03:20 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34


Hôm nayHôm nay : 5852

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19891

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23028924

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Hai Món Quà Quý Giá

Thứ hai - 06/05/2019 21:36
Hai Món Quà Quý Giá

Hai Món Quà Quý Giá

Kính thưa quý thính giả, Trong tuần trước, tiến sĩ Ross Campbell có giới thiệu cách nào chúng ta có thể bày tỏ tình thương vô điều kiện đến với con cái qua xúc giác, hay qua những cử chỉ thân mật, âu yếm.



                 Kính thưa quý thính giả,

                 Trong tuần trước, tiến sĩ Ross Campbell có giới thiệu cách nào chúng ta có thể bày tỏ tình thương vô điều kiện đến với con cái qua xúc giác, hay qua những cử chỉ thân mật, âu yếm. Trong tuần này, tiến sĩ Campbell sẽ chỉ cho chúng ta rằng con gái và kể cả con trai, cũng cần nhận được tình thương qua những cử chỉ gần gũi, thân mật với cha mẹ. Không biết quý vị có còn nhớ cậu bé Tom thật tội nghiệp vì cha mẹ em đã không biết lợi dụng ánh mắt hay những cử chỉ âu yếm để rót đầy bể chứa yêu thương của em.

                 Chúng ta phải kết hợp xúc giác cùng với ánh mắt của mình trong việc tiếp xúc với trẻ mỗi ngày. Việc tiếp xúc này cần phải thật tự nhiên và thoải mái chứ đừng quá lộ liễu hay quá đáng. Những trẻ được trưởng dưỡng trong một gia đình mà cha mẹ biết cách sử dụng ánh mắt và xúc giác sẽ trở thành những người chấp nhận bản thân mình và dễ chịu với những người xung quanh. Chúng sẽ dễ dàng giao tiếp với mọi người, dễ gần và có nhận thức tốt về sự tự trọng của bản thân. Rõ ràng, ánh mắt và cử chỉ đúng lúc là hai món quà quí giá nhất mà chúng ta có thể tặng cho con cái của mình. Ánh mắt, cử chỉ (cùng với sự tập trung chú ý, mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong những tuần tới) là những cách hiệu quả nhất để đổ đầy bể chứa cảm xúc cho trẻ nhỏ và giúp các em trở nên một người tốt nhất trong khả năng của trẻ.

                 Tiếc thay, cha mẹ của Tom đã không nhận ra bí quyết bày tỏ những cử chỉ và ánh mắt của mình. Họ đã sử dụng ánh mắt của mình sai mục đích. Họ còn nghĩ rằng những cử chỉ âu yếm chỉ thích hợp cho con gái vì “con gái mới cần được bày tỏ tình yêu.” Ông bà Smith cho rằng con trai phải được đối xử như một người đàn ông. Theo họ nghĩ, nếu Tom quá được yêu chìu, cậu sẽ trở nên giống như con gái. Cặp vợ chồng khổ tâm đó đã không nhận thấy rằng sự thật hoàn toàn ngược lại. Vì một khi họ biết dùng những cử chỉ và ánh mắt của mình để đáp ứng nhu cầu tình cảm cho con, nhất là ông Smith, thì Tom sẽ càng xác định rõ giới tính của mình và càng thể hiện nam tính.

                 Ông bà Smith cũng cho rằng khi một bé trai lớn lên thì nhu cầu được cha mẹ yêu thương, nhất là việc âu yếm, sẽ không còn. Nhưng thực ra, nhu cầu đó của các bé trai không bao giờ chấm dứt, mặc dù việc tiếp xúc bằng cử chỉ của chúng ta với chúng cần phải được thay đổi.

                 Trẻ dưới 7 tuổi cần được nắm tay, vuốt ve, ôm ấp và hôn hít. Khi con trai tôi đã đến tuổi đi học, nó thường gọi đó là kiểu “nựng nịu dành cho con nít.” Bày tỏ tình thương qua xúc giác đối với trẻ từ lúc mới sanh cho đến khi được 7 hoặc 8 tuổi là rất quan trọng. Tôi muốn nhấn mạnh là rất quan trọng! Các nghiên cứu cho thấy rằng các bé gái sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường nhận được sự âu yếm nhiều gấp 5 lần so với các bé trai cùng trang lứa. Tôi tin chắc đây chính là lý do khiến các bé trai (từ 3 tuổi cho đến tuổi thiếu niên) thường gây ra nhiều rắc rối hơn các bé gái. Tỉ lệ các bé trai vào các bệnh viện tâm thần trong cả nước nhiều gấp 5, 6 lần so với các bé gái. Tỉ lệ này thay đổi rõ rệt khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên.

                 Rõ ràng, chúng ta thấy rằng các bé trai cũng cần được nhận nhiều sự yêu thương giống như các bé gái trong suốt những năm tháng đầu đời và điều đó hết sức quan trọng. Khi các bé trai lớn hơn và trưởng thành hơn, nhu cầu được cha mẹ ôm, hôn của các em có ít đi nhưng nhu cầu được tiếp xúc bằng những cử chỉ thì chẳng giảm đi chút nào. Thay vì được “nựng nịu kiểu con nít” như hồi còn nhỏ, các em trai trưởng thành lại muốn đụng chạm theo kiểu nam tính chẳng hạn như chơi trò vật lộn, xô đẩy, dằn lưng, đánh trận giả, đấu võ đài, ôm chặt lấy nhau và đập bàn tay. Những kiểu đụng chạm đó đối với một em trai trong giai đoạn này cũng hoàn toàn giống như việc được ôm và hôn. Nên nhớ rằng trẻ em không bao giờ mất đi hai nhu cầu đó.

                 Chẳng hạn như với các con trai của tôi, dù bây giờ chúng đã lớn, đã trưởng thành hơn và càng lúc càng ít muốn nhận những cái quàng vai hay ôm hôn của cha mẹ; nhưng vẫn có những lúc chúng cần đến và muốn nhận được những điều ấy. Tôi phải lưu tâm để biết và đáp ứng cho con bất cứ khi nào chúng cần. Đó là những lúc các con tôi bị tổn thương (về thể chất hay tình cảm), khi chúng mệt mỏi, đau ốm, và đặc biệt là những lúc chuẩn bị đi lên giường hay khi gặp một chuyện buồn.

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Bạn có còn nhớ những giây phút đặc biệt mà tôi đã nhắc đến trong những tuần trước không? Những giây phút đặc biệt có ý nghĩa đối với một đứa trẻ, có ý nghĩa đến mức chúng sẽ không bao giờ có thể quên được? Đó là những lúc bạn bày tỏ tình yêu thương với con mình qua những cử chỉ âu yếm (ví dụ như ôm, hôn) và đặc biệt khi chúng lớn hơn thì những kỷ niệm ấy lại càng trở nên đặc biệt hơn. Đó là những giây phút mà con của bạn sẽ hồi tưởng lại mỗi khi chúng gặp phải những nan đề của lứa tuổi thiếu niên. Đó là lúc mà chúng tranh chiến trong lòng giữa một bên là ý muốn nổi loạn còn bên kia là tình thương mà cha mẹ dành cho chúng. Những ký ức yêu thương của cha mẹ càng sâu đậm trong tâm trí trẻ, trẻ càng có thêm sức mạnh để chống chọi với những kích động của tuổi thiếu niên.

                 Những cơ hội quí giá như thế không nhiều. Trẻ sẽ nhanh chóng phát triển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và trước khi kịp nhận ra điều đó, những cơ hội chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ đã qua đi. Một thực tế đáng buồn, phải không các bạn?

                 Đây là một nguyên tắc khác về việc bày tỏ tình yêu qua cử chỉ đối với các bé trai. Khi các bé trai còn nhỏ, đặc biệt là từ 12-18 tháng, chúng ta thấy thật dễ dàng bày tỏ tình cảm đối với chúng. Nhưng khi các em lớn hơn một chút thì việc đó lại trở nên khó khăn hơn. Tại sao vậy? Một nguyên nhân mà tôi đã đề cập ở những phần trước đó chính là do suy nghĩ sai lầm của người lớn khi cho rằng chỉ có con gái mới cần được âu yếm yêu thương nhiều. Một nguyên nhân nữa, đó là người lớn thường không thích các em trai lớn cho lắm. Chẳng hạn một em trai khoảng 7, 8 tuổi sẽ không còn dễ thương và dễ gần như hồi nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu tình cảm của các bé trai, những bậc cha mẹ như chúng ta cần nhìn nhận những quan niệm sai lầm của mình như trên, chống lại những suy nghĩ đó và thực hiện những việc chúng ta cần làm trong trách nhiệm của người làm cha mẹ.

                 Còn bây giờ, chúng ta sẽ bàn đến nhu cầu cần được tiếp xúc bằng cử chỉ của những bé gái. Trong suốt những năm tháng đầu đời (khoảng bảy đến tám năm), các bé gái thường không bày tỏ một một cách trực tiếp sự thiếu thốn tình cảm của mình như các bé trai. Nói cách khác, các em gái thường không để lộ cho người khác thấy nhu cầu cần được yêu thương của mình. Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều và rất nhiều trẻ em sống thiếu thốn tình cảm. Nhìn bề ngoài, chúng ta dễ dàng nhận ra được bé trai nào đang bị tổn thương vì vẻ buồn bã của các em rất dễ thấy. Nhưng những bé gái thì dường như chịu đựng tốt hơn và ít bị tác động bởi cách nuôi dưỡng thiếu tình cảm của cha mẹ cho đến khi các em bước vào tuổi thiếu niên. Đừng để vẻ bề ngoài của con gái bạn đánh lừa bạn. Mặc dù các bé gái không thể hiện những nỗi buồn của mình khi còn nhỏ nhưng các em cũng rất dễ bị tổn thương nếu người lớn không quan tâm đến nhu cầu tình cảm của mình cách đúng đắn. Các em sẽ thể hiện sự tổn thương này rõ ràng hơn khi lớn thêm một chút, đặc biệt là khi bước vào tuổi thiếu niên.

                 Lý do dẫn đến vấn đề này liên quan đến việc tiếp xúc bằng cử chỉ. Chắc bạn còn nhớ tôi đã nói rằng việc tiếp xúc bằng cử chỉ, đặc biệt là những cử chỉ yêu thương trìu mến (như ôm, hôn) là hết sức cần thiết cho cuộc sống các bé trai trong suốt những năm đầu đời. Trẻ càng nhỏ thì lại càng cần những cử chỉ yêu thương trìu mến như thế. Ngược lại, nhu cầu được tiếp xúc bằng cử chỉ của các bé gái (đặc biệt là những cử chỉ âu yếm) sẽ càng tăng lên khi các em lớn hơn một chút và và nhu cầu ấy đạt đến mức cao nhất là khi các bé bước vào tuổi 11. Không có gì khiến tôi đau lòng hơn khi thấy một bé gái 11 tuổi lại không nhận được một sự nuôi dưỡng về mặt tình cảm cách tương xứng. Đó thật sự là một độ tuổi có tính chất quyết định.

                 Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhu cầu tình cảm thật đặc biệt của các em đang bước vào tuổi 11, tức là bắt đầu tuổi thiếu niên. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn