13:55 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 47


Hôm nayHôm nay : 11494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 35994

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23045027

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Kỷ Luật và Hình Phạt

Thứ hai - 02/09/2019 21:18
Kỷ Luật và Hình Phạt

Kỷ Luật và Hình Phạt

Trong những tuần qua, tiến sĩ Ross Campbell giúp chúng ta phân biệt rõ ràng giữa kỷ luật và hình phạt trong vấn đề nuôi dạy con cái. Kỷ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Kỷ luật bao gồm tất cả những vấn đề như: hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua những kinh nghiệm vui tươi. Chúng ta cũng được hướng dẫn rằng kỷ luật phải đi đôi với sự bày tỏ tình thương.


Kỷ Luật và Hình Phạt

 

      Kính thưa quý thính giả,
 

      Trong những tuần qua, tiến sĩ Ross Campbell giúp chúng ta phân biệt rõ ràng giữa kỷ luật và hình phạt trong vấn đề nuôi dạy con cái. Kỷ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Kỷ luật bao gồm tất cả những vấn đề như: hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua những kinh nghiệm vui tươi. Chúng ta cũng được hướng dẫn rằng kỷ luật phải đi đôi với sự bày tỏ tình thương.
 

      Tiến sĩ Ross Campbell cũng nhắc nhở chúng ta trước khi tiến hành kỷ luật, hãy dành thời giờ để lắng nghe con trẻ và hãy học cách kiềm chế những cơn giận, để không gây ảnh hưởng xấu trong khi kỷ luật con.
 

      Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell đi sâu vào sự khác biệt giữa kỷ luật và hình phạt. Về vấn đề này, ông bắt đầu như sau:
 

      Tôi hy vọng rằng bạn đã dần dần hiểu được mình cần phải làm nhiều điều trước khi mong muốn con cái mình có phản ứng tốt với việc kỷ luật. Bất kỳ ai đều có thể dùng roi vọt như một cách đầu tiên để giáo dục trẻ. Điều đó không cần đến sự nhạy cảm, phán đoán, hiểu biết hay khả năng. Nếu chỉ dùng roi vọt là biện pháp kỷ luật chủ yếu thì chúng ta đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, đó là cho rằng kỷ luật đồng nghĩa với hình phạt. Thế nhưng, kỷ luật chính là dạy cho trẻ con đường chúng phải đi; còn hình phạt chỉ là một phần rất nhỏ trong đó và càng ít sử dụng hình phạt, càng tốt. Xin bạn hãy ghi nhớ câu này: Trẻ em càng nhận ít hình phạt, chúng càng có kỷ luật tốt. Đứa trẻ đáp ứng như thế nào trước sự kỷ luật của cha mẹ tùy thuộc vào mức độ yêu thương và chấp nhận mà bố mẹ dành cho trẻ. Vì thế, trách nhiệm lớn nhất của chúng ta là giúp trẻ thấy mình được yêu thương và chấp nhận.
 

      Cha mẹ thường rơi vào “Cái Bẫy Hình Phạt” vì nhiều nguyên do. Nhưng không rõ vì sao họ lại lầm tưởng rằng trách nhiệm lớn nhất của bậc cha mẹ kỷ luật (dạy dỗ) con cái có nghĩa là đánh đòn (hình phạt) chúng.
 

      Có rất nhiều quyển sách, bài báo, hội thảo chuyên đề, bài nghiên cứu, chương trình phát thanh, bài giảng, và tài liệu ủng hộ cho việc dùng roi vọt để kỷ luật trẻ mà lại không đề cập gì tới những nhu cầu của chúng, nhất là tình thương. Rất ít người bênh vực cho trẻ em và quyền lợi của chúng. Trong khi đó, có quá nhiều người ngày nay cho rằng trẻ cần phải bị phạt nặng rồi gọi đó là kỷ luật và đưa ra hình phạt tàn nhẫn nhất. Khó xử nhất là khi những kẻ đưa ra phương cách đó lại cho rằng những điều mình suy nghĩ là hiệp với Lời Kinh Thánh. Họ hay trưng dẫn 3 câu Kinh Thánh trong sách Châm Ngôn (13:24, 23:13, 29:15) để biện hộ cho việc đánh đập con cái, nhưng lại bỏ qua hằng ngàn câu Kinh Thánh khác nói về tình yêu thương, sự cảm thông, nhạy bén, thấu hiểu, tha thứ, dưỡng dục, dạy bảo, ân cần, thương xót và ban cho. Họ làm như thể trẻ em có rất ít hoặc không có quyền được nhận tình thương vậy.
 

      Những người ủng hộ việc đòn roi để kỷ luật trẻ em dường như quên rằng cây gậy của người chăn bầy mà Kinh Thánh nhắc đến chỉ dành để hướng dẫn bầy chiên chứ không phải để đánh chúng. Những người chăn chiên chỉ dùng cây gậy để điều khiển bầy chiên, đặc biệt là những chú chiên con. Họ đơn giản chỉ dùng cây gậy đó để ngăn cho chúng khỏi đi sai hướng và nhẹ nhàng lùa chúng đi về đúng hướng. Nếu cây gậy đó là một công cụ chủ yếu được sử dụng để đánh đập thì có lẽ tôi sẽ cảm thấy khó hiểu mỗi khi đọc đến Thi Thiên 23 “Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi” (c.4)
 

      Tôi chưa thấy một người nào ủng hộ cho việc sử dụng roi vọt để kỷ luật trẻ lại chịu nhìn nhận rằng hình phạt ấy rất nguy hại. Cũng có rất nhiều bậc phụ huynh đã tránh xa những nhóm người hay những loại sách vở ủng hộ cho việc dùng roi vọt là cách chủ yếu hay thậm chí là cách duy nhất để dạy dỗ trẻ.
 

      Quý thính giả thân mến,
 

      Tôi đã từng chứng kiến nhiều hậu quả bắt nguồn từ tư tưởng nói trên: những trẻ khi còn nhỏ, luôn thụ động, phục tùng, rất ít nói, khép kín, và dễ bảo thường không có được một mối quan hệ vững chắc, lành mạnh và yêu thương với cha mẹ mình khi bước vào tuổi thiếu niên. Chúng dần dần trở thành những đứa trẻ bướng bỉnh, cay cú, khó bảo, tự cho mình là trung tâm, không biết chia xẻ, không biết yêu thương, vô cảm, không biết tha thứ, không biết cảm thông, hay chống đối với những người có thẩm quyền trên mình và rất xấu tính.
 

      Tôi nghĩ rằng lời Kinh Thánh sẽ giúp ích cho chúng ta ở điểm này. Sứ đồ Phao-lô khuyên: “Hỡi những người làm cha, đừng chọc tức con cái mình nhưng hãy dưỡng dục chúng theo kỷ luật và giáo huấn của Chúa.” (Ê-phê-sô 6:4, BDM) Điều gì đã xảy ra cho những đứa trẻ mà tôi vừa mô tả ở trên? Vâng, chúng đã bị chọc giận bởi một thứ kỷ luật máy móc và nặng nề (chủ yếu là để hình phạt) mà không có nền tảng là một tình yêu vô điều kiện. Tôi thích lời diễn giải của thư Ê-phê-sô trong bản Kinh thánh The Living Bible như sau: “Đây là lời dành cho các bạn, hỡi những bậc làm cha mẹ. Đừng tiếp tục la rầy và cằn nhằn con cái mình để rồi khiến chúng trở nên giận dữ và cay đắng. Ngược lại, hãy nuôi dưỡng con bạn theo một nguyên tắc yêu thương cùng với những lời dạy dỗ và khuyên nhủ trong niềm tin mà chính Chúa đã dạy.”


      Bạn có nhận ra vẻ giả tạo ở những đứa trẻ thường xuyên bị kỷ luật bằng hình phạt không? Vâng, chúng rất dễ bảo. Đây chính là một lý do khác thường khiến các bậc cha mẹ rơi vào cái bẫy hình phạt. Hành vi của trẻ thường rất dễ bị đòn roi chi phối (đó là, nếu bạn cho rằng vẻ khúm núm, dễ sai khiến, khép nép, thiếu tự tin và sợ sệt ở trẻ nhỏ là những đặc tính tốt).
 

      Có lẽ, bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng tôi đã từng thấy nhiều trẻ nhỏ được nuôi dưỡng chủ yếu chỉ bằng hình phạt, nhất là roi vọt mà bản thân chúng không có quyền phản kháng hay né tránh. Những đứa trẻ tội nghiệp này tuy bị đánh đòn rất đau, nhưng dường như những trận đòn đó lại chẳng có tác dụng gì với chúng, thậm chí chúng còn không khóc nữa. Dĩ nhiên, trước khi đưa chúng đến gặp tôi, cha mẹ của những đứa trẻ ấy đã thử làm theo mọi lời khuyên từ việc phạt thật nặng (chẳng hạn như nhéo vào bắp thịt của con) đến việc dụ nó bằng kẹo hoặc đưa nó vào những trường mẫu giáo để rèn luyện nề nếp. Tuy nhiên, tất cả những trường hợp vừa nêu trên đều có chung một nan đề đó là giữa cha mẹ và con cái thiếu đi một mối quan hệ yêu thương. Những đứa trẻ nói trên không cảm thấy mình thật sự được cha mẹ yêu thương và chấp nhận. Ngay từ khi còn rất nhỏ, nếu trẻ không nhận được một tình yêu vô điều kiện, sự bướng bỉnh và cay đắng trong chúng sẽ có lúc bộc phát đến một mức độ mà ngay cả việc đánh đập cũng không giải quyết được gì.
 

      Chúng ta sẽ tiếp tục đề tài kỷ luật con cái trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: kỷ luật

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn