19:15 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 30


Hôm nayHôm nay : 2934

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7144

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23016177

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ (Bài 1)

Thứ sáu - 23/06/2017 20:42
Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ (Bài 1)

Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ (Bài 1)

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến Sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ. Tuần qua chúng ta đã nói đến những công trình nghiên cứu và khám phá thú vị của mối liên hệ giữa cảm xúc giận dữ, oán ghét với các loại bệnh tật.



                Kính thưa quý độc giả,

                Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến Sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ. Tuần qua chúng ta đã nói đến những công trình nghiên cứu và khám phá thú vị của mối liên hệ giữa cảm xúc giận dữ, oán ghét với các loại bệnh tật. Cụ thể là nhóm nghiên cứu do Ts. Friedman dẫn đầu, chứng minh mối liên hệ giữa hành vi cư xử Kiểu A và bệnh về tim mạch. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu do Ts. Carl Simonton hướng dẫn lại chứng minh căn nguyên của ung thư phần lớn có xu hướng xuất phát từ việc kìm nén sự oán ghét và giận dữ trong lòng. Khi điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư, Ts. Simonton kết hợp song song giữa việc điều trị phổ biến trong ngành y với tâm lý trị liệu để xử lý những cơn giận được chôn giấu trong lòng bệnh nhân. Thường thì Ts. Simonton nhìn thấy sự thuyên giảm đáng kinh ngạc của căn bệnh một khi bệnh nhân bắt đầu giải quyết cách hữu hiệu những cơn giận trong lòng mình.

                Chúng ta cũng đã nhắc đến Ts. Silverman, một chuyên gia về các loại bệnh tâm thần, đồng thời là Bác Sĩ Khoa Tâm Thần Học của Đại Học Harvard. Ông đã nhấn mạnh rằng một người không thể nào ngã bệnh mà không có dính líu tới một nhân tố căng thẳng nào đó. Ông nhận ra những cảm xúc được che giấu của sự giận dữ và sợ hãi như là những nhân tố căng thẳng quan trọng nhất trong bệnh tật về mặt thể xác.

                Những cuộc nghiên cứu từng được thực hiện với các cặp sinh đôi giống nhau có cùng khuynh hướng di truyền tương tự đối với một căn bệnh, hoặc với những người hít thở cùng bầu không khí hay nhận vào cơ thể họ cùng các phân tử sinh ung thư hay có cùng chế độ dinh dưỡng - thì một người có thể bị mắc bệnh trong khi người kia lại chẳng sao cả. Người mắc bệnh thường là người bị đặt vào một tình huống căng thẳng về mặt cảm xúc, trong đó cảm giác áp đảo của sự giận dữ và sợ hãi bị phớt lờ đi.

                Với hành vi cư xử Kiểu A, bệnh tim mạch vành có thể dễ dàng xuất hiện vào độ tuổi ba mươi hoặc bốn mươi. Một số người gọi hành vi cư xử Kiểu A là “căn bệnh gấp rút” và cảm thấy rằng để tránh việc xử lý những cảm xúc giận dữ và sợ hãi của mình, chúng ta lao vào những công việc thường nhật của đời sống nhằm trốn tránh việc giải quyết những cảm xúc ấy. Thêm vào đó là những áp lực về thời gian và nếp sống hối hả khiến chúng ta càng bị thêm áp lực. Các nhà nghiên cứu y khoa hiện nay nhận diện chu kỳ này như là một phần của hành vi cư xử Kiểu A và thấy rằng bất cứ kế hoạch điều trị nào cũng phải bao gồm việc xử lý cơn giận và nỗi sợ hãi nếu muốn tiến trình chữa lành được hoàn tất.

                Kính thưa quý độc giả,

                Một nhà nghiên cứu khác, Ts. Robert Good, đã cho thấy rằng các tế bào ung thư phát triển bên trong chúng ta trên nền tảng hàng ngày. Nhưng chúng ta không phát triển căn bệnh ung thư bởi vì các bạch cầu trong cơ thể vẫn bận rộn khi chúng liên tục tấn công và hủy diệt các tế bào ung thư này trước khi chúng có thể hoàn toàn trưởng thành và nắm quyền kiểm soát. Theo Ts. Good, lý do một số người thực sự phát triển bệnh ung thư, chính là sự hiện diện của các nhân tố gây căng thẳng về cảm xúc, đặc biệt là cơn giận không được giải quyết. Các kích thích tố mà cơ thể tiết ra dưới sự căng thẳng kéo dài, bao gồm kích thích tố adrenalin, ức chế khả năng bình thường của cơ thể để chống lại và hủy diệt các tế bào ung thư.

                Ts. Simonton thậm chí đi xa hơn khi ông quả quyết rằng tất cả mọi bệnh tật, từ ung thư đến cảm cúm thông thường hay một cơn đau dạ dày, là kết quả của sự tác động qua lại của cơ thể, tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Theo ông, con đường dẫn đến sức khỏe và tình trạng khỏe mạnh bắt đầu khi chúng ta nhận trách nhiệm về bệnh tật của mình. Để làm điều này, chúng ta phải bắt đầu tìm cách giải quyết những cảm xúc giận dữ và sợ hãi được che giấu. Đó không phải là một khái niệm dễ chịu. Chúng ta có thể có khả năng giúp người khác xử lý cơn giận của họ để ngăn ngừa bệnh tật, nhưng việc xử lý cơn giận của chính mình thì lại là một vấn đề khác. Đó có lẽ là lý do vì sao nó vẫn được giấu kín thật lâu.

                Như vậy, rõ ràng là việc kiềm chế sự tức giận bằng cách chôn giấu nó trong các góc tối của ký ức bản thân lại không phải là phương cách lành mạnh để xử lý cảm xúc ấy. Thế nhưng chúng ta lại cứ tiếp tục tránh né cơn giận của mình, ngay cho dù chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng hành vi cư xử ấy chẳng ích lợi gì. Nhưng sự chọn lựa của chúng ta là gì? Liệu việc biểu lộ sự tức giận của mình, hay để cho nó tự do phát tác, có đem lại những kết quả tốt đẹp hơn chăng? Nếu việc chôn giấu sự tức giận không hiệu quả, thì chúng ta hãy để cho nó lộ ra và xem thử điều đó có kết quả thế nào.

                Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ

                Kính thưa quý độc giả,

                Freud khích lệ chúng ta trong chiều hướng này. Theo Freud, thì phần ý thức của con người thường nhận thức chưa đến một nửa những hành động của họ và lý do tại sao họ lại làm thế này hay thế nọ. Ông cho rằng phần vô thức của con người mới thật sự kiểm soát họ, và cái phần sâu thẳm, đen tối ấy của con người là một vạc dầu sôi của những thôi thúc tiêu cực mang tính hủy diệt, luôn chiến đấu chống lại bất cứ điều thiện lành nào trong họ. Các thôi thúc tiêu cực mang tính hủy diệt ấy tồn tại nhờ vào những cảm xúc dồn nén của con người.

                Freud nhìn thấy sự gây hấn như là một phần trung tâm bản chất tự nhiên của con người. Ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng ta được cho là sẽ có lúc thấy mình tức điên lên trước một người nào đó. Mặc dầu Freud ít khi trực tiếp nói bất cứ điều gì về cơn giận, các ý tưởng của ông vẫn thấm vào tâm trí chúng ta đến nỗi chúng ta thường liên kết sự giận dữ với sự gây hấn. Những người đi theo hệ tư tưởng của Freud đã tiếp tục phát triển suy nghĩ theo kiểu này, và miêu tả sự giận dữ như là động lực phía sau của đa số mọi hình thức gây hấn. Họ vạch ra rằng sự giận dữ là cảm xúc mà con người sẽ cảm nhận khi họ có sự thôi thúc gây hấn. Các nhà lý luận này hàm ý rằng nếu người ta không trở nên hung hăng khi giận dữ, đó chỉ là vì họ bị ngăn cấm triệt để việc thể hiện tính chất hung hăng của mình mà thôi.

                Freud tin rằng khi cảm xúc giận dữ nổi lên trên bề mặt của vô thức và chúng ta nhận thức được sự hiện diện của nó, chúng ta vẫn cố gắng hết sức để nhấn nó xuống. Chúng ta không muốn đối diện với những cảm xúc bị đè nén của mình. Một số người trong chúng ta cảm thấy rằng có lẽ chúng ta đè nén sự tức giận bởi vì chúng ta đã được dạy bằng ví dụ để tránh cơn giận của mình, hoặc chúng ta đã học được bài học đích đáng của những kinh nghiệm đau đớn và rất mất mặt, rằng sự giận dữ của chúng ta có thể trở nên nguy hiểm là dường nào. Việc kiềm giữ cơn giận trong vô thức có thể hiệu quả trong một giai đoạn ngắn, nhưng cuối cùng sự giận dữ dường như mưng mủ và bùng nổ khi chúng ta ít mong đợi nó nhất. Điều này đã dẫn các nhà lý luận tới chỗ khuyến khích chúng ta hãy nhận biết cơn giận của mình và phơi bày nó ra công khai trước khi nó có thể bộc phát.

                Mặc dầu Freud thường dùng lối ẩn dụ bóng bẩy để nói về sự gây hấn, nhiều ý tưởng của ông đã được người ta hiểu theo nghĩa đen. Một trong những khái niệm quen thuộc nhất là lý thuyết “thủy lực học” về sự giận dữ. Lý thuyết này giả định rằng những cảm xúc được chất chứa trở nên giống như một hệ thống thủy điện, hay một cái gì đó đại loại như cái thắng của xe hơi chẳng hạn. Khi bạn đẩy vào hay ấn vào chỗ này thì một cái gì đó phải bị lún xuống ở một chỗ khác. Cơn giận được chất chứa sẽ bộc phát ra trong một cách thức không thể đoán trước được khi có người thúc ép chúng ta một cách sai lầm.

                Kính thưa quý độc giả,

                Như vậy chúng ta có nên giận dữ không? Nếu giận dữ chúng ta có nên để nó bùng nổ không, hay là nên đè nén và chôn dấu nó đi? Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng ta sẽ tiếp tục đề tài này trong bài nói chuyện tuần sau. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.


Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn