21:33 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 8964

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23026416

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Điều Gì Xảy Ra Khi Ta Nổi Giận? (Bài 2)

Thứ ba - 30/05/2017 21:26
Điều Gì Xảy Ra Khi Ta Nổi Giận? (Bài 2)

Điều Gì Xảy Ra Khi Ta Nổi Giận? (Bài 2)

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến Sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ. Tuần qua chúng ta đã cùng nhau phân tích xem điều gì xảy ra khi chúng ta nổi giận.



             Kính thưa quý độc giả,

             Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến Sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ. Tuần qua chúng ta đã cùng nhau phân tích xem điều gì xảy ra khi chúng ta nổi giận. Chúng ta đã từng được dạy, nhất là trong tôn giáo, rằng chúng ta không được tức giận, và rằng sự giận dữ không nên tồn tại trong đời sống của mình. Tuy nhiên, giận dữ chính là một cảm xúc hoàn toàn hợp lệ và tự nhiên của con người. Chúng ta cần cảm nhận sự giận dữ khi thấy có sự bất công, độc ác hay tội lỗi, vì giận dữ là một phần của yếu tố tình cảm mà Đức Chúa Trời đặt để trong mỗi người. Như vậy, nếu sự tức giận là một cảm xúc hợp lẽ của con người, và bạn lại nói bạn không từng nổi giận, thế thì bạn đang hụt mất một phần của cuộc sống.

             Nếu bạn nhận biết mình đang tức giận nhưng bạn nhất định phủ nhận cảm xúc đó, bạn sẽ rơi vào tình trạng kiểm soát cơn giận của mình quá mức. Bạn có thể cố gắng giữ vẻ mặt bình tĩnh, gượng nở một nụ cười, nghiến răng, và nói những lời như, “Ai giận dữ chứ? Không phải tôi!” mà trong lòng lại bị những cảm xúc làm bạn đau đớn tột cùng. Mặt khác, nếu chúng ta chấp nhận sự giận dữ của mình nhưng không nhận biết sự hiện diện của nó cho đến khi quá trễ, chúng ta có thể dễ dàng bị rơi vào một khuôn mẫu của việc bị lấn át bởi cơn giận ấy. Nghĩa là chúng ta có thể mất bình tĩnh, la hét con cái, hay đóng sầm cửa lại để trút giận. Việc trút giận này có thể ngăn giữ chúng ta khỏi bị những vết loét hay ung nhọt trong cơ thể, nhưng chắc chắn là nó chuyển khả năng đó sang cho những người phải đón nhận sự giận dữ của chúng ta, là điều chẳng hay ho chút nào. Nhưng nếu chúng ta có thể chấp nhận sự giận dữ của mình và ý thức được nguồn gốc gây ra cơn giận đó khi nó phát triển bên trong mình, chúng ta có thể xử lý cách hiệu quả với cơn giận của mình lẫn nguyên nhân tạo ra nó.

             Kính thưa quý độc giả,

             Bạn có gặp khó khăn trong việc chấp nhận cảm xúc giận dữ chăng? Bạn có gặp khó khăn trong việc nhận ra cơn giận của mình trước khi quá trễ chăng? Giận dữ là cảm xúc giết người. Việc không nhận biết sự giận dữ của mình hay phủ nhận nó sẽ chỉ làm chúng ta hao mòn về mặt cảm xúc và vắt kiệt sức lực, đẩy chúng ta đến chỗ có thể bị tấn công bởi mọi thứ tật bệnh.

             Quý thính giả có biết điều gì thật sự xảy ra bên trong cơ thể khi chúng ta nổi giận không? Một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy các triệu chứng vô cùng đa dạng về thể chất. Có người cảm thấy nóng bừng lên, có người lại cảm thấy lạnh đến phát run, có người nắm tay chặt lại, có người bị đổ mồ hôi, bị nghẹt thở, chết điếng, hay co rút chân tay. Có người thì mặt đỏ bừng, có người thì mặt nhợt nhạt đi. Có người nói khi tức giận họ cảm thấy sinh động và nhanh nhẹn hơn, người khác lại nói nó làm cho họ cảm thấy sợ hãi và thậm chí khiến họ đau đầu hay chảy nước mũi.

             Một nghiên cứu trên loài vật cho thấy phản ứng vật lý khi chúng sợ hãi hoặc tức giận. Cả hai cảm xúc này đều gây ra những sự thay đổi trong cơ thể. Việc tiêu hóa, đồng hóa và bài tiết ngưng hoạt động khi các mạch máu dẫn đến dạ dày và ruột bị co thắt lại, cắt đứt lượng máu chảy đến các vùng này. Kết quả của sự giận dữ là lượng máu gia tăng ở não bộ, tim, phổi, và các bắp cơ lớn trong hai cánh tay và hai chân, là những vùng quan trọng trong việc đưa ra quyết định của mọi hành động.

             Kính thưa quý độc giả,

             Các nhà nghiên cứu ngày nay có nhiều thiết bị tinh vi hơn để trợ giúp việc tiến hành các cuộc nghiên cứu của họ. Các thiết bị này giúp việc đo huyết áp, đếm huyết cầu trong máu, vẽ sóng xung điện não, đo nhiệt độ da, và nhịp đập của tim. Rồi các kết quả được ghi lại sẽ cho thấy điều gì xảy ra trong cơ thể khi một người trở nên giận dữ. Một vài khám phá trong các cuộc nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Changing Times, Tháng Sáu 1979, như sau:

             "Hãy thử quan sát một người đàn ông sống trong một hang động thời thượng cổ. Khi nhìn thấy kẻ thù hay con thú nguy hiểm thì một loạt các phản ứng vật lý và kích thích tố được tạo ra trong người anh ta. Chất adrenaline, tức thận tuyến tố, lập tức dồn vào máu khiến nhịp tim anh ta đập nhanh hơn, đồng thời khiến huyết áp tăng cao. Nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể bắt đầu dồn vào máu khiến lượng đường tăng lên, các hồng huyết cầu tràn ngập trong máu để vận chuyển thêm lượng ô-xy đến các bắp cơ và não. Hơi thở anh ta trở nên dồn dập nhằm cung cấp thêm ô-xy cho cơ thể và loại bỏ thán khí cac-bô-nic do hàng loạt những hoạt động đột ngột tạo ra. Lượng máu thông thường cần cho sự tiêu hóa sẽ được chuyển sang phần não và các bắp cơ. Cơ quan tiêu hóa làm việc chậm lại. Hai đồng tử, tức con ngươi, của anh ta giãn nở ra để giúp mắt nhìn rõ hơn. Khả năng đông huyết của máu tăng nhanh, chuẩn bị cho tình trạng anh ta có thể bị thương. Tất cả mọi việc này thúc đẩy người đàn ông thời thượng cổ ấy sẵn sàng hành động để tự vệ. Khi toàn thân được đặt trong tình trạng bị kích động này, anh ta có thể ở lại và chiến đấu nếu tình thế thuận lợi, hoặc chạy trốn nếu tình thế bất lợi.

             Cơ thể chúng ta cũng phản ứng cách tương tự, mặc dầu mối nguy hiểm có thể là một bức thư được gởi đến từ Sở Thuế Vụ về việc khai thuế lợi tức chứ không phải việc đối diện với một con cọp răng bén như gươm. Trong thời hiện đại này, mối đe dọa không cần phải là một sự nguy hiểm trực tiếp mới gây ra sự kích động. Chỉ cần dự đoán bất cứ điều gì bực dọc, bối rối hoặc bấp bênh, thế là bạn có thể cảm thấy phản ứng căng thẳng dâng trào trong cơ thể mình."

             Kính thưa quý độc giả,

             Bài viết này có thể đã ghi thêm rằng tất cả, hoặc một phần, của các phản ứng cơ thể được miêu tả cho những trường hợp khẩn cấp ngắn hạn có thể trở nên một sự phản ứng lại đang diễn ra như là kết quả của cơn giận bị kiềm nén. Cuối cùng, nếu chúng ta tiếp tục chôn giấu sự giận dữ của mình, những phản ứng vật lý của cơn giận kéo dài có thể tạo ra một sự suy sụp bên trong cơ thể chúng ta. Tùy vào cấu trúc của cơ thể mỗi người, chúng ta có thể thấy bản thân mình đang gánh chịu bất cứ loại bệnh tật nào, từ những sự rối loạn bài tiết nhẹ đến chứng tăng huyết áp, hay thậm chí là bị ung thư. Mới đây thôi chúng tôi khám phá ra rằng sự giận dữ có thể gây nên những căn bệnh thuộc thể khác ngoài cơn đau đầu thỉnh thoảng mới xảy ra hay bị một chỗ loét, một ung nhọt nào đó.

             Cả sự giận dữ lẫn nỗi lo sợ đều là những cảm xúc lành mạnh. Chúng được dùng để làm những hệ thống cảnh báo bảo vệ chúng ta khỏi mối hiểm nguy đang đe dọa. Nhưng hai cảm xúc này, khi bị bỏ trong tình trạng không được giải quyết, có thể gây ra sự tổn hại cho cơ thể chúng ta dưới hình thức bệnh tật. Khi chúng ta nhìn lại chu kỳ yêu thương - giận dữ - sợ hãi của mình, chúng ta thấy rằng hai trong ba điều này là các yếu tố trong sự phát triển bệnh tật.

             Xây dựng trên nghiên cứu của Ts. Meyer Friedman, vốn nhận diện hành vi cư xử Kiểu A như là một nguyên nhân của bệnh tim, và công trình nghiên cứu của Ts. Carl Simonton về ung thư, các bác sĩ đã đi đến chỗ nhận ra rằng cơn giận và nỗi sợ hãi không được giải quyết đã đóng một vai trò trong cả hai loại bệnh giết người nhiều nhất này. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, ngoại trừ trong trường hợp của một chấn thương, chẳng hạn như chấn thương trong tai nạn xe hơi hay một sự tổn thương bởi một tai nạn bất ngờ nào khác, thì sự giận dữ và nỗi sợ hãi đóng một vai trò trong phần lớn những tổn hại về thể chất gây ra trên cơ thể chúng ta. Ts. Silverman, một chuyên gia về các loại bệnh tâm thần, đồng thời là Bác Sĩ Về Tâm Thần Học của Trường Đại Học Harvard, đã nhấn mạnh rằng một người không thể nào ngã bệnh mà không có dính líu tới một nhân tố căng thẳng nào đó. Ông nhận ra những cảm xúc được che giấu của sự giận dữ và sợ hãi như là những nhân tố căng thẳng quan trọng nhất trong bệnh tật về mặt thể xác.

             Vậy thì vi trùng có đóng vai trò gì trong các căn bệnh về thuộc thể không? Vi trùng không phải là nguyên nhân đích thực của bệnh tật sao? Còn về những tác động của sự ô nhiễm không khí và các phân tử sinh ung thư được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư thì sao-chúng khớp vào chỗ nào? Và chế độ ăn uống có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể con người? Đó chẳng phải là một nhân tố quan trọng sao?

             Kính thưa quý độc giả,

             Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm câu giải đáp cho những câu hỏi vừa nêu trên. Chúng tôi ước mong quý thính giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn