòng từng thứ nhì, ở bên phía hữu của đền; người ta đi lên từng giữa bởi một cái thang khu ốc; rồi từ từng giữa lên từng thứ ba. Khi cất đền xong; thì Sa-lô-môn lợp nó bằng đòn tay và ván gỗ bá hương, cũng cất những từng lầu năm thước dựa vào tứ phía đền, dính với nhà bởi cây đà bá hương. Bấy giờ có lời của Đức Giê-hô-va phán với Sa-lô-môn rằng:về nhà này mà ngươi đang xây cất, nếu ngươi vâng theo các luật lệ ta, noi theo các mạng lịnh ta, giữ và đi trong hết thảy các điều răn của ta, thì ta sẽ vì ngươi làm hoàn thành lời ta đã hứa cùng Đa-vít, cha ngươi. Ta sẽ ngự giữa dân Y-sơ-ra-ên, chẳng hề bỏ Y-sơ-ra-ên, là dân ta. Ấy vậy, Sa-lô-môn xây đền và làm cho hoàn thành. Người lấy ván bá hương đóng vách phía trong đền, từ đất cho đến trần, và lót nền đất bằng ván cây tùng. Từ cuối phía trong đền hai mươi thước, người đóng ngăn bằng ván bá hương, từ nền cho đến trần, đặng làm nơi chí thánh. Còn bốn mươi thước kia, làm tiền đường của đền thờ. Ở phía trong đền, có gỗ bá hương chạm hình dưa ác và hoa mới nở; toàn là gỗ bá hương, không thấy đá. Còn nơi chí thánh, Sa-lô-môn đặt ở phía trong đền, tận cuối trong, đặng để hòm giao ước của Đức Giê-hô-va tại đó. Phía trong nơi chí thánh có hai mươi thước bề dài, hai mươi thước bề ngang, và hai mươi thước bề cao; người bọc nó bằng vàng ròng, và cũng bọc vàng bàn thờ bằng cây bá hương nữa. Sa-lô-môn bọc vàng ròng tuồng trong của nhà, và lấy xiềng vàng giăng trước nơi chí thánh và bọc bằng vàng. Người cũng bọc vàng toàn cả nhà; người cũng lót vàng khắp mặt bàn thờ ở đằng trước nơi chí thánh. Người làm cho nơi chí thánh hai chê-ru-bin bằng gỗ ô-li-ve, bề cao mười thước. Cánh này và cánh kia của mỗi chê-ru-bin có năm thước, thế là mười thước từ chót cánh này tới chót cánh kia. Chê-ru-bin thứ nhì cũng có mười thước. Hai chê-ru-bin đều đồng một cỡ và một dáng với nhau. Chê-ru-bin này có mười thước bề cao, và chê-ru-bin kia cũng vậy. Sa-lô-môn để hai chê-ru-bin tại nơi chí thánh, ở trong cùng của đền; cánh sè ra thế nào cho một cánh của chê-ru-bin thứ nhất đụng trong vách nầy, và một cánh của chê-ru-bin thư nhì đụng vách kia. Còn hai cánh khác đều đụng nhau tại giữa nơi chí thánh. Người cũng bọc vàng cho hai chê-ru-bin. Bốn phía vách đền, phía trong và phía ngoài, Sa-lô-môn khiến chạm nổi lên hình chê-ru-bin, cây chà là và hoa nở; cũng phủ đất nhà bằng vàng, bề trong và bề ngoài. Tại chỗ vào nơi chí thánh, người làm một cái cửa hai cánh bằng gỗ ô-li-ve; thanh và cột choán một phần năm của mặt tin. Người khiến chạm nổi lên trên hai cánh cửa bằng gỗ ô-li-ve ấy những hình chê-ru-bin, cây chà là và hoa nở; rồi bọc bằng vàng, tráng vàng ra trên hình chê-ru-bin và hình cây chà là. Về cửa đền thờ, người cũng làm cột bằng gỗ ô-li-ve, choán hết một phần tư của vách, lại làm hai cánh cửa bằng gỗ tòng; mỗi cánh có hai miếng trám khép lại được. Sa-lô-môn khiến chạm nổi lên những hình chê-ru-bin, cây chà là và hoa nở; rồi bọc bằng vàng, tráng vàng ra trên các vật chạm trổ. Người xây tường hành lang phía trong bằng ba hàng đá chạm, và một hàng cây xà gỗ bá hương. Năm thứ tư, năm tháng Xíp, cái nền của đền thờ Đức Giê-hô-va đã đặt;

          Thời đại của Salomon (970-931) thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Đền thờ xây cất mất bảy năm, với lực lượng hùng hậu 21,300 người làm việc (1Các vua 5:13-16). Những nhà chuyên môn khai đá thác, lấy gỗ, điêu khắc, thủ công nghệ, xây dựng... là những người Y-sơ-ra-ên đầy ơn Chúa khôn ngoan tài năng được Salomon tín nhiệm tụ họp về xây cất đền thờ. Công trình tuyệt mỹ về mặt kiến trúc, nghệ thuật và giá trị. Công trình nghệ thuật này đi kèm lời hứa nhơn từ của Chúa: Ta sẽ ngự giữ dân Y-sơ-ra-ên, chẳng hề bỏ dân Y-sơ-ra-ên, là dân ta. Lời hứa này đi kèm điều kiện: về nhà này mà ngươi đang xây cất, nếu ngươi vâng theo các luật lệ ta, noi theo các mạng lịnh ta, giữ và đi trong hết thảy các điều răn của ta, thì ta sẽ vì ngươi làm hoàn thành lời ta đã hứa cùng Đa-vít, cha ngươi.

          Việc Đức Chúa Trời thiết kế ở đây chú ý ở một số điều quan trọng: cái nền, trụ cột, dây xích, chê-ru-bin, cây bá hương, hoa nở, mạ vàng... là những biểu tượng, không hề thấy hình ảnh con người hay thánh nhân nào cả. Ở ý nghĩa thiêng liêng do sự khôn ngoan mà Chúa thiết kế, kiến trúc sư không thể đến từ con người. Đức Chúa Trời sáng tạo nghệ thuật một cách khôn ngoan Ngài muốn nhấn mạnh điều gì. Những biểu tượng của đền thờ phải chăng là lời tiên tri về chương trình Cứu chuộc, nền tảng đức tin, bền vững trong Chúa, sự chăm sóc, sự sống dư dật, lòng nhơn từ thương xót của Ngài.

          Những việc ta chưa từng biết hoặc lãng quên mà Đức Chúa Trời bằng cách nào đó gìn giữ đất nước Isarel suốt 7 năm hòa bình là thời gian xây cất. Sống trong sự quan phòng yên ổn, tập trung, vui mừng, hoàn thành kiến trúc của Đức Chúa Trời. Ta có thể hiểu rằng nghệ thuật có thể sáng tạo và lao động khi tâm hồn bình ổn, tâm trí tái sinh, lương tâm vị tha.

          Đền thờ bị phá hủy bởi vua Nebuchadnezzar II, sau trận vây hãm thành Jerusalem năm 537 trước Công nguyên. Đền thờ đôc nhất vô song đi vào quá khứ. Trải qua bao cuộc bể dâu một số đền thờ khác được xây cất, song không tồn tại lí do tranh chấp tôn giáo chính trị. Đền thờ con người sáng tạo không nằm trong kế hoạch kiến trúc của Chúa. Song Chúa nhơn từ thương xót lớn lao, Ngài thiết kế một đền thờ khác không hư mất chính là đền thờ tâm linh cá nhân. Mọi quyền lực, bên trên bên dưới hay bắt bớ bên ngoài không đủ sức phá dở đền thờ. Việc này Chúa Giê-xu tuyên bố vào năm 30 sau Công nguyên Ngài thi hành chức vụ: Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.( Giăng 4:23-24). Đức Chúa Trời đã thiết lập chương trình Cứu rỗi Chúa Giê-xu hy sinh trên thập tự và sống lại. Chúa rao giảng kêu gọi ăn năn quay đầu, dọn dẹp cho sạch những tàn dư của thế gian xác thịt, đập bỏ các thần tượng.... là một quá trình cho tâm hồn ăn năn, hình thành tâm hồn mới, đền thờ mới.

          Cùng nhau thờ phượng Chúa bằng tâm thần và lẽ thật. Lấy ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà mà dạy và khuyên nhau. Vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng ngợi khen Đức Chúa Trời. (Cô-lô-se 3: 16b). Những giá trị bên trong vẫn còn đấy. Chiều dài tâm hồn. Chiều cao tâm linh. Chiều rộng tình yêu là những giá trị nghệ thuật của Đức Chúa Trời tôn cao làm tiêu chuẩn mọi đền thờ tâm linh Cơ Đốc nhân từ ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi.

          Chứng kiến, suy tư, thán phục trước tác phẩm nghệ thuật, cảm nhận được những giá trị sáng tạo nhơn từ của Chúa. Chính vì thế, tác phẩm không đơn thuần chỉ là điều Chúa muốn đạt được, mà là sự cống hiến những giá trị tuyệt diệu nhất cho nhân loại: khơi gợi Thiên niệm, bình ổn nội tâm, cảm xúc thăng hoa – chính là nghệ thuật nhân loại hết sức chiêm nghiệm tôn vinh Đức Chúa Trời. Tín ngưỡng tâm linh truyền thống với những lời dạy của Thánh Kinh vốn là sự kết tinh tinh hoa đạo đức văn hóa kết nối nhân loại với đất Trời, đưa con người đến gần với Thượng Đế.

          Thi thiên 136, 26 câu, 26 lần nhắc đến sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời. Thi thiên dẫn ta vào những bức tranh lịch sử được kể ở trên. Thi thiên mở rộng một tầm nhìn mới khi ta đọc ngược từ dưới lên, ta thấy 9 bức họa của họa sĩ Michelangelo ngược dòng thời gian trờ về với cội nguồn. Ta thấy chiếc tàu vĩ đại có Chúa Giê-xu ở bên ta trong dòng chảy cuộc đời. Ta thấy đền thờ tâm linh thiết lập hình thành, phước hạnh trên cao đổ xuống ngập tràn. Ta lấy làm phấn khích mạnh mẽ dâng lời suy tôn ca ngợi Đức Chúa Trời.

          đối với hội họa Ngài là họa sĩ
          đối với khảo cổ Ngài là nhà khoa học
          đối với tạo hình Ngài là nhà điêu khắc
          đối với thiết kế Ngài là kiến trúc sư.

KIM HÂN tổng hợp
Nguồn: songdaoonline.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn