04:19 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 3500

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269540

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22998947

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Kết Thúc Chương 8: Sự Tự Nhủ - Nỗi Lo Lắng và Mối Lo Âu

Thứ ba - 23/01/2018 20:52
Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc chương thứ tám trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop dưới Chương Đề: Sự Tự Nhủ - Nỗi Lo Lắng và Mối Lo Âu. Chúng ta thường lo lắng về sức khỏe, về công ăn việc làm, về tiền bạc.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc chương thứ tám trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop dưới Chương Đề: Sự Tự Nhủ - Nỗi Lo Lắng và Mối Lo Âu. Chúng ta thường lo lắng về sức khỏe, về công ăn việc làm, về tiền bạc. Thực tế chứng minh rằng chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng mình luôn có sức khỏe tốt, công ăn việc làm của mình luôn vững chắc. Hơn thế nữa, cho dù một người có đủ tiền bạc đi chăng nữa, thì tiền bạc cũng không có khả năng đem đến sự an ninh trong cuộc sống của người ấy. Lo lắng hay lo âu khiến chúng ta tê liệt, buồn phiền và sinh ra nhiều bệnh tật, làm cho đời sống chúng ta rút ngắn đi.

                 Chúng tôi cũng đã chia sẻ với quý thính giả bí quyết để phá vỡ chu kỳ lo lắng và lo âu, là tìm ra một điều gì đó vững chắc để tin cậy. Riêng đối với tôi, điều duy nhất đáng tin cậy cho tương lai tôi là chính Đức Chúa Trời, bởi vì Ngài là Đấng Thành Tín, không bao giờ thay đổi những gì Ngài đã hứa. Cụ thể hơn, có bốn bước thực tế mà quý thính giả có thể tiến hành để phá vỡ chu kỳ của sự lo lắng và lo âu. Thứ nhất là Quyết định thay đổi, Thứ hai là Canh giữ môi miệng bạn, Thứ ba là Hãy công bố đức tin và sự phó thác của bạn thay vì nghi ngờ và lo lắng, Thứ tư là Hãy sống “như thể” sự khẳng định của đức tin và sự phó thác là đúng.

                 Quyết định thay đổi là một sự chọn lựa có ý thức để thay đổi thái độ, hành vi cư xử và sự Tự-Nhủ của bản thân mình. Thay vì quyết định rằng mình sẽ thôi lo lắng, bạn hãy quyết định thay đổi và tiếp tục thực hiện sự chọn lựa ấy bằng cách giành lấy quyền kiểm soát các ý tưởng trong lòng mình.

                 Bạn cũng cần Canh giữ môi miệng của mình. Chúng ta biết rằng lời lẽ, nghĩa là sự Tự-Nhủ, của chúng ta phản ảnh ý tưởng trong lòng chúng ta. Vậy chúng ta hãy ngừng việc luôn luôn nói về những “chuyện lo lắng.” Căn nguyên của những nỗi lo lắng và lo âu thường phát xuất từ một hệ thống niềm tin chính yếu. Hệ thống niềm tin này hoạt động cách ẩn tàng trong việc nối kết với nỗi lo lắng trong lòng ta. Thí dụ như bạn tin rằng tiền bạc hay của cải vật chất là điều bạn luôn phải theo đuổi vì có nhiều tiền, nhiều của cải vật chất sẽ đem lại cho đời sống bạn sự an ninh tuyệt đối. Vì thế, bạn hăng say trong việc làm ra tiền bạc và luôn luôn lo lắng về điều này. Nhưng bạn lại không biết thế nào là đủ, và bạn để tiền bạc trở thành niềm tin tuyệt đối trong đời mình cho đến khi bạn khám phá ra bạn không có sức khỏe và sự lo lắng quá đáng về tiền bạc không giúp bạn kéo dài đời sống mình, và thế là bạn sụp đổ hoàn toàn. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm ra điều chúng ta đang tuyệt đối hóa là gì, và đặt vấn đề xem nỗi lo lắng của chúng ta xuất phát từ đâu.

                 Bạn cũng cần công bố đức tin và sự phó thác của bạn. Nếu bạn lo lắng về việc có đủ tiền, trước tiên bạn tấn công những đòi hỏi rằng bạn phải có nhiều tiền hơn, và rồi thay thế những đòi hỏi tuyệt đối ấy bằng những lời lẽ và những ý tưởng của đức tin và sự phó thác.

                 Đôi lúc tôi yêu cầu các thân chủ của mình đeo một dải băng cao su khá lỏng trên cổ tay của họ. Sau đó, mỗi lần họ nhận thấy mình đang lo lắng, thì họ phải kéo dải băng cao su ấy vài phân và để cho nó siết nhẹ vào cổ tay họ. Có một phụ nữ trẻ là thân chủ của tôi, đã kiên quyết chấm dứt những khuôn mẫu suy nghĩ cũ vốn kích hoạt sự lo lắng và sợ hãi trong lòng cô, đến độ cô đã kéo dải băng cao su để cho nó siết vào gây ra những vết bầm. Cô trở lại gặp tôi vào tuần sau đó với những vết trầy trên cổ tay, với dải băng cao su đang siết trên cổ tay bên kia của cô. Việc dùng dải băng cao su không làm chảy máu, nhưng vết bầm nhẹ sẽ nhắc nhở được cô rằng cô đang lo lắng và cần thay đổi suy nghĩ của mình theo chiều hướng tích cực.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Khi sử dụng kỹ thuật này, bạn nói trong tâm trí mình rằng “Hãy chấm dứt!” Nếu lúc ấy bạn đang ở một mình, bạn hãy nói lớn tiếng ra. Rồi sau đó, bạn thay thế nỗi lo lắng ấy bằng một ý tưởng tích cực, hoặc một lời hứa từ Kinh Thánh, vốn tương phản với nỗi lo lắng của bạn. Ví dụ như, nếu bạn quá lo lắng về việc có đủ tiền để chi trả các hóa đơn, giây phút bạn bắt đầu lo lắng, hãy kéo mạnh dải băng cao su và nói “Hãy chấm dứt!” và rồi lặp lại câu Kinh Thánh được chép trong thơ Phi-líp 4:19, “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jesus Christ”. Hoặc nếu bạn lo lắng rằng một điều gì đó kinh khiếp xảy đến cho con của mình, thì ngay giây phút bạn bắt đầu lo lắng, hãy kéo mạnh dải băng cao su, nói “Hãy chấm dứt!” và rồi hãy nói trong tâm trí bạn hoặc nói lớn tiếng ra lời hứa của Chúa trong Thi-thiên 112:7, “Người không sợ cái tin hung; lòng người vững bền, tin cậy nơi Đức Giê-hô-va.” Lời hứa của Chúa ban sức mạnh cho sự Tự-Nhủ của bạn.

                 Bước thứ tư bạn có thể làm để phá vỡ chu kỳ của sự lo lắng và lo âu là Hãy sống “như thể” sự khẳng định của đức tin và sự phó thác là đúng. Bạn thấy đấy, bạn có một sự chọn lựa. Bạn có thể sống “như thể,” hoặc bạn có thể sống theo những câu “nếu như … thì sao.” Những câu “nếu như … thì sao” đặt bạn trong thế giới của sự lo lắng và lo âu; những câu “như thể” đặt bạn trong thế giới của đức tin và sự phó thác.

                 Nhưng, một số người có thể nói, đó là sự giả đò, giả vờ. Không, đó là đức tin. Vì đức tin được định nghĩa là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” như có chép trong thơ Hê-bơ-rơ 11:1. Bạn thắc mắc, bằng cớ đâu? Sự phó thác của chúng ta nơi một Đức Chúa Trời đáng tin cậy chính là bằng cớ. Sự lựa chọn duy nhất là tin cậy nơi một điều gì khác vốn cũng không nhìn thấy được, tức là khả năng riêng của chúng ta để kiểm soát tương lai.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Bạn có đồng ý rằng đó là một thứ tự quan trọng không? Bạn hãy bắt đầu với những bước nhỏ trong một chiều hướng tích cực. Hãy lấy một lãnh vực của sự lo lắng hay lo âu và bắt đầu thay thế sự Tự-Nhủ - nếu như-thì sao bằng sự Tự-Nhủ - như thể của sự phó thác và đức tin. Những nỗi lo lắng, lo âu trong lòng bạn sẽ không nhượng bộ dễ dàng. Chúng có thể len lỏi khiến bạn nhanh chóng trở lại những khuôn mẫu suy nghĩ cũ vốn kích hoạt sự lo lắng và sợ hãi. Nhưng những khuôn mẫu cũ ấy không còn kiểm soát đời sống bạn nữa. Bạn biết làm thế nào để không nghĩ đến những nỗi lo sợ về tương lai của mình. Bạn biết làm thế nào để ngưng việc lo lắng và lo âu.

                 Quý độc giả thân mến,

                 Trước khi chấm dứt chương 8, chúng tôi có những câu hỏi để giúp bạn tăng trưởng cá nhân như sau:

  1. Ai thể hiện hầu hết những điều lo lắng trong gia đình bạn? Hãy miêu tả họ lo lắng như thế nào?
  2. Một số trong những câu phát biểu đầy lo lắng của bạn là gì?
  3. Điều gì sẽ thay đổi trong đời sống bạn tuần này nếu những câu ‘nếu như thì sao’ của bạn trở thành những câu ‘như thể’?

                 Nói tóm lại, toàn bộ chương 8 giúp bạn vượt qua sự lo lắng và lo âu. Trong chương này, chúng ta đã nghe định nghĩa về sự lo lắng là “lo âu mà không làm gì cả.” Đó là một định nghĩa hay bởi vì thật ra bạn không thể làm gì về những nỗi lo lắng của mình vì chúng hướng tới tương lai. Sự lo âu không có đối tượng rõ rệt, trong khi sự lo lắng lại có khuynh hướng làm tê liệt chúng ta. Chúng ta cảm thấy bất lực, nản lòng, không thể nào kháng cự lại một biến cố nào đó mình không kiểm soát được trong tương lai. Khi lo lắng, chúng ta đè nén hay bóp nghẹt những cảm xúc của mình, ngăn cản bất cứ sự tuôn tràn nào của tiềm năng sáng tạo trong đời sống. Đôi khi những nỗi lo lắng và lo âu của chúng ta dẫn đến sự phát triển hành vi cư xử có xu hướng ép buộc với nỗi ám ảnh sợ hãi khá vô lý. Sự lo lắng cũng có thể dẫn đến sự lừa dối chính mình. Hầu hết mọi thứ chúng ta lo lắng đều không chắc chắn sẽ xảy ra và chúng ta không có khả năng kiểm soát được chúng.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ bắt đầu chương thứ 9 dưới chương đề “Kiểm Soát Sự Căng Thẳng”. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn