06:36 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 25


Hôm nayHôm nay : 3965

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270005

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999412

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Lo Lắng Là Một Nỗ Lực Để Vươn Tới Tương Lai

Thứ hai - 01/01/2018 21:03
Lo Lắng Là Một Nỗ Lực Để Vươn Tới Tương Lai

Lo Lắng Là Một Nỗ Lực Để Vươn Tới Tương Lai

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đã bắt đầu chương thứ tám trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với Chương Đề: Sự Tự Nhủ - Nỗi Lo Lắng và Mối Lo Âu. Đôi khi những nỗi lo lắng và lo âu của chúng ta dẫn đến việc phát triển hành vi cư xử có xu hướng ép buộc và nỗi ám ảnh sợ hãi, kết quả là chúng ta bị trói buộc bởi chính mình, bị chính bản thân làm mình tê liệt trong hiện tại.



                 Kính thưa quý độc giả,

                Chúng ta đã bắt đầu chương thứ tám trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với Chương Đề: Sự Tự Nhủ - Nỗi Lo Lắng và Mối Lo Âu. Đôi khi những nỗi lo lắng và lo âu của chúng ta dẫn đến việc phát triển hành vi cư xử có xu hướng ép buộc và nỗi ám ảnh sợ hãi, kết quả là chúng ta bị trói buộc bởi chính mình, bị chính bản thân làm mình tê liệt trong hiện tại. Những chứng rối loạn về hành vi cư xử như chứng sạch sẽ quá mức, chứng sợ không gian khép kín, chứng sợ độ cao, chứng sợ không gian rộng, vân vân, thường phát triển từ sự lo lắng và lo âu quá mức.

                 Khi quá lo lắng về những việc sẽ xảy ra trong tương lai và biến chúng thành điều lo lắng duy nhất trong suy nghĩ của mình, chúng ta cũng đang hết lòng khẳng định điều mình tin tưởng. Khi luôn lo lắng về công ăn việc làm, thì chúng ta đang nói rằng một trong những điều chính yếu chúng ta tin cậy cho tương lai của mình, chính là công việc. Hoặc nếu quá lo lắng về tiền bạc, chúng ta đang đặt đức tin cho tương lai mình nơi tiền bạc. Nhưng hãy thử suy nghĩ mà xem, bạn phải có một việc làm tốt đến mức nào? Bạn phải có bao nhiêu tiền trong ngân hàng để được an ninh? Bạn đang đặt lòng tin cậy của mình nơi một điều gì đó vốn có giá trị tương đối! Bạn không bao giờ có thể có đủ tiền cả. Bạn không bao giờ có thể biết chắc liệu đây có phải là việc làm tốt nhất mà bạn có thể có chăng. Vẫn luôn có khả năng là bạn đã có thể tìm được một việc làm tốt hơn. Sức khỏe bạn phải tốt đến mức nào để bạn không cần lo lắng về nó? Bạn không bao giờ biết rõ là bạn có khỏe mạnh đủ chăng. Tất cả những điều đó đều là những đối tượng tin cậy dễ vuột mất, vì chúng không bao giờ hoàn toàn vững chắc.

                 Bí quyết để phá vỡ chu kỳ lo lắng và lo âu là tìm ra một điều gì đó vững chắc để tin cậy. Đối với tôi, điều duy nhất đáng tin cậy cho tương lai là chính Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu vạch ra sự chọn lựa rõ rệt chúng ta phải thực hiện khi cần phải giải quyết những khuôn mẫu của sự lo lắng và lo âu trong Ma-thi-ơ 6:24-27. Chúa Jesus đã đặt những câu hỏi cho mỗi chúng ta, rằng:

                 Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: Chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không?

                 Câu trả lời hiển nhiên là không ai có thể. Quả thật, lo lắng hay lo âu khiến chúng ta tê liệt, buồn phiền và sinh ra nhiều bệnh tật khác. Chúng ta thật sự đang bớt đi thời gian của đời mình với sự lo lắng và lo âu. Chúng ta đang làm cho đời sống rút ngắn đi hơn là kéo dài thêm. Việc hoàn toàn bị chìm ngập trong những nỗi lo lắng thái quá có đem lại lợi ích gì cho bạn không?

                 Quý độc giả thân mến,

                 Tôi đã từng lo lắng về tiền bạc. Tôi cố gắng không đưa tiền bạc lên thành một điều tuyệt đối, nhưng hãy để ý những gì đã xảy ra. Khẩu hiệu của tôi là “Đức Chúa Trời luôn chậm một ngày và thiếu hụt một đô-la” đối với tôi. Đó là sự Tự-Nhủ của tôi. Khi tôi cần tiền, tôi sẽ thật sự cố gắng tin cậy Đức Chúa Trời cho nhu cầu của mình. Nhưng bởi vì tôi đã nâng tiền bạc lên một mức độ như thế qua sự lo lắng, tôi đã để Đức Chúa Trời trong một chiếc hộp. Nếu Ngài đến khi tôi cầu xin, thì tôi có thể tin cậy Ngài. Nhưng khi Ngài chậm trễ một ngày hay thiếu hụt một đô-la, tôi không thể tin cậy Ngài được. Ngài làm cho tôi thất vọng! Vì thế tôi bị giằng co giữa nhu cầu tiền bạc của tôi và lòng yêu mến của tôi đối với Đức Chúa Trời. Trong từng trải ấy, tôi đã chứng minh quan điểm của Chúa Giê-xu rằng tôi đang cố gắng phục vụ hai người chủ. Điều đó không thể thực hiện được.

                 Nhưng cuối cùng tôi vượt qua nỗi lo lắng ấy bằng cách thay đổi sự Tự-Nhủ của mình để nói rằng nếu Đức Chúa Trời là đối tượng tôi tin cậy, thì nếu có vẻ như đối với tôi Ngài chậm trễ một ngày và thiếu hụt một đô-la, tôi sẽ không nổi giận với Ngài. Tôi vẫn có thể tin cậy Ngài sẽ giải quyết mọi khó khăn trong việc nhận chi phiếu ấy trễ một ngày qua đường bưu điện. Tôi không cần phải bị rơi vào chiếc bẫy lo lắng, bởi vì chiến trường vẫn nằm trong tâm trí tôi—nghĩa là trong sự Tự-Nhủ của tôi.

                 Điều duy nhất đáng tin cậy về vấn đề tương lai là Đức Chúa Trời. Phao-lô viết trong Ti-mô-thê thứ 2 chương 2:13 rằng “nếu chúng ta không thành tín, Ngài vẫn thành tín—vì Ngài không thể tự chối mình được.” Ngay cho dù chúng ta có lo lắng, Đức Chúa Trời vẫn thành tín với chúng ta. Ngay cho dù chúng ta cố gắng xoay lưng lại với Ngài, Ngài vẫn thành tín với chúng ta. Vì sao vậy? Bởi vì Ngài không thể từ chối bản tánh của Ngài.

                 Lo lắng là một nỗ lực để vươn tới tương lai và kiểm soát nó. Chúng ta lo lắng về việc có đủ tiền, cho rằng nếu chúng ta lo lắng đủ, chúng ta sẽ có đủ tiền. Chúng ta lo lắng về con cái, cho rằng lo lắng tức là chăm lo, và nếu chúng ta lo lắng đủ, chúng ta sẽ có thể vươn tới tương lai và bảo vệ được chúng. Chúng ta thật sự đang cố gắng đóng vai Đức Chúa Trời. Nhưng duy Đức Chúa Trời là Đấng đáng tin cậy. Và chỉ lòng tin cậy của chúng ta mới có khả năng hủy phá những khuôn mẫu lo lắng và lo âu mà thôi.

                 Một trong những người lo lắng nhất trong lịch sử là Áp-ra-ham. (Nói cách dí dỏm thì nếu bạn là một người hay lo lắng, ít ra bạn cũng là bạn bè tốt của ông.) Vào cuối đời mình, ông được biết đến như một người có đức tin lớn. Thực ra, ông được gọi là cha đẻ của đức tin chúng ta. Chúng ta hãy xem xét cách thức ông đã phá vỡ khuôn mẫu của sự lo lắng và học biết phải tin cậy ra sao.

                 Chẳng bao lâu sau khi chúng ta được làm quen với Áp-ra-ham, ông đi đến một đất nước mới. Và ông lo lắng về điều sẽ xảy ra với vợ mình là Sa-ra. Vào lúc ấy thì dù bà khoảng bảy mươi tuổi nhưng chắc hẳn bà là một phụ nữ rất xinh đẹp, vì Áp-ra-ham lo lắng và nói, “Gặp khi nào dân Ê-díp-tô thấy ngươi, họ sẽ nói rằng: Ấy là vợ hắn đó; họ sẽ giết ta, nhưng để cho ngươi sống”(Sáng thế ký 12:12). Áp-ra-ham hoàn toàn bị cuốn vào sự Tự-Nhủ “Điều gì sẽ xảy ra nếu như…”. Ông lo lắng rằng người Ê-díp-tô có thể giết mình. Dĩ nhiên rất có thể việc ấy sẽ vô cùng đau buồn, nhưng lòng tin cậy của ông đâu rồi? Rõ ràng là ông đang tin cậy nơi bản thân mình, vì ông nghĩ ra một kế hoạch để tránh né vấn đề này. Ông đã có thể tin cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng đã hứa trước đó rằng ông sẽ trở nên một dân tộc lớn, nhưng thay vào đó ông chọn tin cậy nơi khả năng của chính mình.

                 Ông và Sa-ra nghĩ ra một kế hoạch, theo đó họ sẽ nói rằng bà là em gái của ông, nghĩ rằng làm theo cách này cả hai có thể bảo toàn mạng sống—họ lý luận như thế đấy. Nhưng vua Pha-ra-ôn bị thu hút bởi người nữ xinh đẹp này đến độ ông bắt đầu tán tỉnh bà bằng cách ban cho Áp-ra-ham đủ loại tặng phẩm. Rồi sau đó, người nhà của vua Pha-ra-ôn bị bệnh tật hành hạ, và Pha-ra-ôn hiểu điều này như một lời cảnh cáo. Người cho gọi Áp-ra-ham đến và nói, “Ngươi đã làm chi cho ta vậy? Sao không tâu với ta rằng nàng là vợ ngươi?” (câu 18). Và cả hai người được truyền lệnh phải rời khỏi nơi ấy.

                 Áp-ra-ham là một người lo lắng đến mức ít lâu sau đó ông lại nói với vua xứ Ghê-ra câu chuyện tương tự (Sáng thế ký 20). Lần này vị vua được cảnh báo trong một giấc mơ, và một lần nữa Áp-ra-ham tạo ra nhiều nan đề không cần thiết bởi vì ông là một người lo lắng quá nhiều. Dường như ông thấy mình không thể tin cậy nơi sự ngay thẳng và quyền năng của Đức Chúa Trời trong những tình huống khó khăn này, khi mạng sống ông bị đe dọa. Trong các lãnh vực khác thì đức tin và sự phó thác của ông luôn vững vàng.

                 Cuối cùng Đức Chúa Trời đối chất với Áp-ra-ham về những sự lo lắng của ông. Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời truyền phán hãy bắt con trai một của ông, là Y-sác, và dâng nó làm một của lễ thiêu. Rõ ràng, ông đã học biết tin cậy Đức Chúa Trời nhiều hơn, vì ông vâng theo yêu cầu kỳ lạ này của Đức Chúa Trời. Vì một lý do nào đó, Đức Chúa Trời truyền cho ông dâng Y-sác làm của lễ thiêu trong xứ Mô-ri-a, trên một hòn núi tại đó. Đó là một cuộc hành trình cách xa ba ngày đường. Bạn có thể hình dung nỗi lo lắng và mối lo âu mà Áp-ra-ham trải nghiệm trong chuyến đi đó chăng? Ông có loại Tự-Nhủ nào trong suốt ba ngày này?

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục nghe câu chuyện về cách Áp-ra-ham chuyển đổi suy nghĩ và sự tự nhủ của mình qua việc vâng lời Chúa. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn