07:13 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 33


Hôm nayHôm nay : 9475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 33532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23042565

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Phục Vụ Cho Nhau

Thứ hai - 04/05/2020 21:16
Phục Vụ Cho Nhau

Phục Vụ Cho Nhau

Sau khi tìm hiểu đôi bên, tiến sĩ Gary Chapman khám phá ra rằng cả hai vợ chồng đều có cùng ngôn ngữ yêu thương chính, đó là “hành động phục vụ”.


Phục Vụ Cho Nhau
 

         Kính thưa quý thính giả,
 

         Trong hai tuần trước chúng ta được dịp nghe về câu chuyện gia đình của đôi vợ chồng Mark và Mary. Trước ngày cưới, Mark hăng hái tình nguyện làm rất nhiều công việc để giúp đỡ Mary, nhưng sau ngày cưới, theo lời tường thật của Mary thì Mark chỉ biết đi làm rồi vui chơi săn bắn với chúng bạn, chẳng ngó ngàng gì đến việc nhà như cắt cỏ, rửa xe vv... Còn Mark thì phàn nàn rằng Mary không lo chu đáo công việc bếp núc, nội trợ trong nhà. Sau khi tìm hiểu đôi bên, tiến sĩ Gary Chapman khám phá ra rằng cả hai vợ chồng đều có cùng ngôn ngữ yêu thương chính, đó là “hành động phục vụ”. Trong thời gian qua, cả Mark không làm những công việc mà Mary mong đợi cũng như Mary không biết Mark mong muốn Mary làm những gì như những biểu hiện của tình yêu. Tiến sĩ Gary Chapman sau khi tìm hiểu, đã khuyên đôi bên nên ghi ra những gì mình mong muốn người phối ngẫu làm để cảm thấy mình được quan tâm và yêu quý. Câu chuyện của Mark và Mary được tiếp diễn như sau:
 

         Mark ghi:
 

         - Dọn giường mỗi ngày.
         - Rửa mặt cho con thật sạch sẽ khi tôi về tới nhà.
         - Cho giày cô ấy vào tủ trước khi tôi về tới nhà.
         - Cố gắng chuẩn bị bữa ăn tối để cả nhà có thể dùng cơm trong vòng 30-40 phút sau khi tôi về tới nhà.
 

         Tôi đọc lớn tiếng bản liệt kê rồi nói với Mark: “Tôi hiểu cậu bảo rằng nếu Mary chọn làm bốn điều này, thì cậu sẽ xem đó như là những hành động yêu thương đối với cậu.”
 

         Cậu ta nói: “Đúng thế, nếu cô ta làm bốn việc đó, sẽ thay đổi thái độ của cháu đối với cô ấy rất nhiều.”
 

         Sau đó tôi đọc bản liệt kê của Mary:
 

         - Tôi mong anh ấy rửa xe mỗi tuần thay vì chờ tôi làm chuyện đó.
         - Thay tả cho con sau khi về tới nhà trong khi tôi bận nấu bữa ăn tối.
         - Cắt cỏ mỗi tuần vào mùa hè.
 

         Tôi nói: “Mary à, tôi hiểu là cô nói rằng nếu Mark chọn làm bốn điều đó, thì cô sẽ xem hành động của cậu ta là những biểu lộ yêu thương chân thành đối với cô.”
 

         “Cậu thấy bảng liệt kê này có hợp lý không, hả Mark?”
 

         Cậu ta đáp: “Dạ được.”
 

         “Mary à, còn những việc Mark kể ra có hợp lý và khả thi đối với cô không?”
 

         Cô ta nói:”Dạ được, cháu có thể làm mấy việc đó.”
 

         Tôi nói: “Mark à, cậu hiểu cho rằng điều tôi gợi ý là một thay đổi lớn so với khuôn mẫu hôn nhân của cha mẹ cậu.”
 

         Cậu ta nói: “Ồ, cha tôi cũng cắt cỏ và rửa xe vậy.”
 

         “Nhưng ông ấy không thay tả cho con hoặc hút bụi nhà, đúng không?”
 

         Cậu đáp: “Dạ đúng.”
 

         “Cậu cũng không phải làm mấy chuyện đó, cậu hiểu không? Tuy nhiên, nếu cậu làm, đó là hành động yêu thương đối với Mary.”
 

         Và quay sang Mary, tôi nói: “Cô hiểu cho rằng cô không phải làm những việc này đâu, nhưng nếu cô muốn bày tỏ tình yêu thương với Mark, thì đây là bốn cách có ý nghĩa đối với cậu ta. Tôi đề nghị là hai bạn làm thử những điều này trong hai tháng xem có giúp ích gì không. Cuối hai tháng, hai bạn có thể ghi thêm vài yêu cầu nữa vào bảng liệt kê của mình. Tuy nhiên, theo tôi thì mỗi tháng chỉ nên thêm một yêu cầu thôi.”
 

         Mary nói: “Điều này thật hữu lý.” Mark nói: “Cháu nghĩ là ông đã thật sự giúp chúng cháu.” Họ nắm tay nhau ra xe. Tôi tự nói: “Đây là một mục đích của hội thánh là giúp đỡ người khác. Và tôi cũng vui làm công việc giúp đỡ người khác trong công việc tư vấn.” Tôi không bao giờ quên được sự nhận thức này dưới cây chinaberry đó.
 

         Sau nhiều năm khảo cứu, tôi nhận biết rằng trường hợp của Mark và Mary thật đặc biệt. Tôi ít khi gặp cặp vợ chồng nào có cùng một ngôn ngữ yêu thương. Đối với cả Mark lẫn Mary, “hành động phục vụ” đều là ngôn ngữ yêu thương chính của họ.
 

         Hàng trăm cá nhân có thể đồng hóa mình với Mark hoặc Mary và nhìn nhận rằng cách chính khiến họ cảm thấy được yêu đó là hành động phục vụ của người phối ngẫu. Dọn dẹp giày dép, thay tả cho con, rửa chén bát hoặc rửa xe, hút bụi, hoặc cắt cỏ có tiếng nói vô cùng lớn lao đối với cá nhân có ngôn ngữ yêu thương chính là hành động phục vụ.
 

         Có thể bạn thắc mắc: Nếu Mark và Mary có cùng ngôn ngữ yêu thương chính, thì sao họ gặp nhiều rắc rối như thế? Câu trả lời nằm trong chính sự kiện họ nói những phương ngữ khác nhau. Họ làm công việc cho nhau nhưng những việc đó không phải là quan trong hơn cả. Khi họ bắt đầu nói đúng phương ngữ, thì bể yêu thương của họ bắt đầu được đổ đầy.
 

         Trước khi chấm dứt chuyện Mary và Mark, tôi muốn đưa ra ba nhận xét. Thứ nhất, họ minh họa rõ ràng rằng điều chúng ta làm cho nhau trước hôn nhân không nói lên điều chúng ta sẽ làm sau hôn nhân. Trước hôn nhân, chúng ta bị lôi cuốn bởi mãnh lực của tình yêu đang nồng nàn, hun đốt chúng ta ngày đêm. Sau hôn nhân, chúng ta trở về với mẫu người trước khi chúng ta “rơi vào tiếng sét của ái tình”. Hành động của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi khuôn mẫu của cha mẹ, của nhân cách riêng, của nhận thức về tình yêu, của những xúc cảm, nhu cầu, cùng ước muốn của chúng ta. Có một điều chắc chắn trong cách cư xử của chúng ta: đó là chúng ta cư xử khác khi bị chìm đắm trong hôn mê của tình yêu.
 

         Điều này dẫn tôi tới chân lý thứ hai đã được minh họa qua Mark và Mary. Tình yêu là sự lựa chọn và không thể ép uổng. Mark và Mary chỉ trích cư xử của nhau và chẳng đi đến đâu cả. Khi đã quyết định là nên yêu cầu thay vì ra lệnh với nhau, thì hôn nhân của họ bắt đầu quay ngược lại. Chỉ trích cùng mệnh lệnh có khuynh hướng chia rẽ. Chỉ trích vừa đủ, bạn có thể được người phối ngẫu thuận tình. Chàng có thể làm điều bạn muốn, nhưng có lẽ đó sẽ không phải là biểu lộ của tình yêu. Bạn có thể chỉ đường cho tình yêu bằng cách yêu cầu: “Em ước gì anh rửa xe, thay tả cho con, hay là cắt cỏ,” nhưng bạn không thể tạo ra ý chí yêu thương. Hằng ngày mỗi người chúng ta phải quyết định yêu hoặc không yêu người phối ngẫu. Nếu chọn yêu, chúng ta biểu lộ tình yêu đó theo cách mà người phối ngẫu yêu cầu, điều đó sẽ khiến cho tình yêu chúng ta hiệu quả nhất về tình cảm.
 

         Còn một chân lý thứ ba, mà chỉ người yêu trưởng thành mới nghe nổi. Chỉ trích của người phối ngẫu về cách cư xử của tôi, giúp tôi biết rõ ngôn ngữ yêu thương chính của nàng. Con người thường có khuynh hướng chỉ trích người phối ngẫu to tiếng nhất ở lãnh vực mà chính họ có nhu cầu tình cảm sâu xa nhất. Nếu hiểu được như vậy, có lẽ chúng ta sẽ biết cách xử lý lời chỉ trích họ theo cách có lợi hơn. Người vợ có thể nói với người chồng như sau, khi bị ông ta chỉ trích: “Hình như điều đó cực kỳ quan trọng đối với anh. Anh có thể giải thích tại sao nó quan trọng đến thế được không?”. Lời chỉ trích cần được làm cho sáng tỏ. Khởi đầu cuộc đàm thoại như thế cuối cùng có thể biến lời chỉ trích thành một lời yêu cầu hơn là một mệnh lệnh. Lời Mary liên tục lên án việc Mark đi săn không phải là biểu lộ của sự ghen ghét đối với môn thể thao săn bắn. Cô ta đổ lỗi cho việc săn bắn như là một điều ngăn cản anh ta rửa xe, hút bụi nhà và cắt cỏ. Khi cậu ta học tập đáp ứng nhu cầu yêu thương của cô ấy bằng cách nói ngôn ngữ tình cảm yêu thương của nàng, thì nàng sẽ thấy thoải mái ủng hộ anh ta trong việc sắn bắn.
 

         Kính thưa quý thính giả,
 

         Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá về ngôn ngữ “Hành Động Phục Vụ” trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn