22:27 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 2934

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 8611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23017644

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Học Cách Thỏa Lòng

Thứ hai - 25/04/2016 21:32
Học Cách Thỏa Lòng

Học Cách Thỏa Lòng

Quý độc giả thân mến, Chúng ta thường hay sử dụng cụm từ “ăn như heo” mà chúng ta không biết rằng cụm từ này là một phép nghịch hợp. Khác với con người ít khi biết được đâu là lúc cơn đói đã được thỏa mãn, bản năng của con heo sẽ mách bảo chúng khi nào biết ngừng ăn.


 

              Quý độc giả thân mến,

              Chúng ta thường hay sử dụng cụm từ “ăn như heo” mà chúng ta không biết rằng cụm từ này là một phép nghịch hợp. Khác với con người ít khi biết được đâu là lúc cơn đói đã được thỏa mãn, bản năng của con heo sẽ mách bảo chúng khi nào biết ngừng ăn. Không biết cách thỏa lòng là một trong những hòn đá vấp chân lớn nhất cho hạnh phúc của bản thân. Với những lời khẳng định đầy phô trương như “bảo đảm bạn sẽ hài lòng hoặc nếu không, bạn sẽ nhận lại được tiền”, những người làm công việc tiếp thị khiến mọi người tin rằng lời hứa này được vận dụng cho mọi khía cạnh, hay mọi điều trong cuộc sống, từ lò nướng bánh cho đến hôn nhân. Những “thỏa thuận tiền hôn nhân”, tức là những hợp đồng được luật sư đại diện của hai bên cô dâu, chú rể tương lai soạn thảo, thỏa thuận và ký kết về mọi điều liên quan đến tiền bạc, bất động sản, trương mục ngân hàng, điều kiện chung sống v.v... đang là một vấn đề bùng nổ dựa trên cùng một tinh thần “bảo đảm bạn sẽ hài lòng hoặc nếu không, bạn sẽ nhận lại được tiền”.

              Ngày càng nhiều người Hoa Kỳ khăng khăng cho rằng: “nếu cuộc hôn nhân không làm cho tôi và giữ tôi được hạnh phúc, tôi sẽ kết thúc mối quan hệ đó và đem theo mọi tài sản của tôi.” Tuy nhiên, phương cách dẫn đến hạnh phúc này lại rất đối nghịch với điều đem lại sự thỏa lòng.

              Kính thưa quý độc giả,

              Cuộc nghiên cứu tiên phong của Allen Parducci, một nhà tâm lý học về hành vi của con người, hiện đang làm việc tại trường đại học California tại Los Angeles, cho thấy việc học cách thỏa lòng là một thói quen mà những người hạnh phúc áp dụng. Quan điểm này đặc biệt thú vị vì theo Parducci, những người hạnh phúc đặc trưng cũng trải nghiệm cùng những sự việc ở cùng mức độ như những người bất hạnh khác.

              Nói một cách khác, những người hạnh phúc và bất hạnh có cùng thất bại về gia đình, những tình thế tiến thoái lưỡng nan đau lòng và những ngã rẽ khó hiểu của các sự kiện trong cuộc sống. Điểm khác biệt nằm ở việc định nghĩa, tầm nhìn và diễn giải những kinh nghiệm này một cách tiêu cực và tích cực.

              Chúng ta có thể dùng khái niệm về ngưỡng để giải thích sự khác biệt này. Ngưỡng là mức độ hay giá trị vượt hơn điều đúng đắn và chấp nhận được. Chẳng hạn như, nhiều sinh viên đề ra tiêu chuẩn đạt được điểm B là điểm thấp nhất cho ngưỡng hạnh phúc của họ. Mặc dù hướng đến điểm A, nhưng họ vẫn vận dụng một quan điểm đúng đắn, ấy là điểm B vẫn là mức điểm thỏa lòng dựa vào mức độ khó dễ của khóa học và thời gian học giới hạn của họ. Tương tự, những người hạnh phúc đã nhận ra rằng có nhiều điều chấp nhận được hơn là không chấp nhận được. Những người hạnh phúc qui hạnh phúc của mình cho việc họ đã học được thói quen sử dụng một ngưỡng thấp để quyết định một kinh nghiệm tích cực. Họ không cần hay trông đợi mọi việc phải hoàn hảo rồi mới có hạnh phúc mà vẫn thấy hài lòng với một ngưỡng thấp hơn. Trái lại, những người không hạnh phúc có một ngưỡng cao, là điều không phải lúc nào cũng có thể đạt được trong mọi kinh nghiệm. Những người này luôn giữ những mong đợi cao vì kết luận rằng đây là tiêu chuẩn của hạnh phúc. Bất kỳ điều gì dưới mức chuẩn này, dù đó là những điều tích cực cũng khiến họ không thấy hạnh phúc. Quan điểm này khiến những người không hạnh phúc ở mãi trong tình trạng bất hạnh, mặc cho những điều tích cực và tuyệt vời đang xảy ra trong cuộc sống của họ. Do ngưỡng cao phi thực tế, là nơi mà những người bất hạnh nghĩ là chuẩn của hạnh phúc, nên dù đang có bốn điều thuận lợi trong cuộc sống, những điều này vẫn sẽ không đem lại hạnh phúc cho họ khi chuẩn hạnh phúc mà họ đã đặt ra phải ở mức số năm.

              Kính thưa quý độc giả,

              Ngày nọ tại sở thú, một đám đông đang ngắm nghía một chú công xòe đuôi và phô diễn bộ lông sáng chói. Chú công thật sự khiến mọi người kinh ngạc và trầm trồ khi chú đi đi lại lại một cách oai vệ. Đột nhiên, có một chú vịt xấu xí với bộ lông nâu lạch bạch đi giữa chú chim công và đám đông. Chú công tức giận và đuổi chú vịt chạy về lại chiếc ao gần đó. Trong cơn giận dữ, chiếc đuôi của chú công khép lại và chú trông thật xấu xí. Nhưng chú vịt bắt đầu bơi lội, duyên dáng lặn xuống ao và trông thật dễ thương. Những người vừa khen ngợi vẻ đẹp của chú công, giờ đây lại chuyển sự chú ý sang chú vịt.

              Ngưỡng hạnh phúc của chú công ấy là được trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Do chú vịt xấu xí, tầm thường bắt đầu khiến đám đông chuyển sự chú ý từ chú công sang chú vịt, nên chú công không còn thấy thỏa lòng nữa. Những người không hạnh phúc cũng giống như vậy. Để tránh được cái bẫy vô thức đặt ra một ngưỡng hạnh phúc phi thực tế, bạn cần hiểu và nắm được tiêu chuẩn mà những người hạnh phúc đã sử dụng để đưa ra ngưỡng hạnh phúc của bản thân. Một khi bạn đã nhận ra những nhân tố này, với thời gian, việc biến chúng thành một phần trong sinh hoạt mỗi ngày sẽ trở thành một thói quen với bạn.

              Đưa ra một ngưỡng [hạnh phúc] chấp nhận được

              Vấn đề về ngưỡng không đề cập đến câu hỏi "Làm thế nào tôi có thể quyết định mức thỏa lòng tối thiểu?" Vua Sa-lô-môn trăn trở với câu hỏi về hạnh phúc và sách Truyền đạo gìn giữ một số khám phá đã được kiểm chứng qua thời gian của ông. Ba câu hỏi mà Sa-lô-môn đưa ra như một ngưỡng hạnh phúc thích hợp là: (1) hạnh phúc là một chọn lựa; (2) hạnh phúc là khả năng tìm ra sự vui thỏa trong cuộc sống và (3) hạnh phúc là kết quả tấm lòng của bạn.

              Hạnh Phúc Là Một Chọn Lựa

              Khi đạt đến ngưỡng đem lại sự thỏa lòng, bạn phải chọn lựa một quyết định về cách bạn sống với kết quả đó. Bạn có sẽ thỏa lòng không? Hay bạn sẽ thất vọng và bực tức về kết quả? Hạnh phúc sẽ đến khi bạn đặt ra một ngưỡng thỏa lòng cho phép bạn nhận biết tính tích cực của một kinh nghiệm. Những người bất hạnh thường do dự đưa ra một giới hạn như vậy vì trong tâm trí mình, họ cho rằng hạnh phúc chỉ đến khi kinh nghiệm đó hoàn hảo. Tuy nhiên, những người hạnh phúc lại không gặp khó khăn nào để có được một kết luận tích cực từ cùng một kinh nghiệm.

              Sa-lô-môn viết: “Vậy ta nhìn biết chẳng có điều gì tốt đẹp cho loài người hơn là vui vẻ, và làm lành trọn đời mình. Lại, ai nấy phải ăn, uống, và hưởng lấy phước của công lao mình, ấy cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời” (Truyền đạo 3:12-13). Sa-lô-môn tự do nhìn nhận rằng mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng thay vì biến hạnh phúc thành một thứ khó nắm giữ và ngoài tầm với, nhà hiền triết viết nhiều tác phẩm này đã đưa ra một gợi ý cho chúng ta biết nắm giữ hạnh phúc, ấy là chúng ta phải tìm thấy sự thỏa lòng trong mọi công việc, hay kinh nghiệm của mình. Đây cũng chính là điểm mà Parducci đã khám phá ra trong cuộc nghiên cứu của mình: hạnh phúc phần lớn được những đánh giá và kết luận của bạn về một kinh nghiệm nào đó quyết định. Ngưỡng hạnh phúc được thiết lập khi bạn tìm ra một mức chấp nhận được về sự thỏa lòng cá nhân. Không ai, ngoài bản thân bạn, có thể xác định được đâu là ngưỡng chấp nhận được dành cho bạn. Bạn có thể được đào tạo nhưng nếu bạn không sẵn lòng mở rộng quan điểm của bản thân về những điều xác định tính tích cực của một kinh nghiệm, mọi sự dạy dỗ, huấn luyện trên thế gian này sẽ chỉ đem lại sự thất vọng cho bạn và người huấn luyện bạn mà thôi.

              Định nghĩa của Sa-lô-môn về hạnh phúc, đó là khi một người tìm thấy được sự thỏa lòng trong những lao nhọc của mình. Nói một cách khác, chúng ta không cần phải tìm kiếm sự thỏa lòng trong tương lai, hay phải chờ cho đến lúc đúng lúc, đúng thời điểm hơn. Ngay lúc này, chúng ta có thể tìm gặp được sự thỏa lòng, ngay giữa những điều đang xảy ra trong cuộc sống bạn. Khi áp dụng quan điểm mới được khám phá này, bạn đang lựa chọn sống hạnh phúc ngay trong những hoàn cảnh của hiện tại.

              Quý độc giả thân mến,

              Chúng tôi xin tạm chia tay với quý thính giả nơi đây, và xin hẹn gặp lại quý thính giả vào tuần sau. Nguyện tình yêu của Thiên Chúa Từ Ái luôn ở cùng quý vị và gia đình. Kính chúc quý vị một cuối tuần an vui.

Tiến sĩ David D. Ireland
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn