04:40 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 38

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 32


Hôm nayHôm nay : 6171

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11246

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23020279

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ (Bài 3)

Thứ tư - 12/07/2017 20:46
Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ (Bài 3)

Những Tin Tưởng Không Xác Thực Về Sự Giận Dữ (Bài 3)

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến Sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ.



             Kính thưa quý độc giả,

             Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến Sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ. Chúng ta đã nghe các nhà lý luận trong ngành phân tâm học nói đến sự liên hệ mật thiết giữa lý thuyết thủy lực học và lý thuyết “bể chứa”. Họ cho rằng khi chúng ta kìm nén một cảm xúc như sự giận dữ, nó liền được chất trong một bể chứa khổng lồ. Trừ khi chúng ta tìm thấy một phương thức nào đó để xả cơn giận của mình ra, bằng không thì nó sẽ phát triển thành những phần rất lớn, nó rỉ ra ngoài hoặc nổ tung ra khỏi bể chứa của vô thức vào thời điểm không phù hợp nhất, tàn phá những mối quan hệ quan trọng.

             Mặc dầu kết quả của những công trình nghiên cứu chưa hề ủng hộ các ý tưởng ấy, một số nhà tâm lý học hàng đầu trong ngành tâm lý học vẫn đưa những ý tưởng này đến một bước xa hơn trong việc khích lệ chúng ta hãy phát tiết cảm xúc của mình ra, đặc biệt là cảm xúc giận dữ. Họ cho rằng nếu chúng ta chỉ cần phát tiết cơn giận của mình trong một cách thức tích cực nào đó, chúng ta có khả năng loại bỏ cơn giận đó đi; chúng ta có thể trải nghiệm sự thanh thản trong lòng sau khi giải phóng những cảm xúc bị dồn nén. Điều này giống như một loạt ý tưởng hợp lý: nếu việc kiềm chế cơn giận của chúng ta khiến nó mưng mủ và gia tăng thêm, thì việc tích cực xả cơn giận của mình ra sẽ khiến nó giảm bớt xuống.

             Một loạt hành động trong sự vận động thể lực mạnh được đề nghị như chạy bộ, rèn luyện thân thể, chơi các môn thể thao; hoặc ném đĩa; đấm vào gối; mơ đến việc trả thù; hoặc thậm chí đá vào một tảng đá. Người ta tin rằng nếu bạn có thể trải nghiệm sự phóng thích năng lượng cơ thể qua những hành vi cư xử này, bạn cũng có thể trải nghiệm sự giải tỏa khỏi cơn giận bị dồn nén trong lòng. Ngay cả Hiệp Hội Quốc Gia Về Sức Khỏe Tâm Thần cũng tán thành hành vi cư xử kiểu này. Một trong những lời đề nghị của họ cho việc giải quyết những cảm xúc căng thẳng là, “Hãy giải tỏa cơn giận của bạn bằng việc tiêu tán thể lực. Hãy làm cơn giận của bạn nguôi đi trong một, hai ngày bằng cách sử dụng năng lượng cơ thể vào một đề án nào đó mà bạn có thể tự-mình-thực-hiện như sửa chữa lặt vặt quanh nhà, hoặc chơi tennis, hoặc làm một cuộc đi dạo thật lâu.” Đôi khi có những tình huống mà chúng ta mong muốn che giấu cơn thạnh nộ của mình vì giá trị của tình bạn, vì kẻ thù của chúng ta cao lớn, mạnh hơn bản thân chúng ta. Điều đáng tiếc là khi cố gắng loại bỏ cơn giận qua sự giải tỏa về thể lực, chúng ta thường kết thúc trong tình trạng vẫn còn tức giận.

             Kính thưa quý độc giả,

             Những người ủng hộ việc xả giận sẽ dẫn chúng ta đến chỗ tin rằng nó không chỉ giúp đả thông các động mạch khi biểu hiện cơn giận, song còn giúp ta cải thiện chất lượng các mối quan hệ nữa. Những nhà tư vấn hôn nhân nhanh chóng nhảy lên diễn đàn và bảo các cặp vợ chồng rằng biểu lộ sự giận dữ với nhau sẽ có lợi cho sức khỏe của họ. Nhưng kết quả vẫn y như nhau trong hết cuộc hôn nhân này đến cuộc hôn nhân khác-sự bộc phát cơn giận được nối tiếp bởi những lời kiện cáo ngày càng lớn tiếng hơn của cả hai phía, rồi đến việc khóc lóc hay kêu gào, cho đến khi một hoặc cả hai người bỏ cuộc vì kiệt sức hoàn toàn. Sau đó một người có thể miễn cưỡng đưa ra một lời xin lỗi hoặc cả hai chỉ có thể rút vào một sự im lặng buồn rầu. Nhưng sự im lặng chỉ là thời gian đình chiến thầm lặng, vì ngày hôm sau, hoặc nhiều ngày hay nhiều tuần sau, cảnh tượng trên lại tái diễn. Không có gì thay đổi. Không ai thực sự cảm thấy tốt hơn chút nào, và cả nan đề lẫn cơn giận dữ đều chẳng tan biến đi.

             Hầu hết những người ủng hộ lý thuyết của việc xả giận sẽ chẳng bao giờ ủng hộ việc các cặp vợ chồng la hét với nhau. Đó là điều được gọi là “cuộc chiến bẩn thỉu.” Thay vào đó, họ tìm cách để kiểm soát sự biểu hiện cơn giận, xem nó như một hình thức hữu ích của sự truyền thông. Việc biểu hiện cơn giận của chúng ta có nghĩa là chúng ta nói với người phối ngẫu của mình những điều đại khái như, “Hãy cút xéo khỏi mắt tôi - tôi đang tìm cách đánh nhau đấy.” Cho dù điều này có được nói thành lời hay được biểu hiện qua hành động hay bằng ngôn ngữ của cơ thể, thì nó cũng không có vẻ gì là một hình thức truyền thông đem lại sự gây dựng chút nào.

             Vấn đề bị những nhà ủng hộ việc xả giận bỏ qua đó là nếu chỉ biểu hiện cơn giận thôi thì không thể nào giải quyết nó cách hiệu quả. Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác cho thấy rằng chỉ khi sự biểu hiện cơn giận trực tiếp dẫn đến một sự giải quyết vấn đề gốc rễ thì kiểu hành vi cư xử này mới đưa đến một sự giảm bớt cơn giận được.

             Trong số những người chủ trương việc xả cơn giận ra có một số người ủng hộ đường lối “ôn hòa hơn”, cố gắng kéo chúng ta đến gần những gì họ thấy là trọng tâm của vấn đề. Họ nói cách giải quyết là hãy “bàn luận về cơn giận của bạn.” Điều đó nghe có vẻ như một hình thức hợp lý để biểu hiện cơn giận. Việc trao đổi mọi sự với một người biết lắng nghe và cảm thông, chẳng hạn như một người bạn tốt, sẽ làm cho một người cảm thấy tốt hơn. Nhưng một lần nữa, những nhà lý luận này kết thúc trong một ngõ cụt, vì họ không chú ý đến sự kiện là các nỗ lực để nói chuyện qua sự giận dữ là những nỗ lực thật sự để biện hộ cho quan điểm của chúng ta. Đó là lý do vì sao việc bàn luận lâu dài về sự giận dữ với một người bạn, hoặc ngay cả với một nhà trị liệu, ít khi làm giảm bớt cơn giận. Thay vào đó, nó khiến chúng ta ôn lại trong tâm trí mình tình huống đã khơi nguồn sự giận dữ lúc ban đầu. Điều này tới phiên nó có thể cho chúng ta một bức tranh rõ hơn vì sao chúng ta cảm thấy mình có lý do chính đáng để giận dữ. Và chúng ta kết thúc trong tình trạng giận dữ y như vậy, hoặc có lẽ thậm chí nhiều hơn so với trước đó, bởi vì chúng ta đã nhận được sự ủng hộ cho nguyên nhân của mình.

             Kính thưa quý độc giả,

             Hễ khi nào bạn cố gắng bàn luận về cơn giận của mình với một người bạn, hãy lưu ý điều bạn đang cảm nhận khi nói chuyện với người lắng nghe đầy thông cảm của mình. Hãy lưu ý những gì xảy ra mỗi lần cô ấy đồng ý với bạn. Khi trao đổi về cơn giận của mình, có thể là bạn sẽ nhận thấy rõ hơn về những sắc thái xung quanh biến cố-gây ra-sự giận dữ. Người lắng nghe đầy thông cảm của bạn gật đầu tán đồng, không chỉ với điều bạn đang cảm nhận mà cả với cái quyền cảm nhận cơn giận đó của bạn. Cơn giận của bạn trở nên được xác định rõ hơn, và đến lượt mình, bạn có thể thậm chí bắt đầu cảm thấy tức giận hơn so với lúc bạn bắt đầu bàn luận về nó.

             Điều tương tự có thể xảy ra khi bạn cố gắng bàn luận về cơn giận của mình với người phối ngẫu. Trong tình huống này, thay vì nhận được sự cảm thông từ người lắng nghe, có thể bạn sẽ nhận được một câu nói biện hộ-là câu nói trong đó người phối ngẫu của bạn bênh vực cho cái quyền được hành xử theo cách anh ta đã làm, hay được nói những gì anh đã nói. Anh ta càng bênh vực cho cái quyền được hành xử theo ý của mình, thì bạn lại càng phải bênh vực cho cái quyền được tức giận của bạn. Kết quả là cơn giận càng lúc càng tăng thêm.

             Cho dù bạn xử lý cơn giận theo cách nào đi nữa, hầu hết chúng ta đều thấy là thật dễ dàng để tức giận và phạm tội. Lý do là vì chúng ta bị rơi vào cùng kiểu suy nghĩ A = C. Chúng ta nói nguyên nhân cho sự giận dữ của mình là một điều gì đó đã xảy ra với chúng ta khiến chúng ta nổi giận. Điều này cũng được nhìn thấy trong định nghĩa của từ anger [sự giận dữ] trong tự điển: “một cảm xúc của sự không hài lòng, tức giận do việc bị xúc phạm, tổn thương, ngược đãi, chống đối, vân vân, và thường biểu hiện ra trong một sự ao ước chống trả lại trước nguyên nhân coi như là đúng của cảm xúc này.” Một ví dụ rõ rệt của định nghĩa ấy là khi chúng ta nói hay nghĩ, “Anh ta làm cho mình tức giận hết sức.”

             Dĩ nhiên, chúng tôi đã giải thích trong chương 2 rằng các biến cố kích hoạt trong đời sống chúng ta không gây ra những hậu quả về cảm xúc của chúng ta. A không gây ra C. Vì thế bạn không thể nào khiến tôi tức giận được! Chỉ ý tưởng của chính chúng ta-Sự Tự-Nhủ của chúng ta-mới có thể tạo nên bên trong chúng ta cảm xúc giận dữ. Vì chúng ta thực hiện những sự chọn lựa về những điều mình nghĩ, nên chúng ta là những kẻ thực hiện sự lựa chọn trở nên giận dữ.

             Khi bạn hiểu những gì xảy ra trong sự Tự-Nhủ của mình vốn dẫn bạn tới chỗ chọn lựa nổi giận, bạn đang trên đường tiến tới việc tìm ra cách thức nào mình có thể nổi giận và không phạm tội. Cách để bạn làm điều đó là xem xét yếu tố B-các hệ thống niềm tin của bạn. Bạn đang nói gì và tin gì về điều đang xảy ra vốn làm cho bạn nổi giận?

             Kính thưa quý độc giả,

             Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tìm câu giải đáp cho câu hỏi vừa nêu trên. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn