19:09 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 17

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 14


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267697

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22997104

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Bày Tỏ Tình Yêu Qua Sự Quan Tâm Chú Ý

Thứ hai - 27/05/2019 21:28
Bày Tỏ Tình Yêu Qua Sự Quan Tâm Chú Ý

Bày Tỏ Tình Yêu Qua Sự Quan Tâm Chú Ý

Trong những tuần qua, chúng ta có dịp tìm hiểu làm sao chúng ta có thể bày tỏ tình thương đến với con cái qua ánh mắt và cử chỉ âu yếm gần gũi. Trong những tuần lễ tiếp theo đây, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta làm sao thể hiện tình thương đến với con cái qua sự quan tâm hay chú ý.


Bày Tỏ Tình Yêu Qua Sự Quan Tâm Chú Ý
 

          Kính thưa quý thính giả,
 

          Trong những tuần qua, chúng ta có dịp tìm hiểu làm sao chúng ta có thể bày tỏ tình thương đến với con cái qua ánh mắt và cử chỉ âu yếm gần gũi.
 

          Trong những tuần lễ tiếp theo đây, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta làm sao thể hiện tình thương đến với con cái qua sự quan tâm hay chú ý.
 

          Về vấn đề này, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
 

          Việc giao tiếp với con cái bằng mắt và bằng cử chỉ ít khi đòi hỏi nhiều sự hy sinh ở cha mẹ. Ngược lại, việc quan tâm chú ý đến con trẻ thật sự đòi hỏi cha mẹ thời gian, đôi khi là rất nhiều thời gian. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc cha mẹ phải bỏ đi một số công việc của mình. Những bậc cha mẹ thật sự yêu thương con sẽ luôn tìm hiểu xem khi nào con trẻ thật sự cần đến sự quan tâm chú ý của họ, dù đó là lúc họ thấy khó có thể bày tỏ sự chú ý nhất.
 

          Vậy quan tâm chú ý đến con trẻ là gì? Quan tâm chú ý đến trẻ là dành cho trẻ một sự chú ý trọn vẹn, không bị phân tâm, để trẻ thấy rằng mình hoàn toàn được thương yêu và có quyền được cha mẹ quan tâm, đánh giá cao cũng như cha mẹ không dành điều đó cho người khác. Nói một cách ngắn gọn, sự quan tâm chú ý giúp trẻ thấy mình là một người quan trọng nhất trên đời trong mắt cha mẹ.
 

          Có lẽ, một vài người cho rằng tôi đã đi quá xa, nhưng chúng ta hãy cùng xem qua Kinh Thánh để thấy rõ trẻ em được đề cao như thế nào. Hãy để ý đến những điều ưu tiên mà Chúa Jesus dành cho các em “Người ta đem trẻ con đến cùng Đức Giê-xu để Ngài đặt tay trên chúng… [Đức Giê-xu] bảo: ‘Hãy để con trẻ đến cùng Ta…, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những ai giống như con trẻ đó’…Rồi Ngài ôm các con trẻ vào lòng, đặt tay ban phước cho chúng” (Mác 10:13-16). Kinh Thánh Cựu Ước cũng nhấn mạnh giá trị của trẻ em: “Kìa con cái là cơ nghiệp từ Chúa ban” (Thi Thiên127:3a). Trước câu hỏi của Ê-sau: “Những người đi theo em đó là ai?”, Gia-cốp trả lời: “Đó là con cái Chúa đã cho em” (Sáng Thế Ký 33:5).
 

          Trẻ em luôn muốn mình là số một. Ít có trẻ nào cảm nhận được như thế nhưng nếu các cô bé hay cậu bé đó biết rằng mình rất đặc biệt thì các em sẽ trở nên khác hẳn. Chỉ có sự quan tâm chú ý mới giúp trẻ cảm nhận được điều đó. Sự quan tâm chú ý sẽ giúp trẻ phát triển sự tự trọng của bản thân. Nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng giao tiếp và tình cảm của trẻ đối với những người khác.
 

          Quý thính giả thân mến,
 

          Theo kinh nghiệm của tôi, sự quan tâm chú ý của người lớn chính là nhu cầu cần thiết nhất đối với trẻ em. Do chúng ta, những bậc phụ huynh cảm thấy khó nhận ra điều này nên chúng ta cũng ít đáp ứng nhu cầu đó của con cái. Chúng ta không nhận ra nhu cầu đặc biệt này của trẻ vì nhiều lý do. Một trong những lý do chính yếu đó là vì chúng ta cho rằng những việc khác mà chúng ta làm cho trẻ là đã đủ đáp ứng nhu cầu của chúng. Chẳng hạn như chúng ta mua cho con những thức ăn chúng thích (như kem, kẹo), những món quà và thực hiện các yêu cầu thất thường của con cái như một cách để thay thế sự quan tâm chú ý của mình đối với con trẻ. Những cách thể hiện nói trên cũng rất tốt nhưng sẽ thật sai lầm nếu chúng ta sử dụng nó để thay thế cho sự quan tâm chú ý đến con mình theo đúng nghĩa. Tôi thấy rằng phụ huynh thường bị cám dỗ làm theo phương cách sai lầm nói trên vì rõ ràng đem đến cho trẻ đồ ăn ngon và quà tặng thì dễ dàng và cũng đỡ mất thời gian hơn rất nhiều so với việc dành thời gian để quan tâm đến trẻ. Nhưng tôi luôn luôn nhận thấy rằng với những thứ đồ ăn và quà cáp này, các con tôi không tỏ ra ngoan ngoãn nhất, không cảm nhận điều tốt nhất và cũng không cư xử theo cách tốt nhất, trừ khi tôi thật sự dành cho chúng sự quan tâm chú ý.
 

          Vì sao chúng ta lại thấy khó để quan tâm chú ý đến con trẻ? Đó là vì việc này tốn thời gian. Những bài nghiên cứu và sách vở đều nói rằng thời gian là tài sản quý giá nhất của chúng ta. Hãy suy nghĩ theo cách này: dù bạn có dành ra cả 24 giờ trong một ngày và bảy ngày trong một tuần, bạn cũng không thể nào hoàn thành được hết tất cả những bổn phận của mình. Câu nói này hoàn toàn đúng. Bạn không thể nào làm trọn tất cả những bổn phận và nghĩa vụ theo ý muốn của mình. Bạn phải chấp nhận sự thật đó. Nếu không, bạn sẽ dại dột cho rằng bạn cần phải chu toàn mọi thứ và khi ấy, bạn sẽ bị những công việc mang tính khẩn cấp điều khiển mình. Những việc khẩn cấp đó sẽ mặc nhiên chiếm vị trí ưu tiên trong đời sống bạn và điều khiển thời gian của bạn. Lấy ví dụ như cái điện thoại độc tôn; tôi gọi như vậy vì nó thường chiếm vị trí ưu tiên đối với chúng ta so với những thứ khác. Chỉ cần tiếng chuông điện thoại reo lên là bạn phải lập tức trả lời, bất kể đó là giờ nào, nơi nào, hay hoàn cảnh nào, ngay cả khi gia đình bạn đang có những giây phút tuyệt vời bên nhau trong bữa ăn tối. Trong gia đình, những giây phút được ở nhà bên cạnh các con như thế là điều hết sức quan trọng đối vói tôi. Hầu như tất cả chúng ta đều dành cho tiếng chuông điện thoại một thẩm quyền độc tôn để xen vào, cắt ngang và thậm chí phá vỡ bầu không khí ấm cúng của gia đình. Chính lúc đó, những công việc khẩn cấp thường ngày một lần nữa lại thắng những giá trị quan trọng khác trong cuộc đời chúng ta.
 

          Cần nhớ rằng chúng ta không có đủ thời gian để vừa có thể sống dưới sự điều khiển của những việc khẩn cấp lại vừa thực hiện được những điều quan trọng khác với quãng đời ngắn ngủi của mình. Không phải lúc nào chúng ta có bánh thì chúng ta cũng có thể ăn được. Vậy chúng ta phải làm gì với những điều khẩn cấp ấy đây? Tôi e rằng chỉ có một cách duy nhất và cách thức đó không đơn giản hay dễ dàng; đó là, chúng ta phải đưa ra những thứ tự ưu tiên, những mục tiêu và lập kế hoạch về thời gian cho mình để đạt được những điều đó. Chúng ta phải quản lý thời gian của mình để có thể chăm lo đến những điều thật sự quan trọng.
 

          Trong tuần tới, tiến sĩ Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta thiết lập những thứ tự ưu tiên trong đời sống và cách thức quản lý thời gian hầu chúng ta có đủ thời giờ quan tâm, chú ý đến con cái là một công việc vô cùng quan trọng cho tương lai của con trẻ. Xin hẹn gặp lại quý vị. 

 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn