09:44 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 22


Hôm nayHôm nay : 8085

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13160

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23022193

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Hãy Loại Bỏ Những Sự Đòi Hỏi (Bài 2)

Thứ ba - 25/07/2017 20:40
Hãy Loại Bỏ Những Sự Đòi Hỏi (Bài 2)

Hãy Loại Bỏ Những Sự Đòi Hỏi (Bài 2)

Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ.


                Kính thưa quý độc giả,

                Chúng ta đang ở chương thứ năm trong quyển sách “Nghĩ Sao, Thành Vậy” của Tiến sĩ David Stoop với chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Giận Dữ. Trong bài nói chuyện lần trước, chúng ta đã phân tích rằng bất cứ khi nào chúng ta trở nên giận dữ, lúc đầu chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương và thất vọng, rồi khi chúng ta vượt qua những cảm xúc ban đầu ấy nhưng vẫn còn cảm thấy giận dữ, đó là vì chúng ta đang có những đòi hỏi nơi một người hoặc một tình huống khác.

                Để minh họa, chúng ta đã nghe câu chuyện về một người vợ tức giận chồng vì khi đi làm về anh ấy đã không nhận ra bữa ăn tối và khung cảnh lãng mạn mà cô đặc biệt dành nhiều thời gian để sửa soạn cho họ. Người chồng về đến nhà, và cư xử giống như mọi ngày khác. Sau khi chào vợ, anh vồ lấy tờ báo, bật ti-vi xem tin tức, và ngã người xuống chiếc ghế trường kỷ. Hành động của anh khiến vợ anh tức giận. Có lẽ những điều cô đang tự nghĩ trong lòng là những câu phát biểu như:

  • Anh ấy cứ làm điều này mỗi lần mình chuẩn bị một bữa ăn tối đặc biệt!
  • Đáng lý ra anh ấy phải biết mình đã vất vả buổi chiều nay ra sao!
  • Tại sao anh ấy đã không nói chuyện gì với mình cả, hoặc ít ra thì anh ấy cũng phải nói cho mình biết là anh mệt chứ?
  • Mấy ông chồng không nên thiếu nhạy cảm như thế.
  • Hãy nhìn vào tất cả mọi thứ tốt đẹp mình đã làm cho anh ấy! Anh ấy cần phải biết mình đã làm nhiều đến mức nào mà không cần mình phải nói ra cho anh ấy biết!

                Kính thưa quý độc giả,

                Những từ ngữ như: không nên thế này, thế nọ; đáng lý ra thì nên thế này, thế nọ, hoặc cần phải thế này, thế nọ, sẽ kích động sự giận dữ bởi vì chúng phản ảnh một sự đòi hỏi mà bạn đang yêu cầu nơi một người khác hay nơi cuộc sống và thế giới. Để rồi khi sự đòi hỏi hay yêu cầu của chúng ta không được đáp ứng thì chúng ta liền nổi giận. Chính những đòi hỏi hay yêu cầu của chúng ta là căn nguyên tạo ra sự giận dữ.

                Tại sao người vợ kể trên ấy lại đang có đòi hỏi đó? Tại sao chúng ta lại thực hiện những loại đòi hỏi và yêu cầu đó nơi những người khác và nơi cuộc sống? Chúng ta nêu lên những đòi hỏi này bên trong sự Tự-Nhủ của mình, tạo nên sự căng thẳng về cảm xúc vốn ở dưới hình thức của sự giận dữ.

                Bí quyết để làm lắng dịu cơn giận của bạn là nhận ra những đòi hỏi và yêu cầu này, rồi thay đổi chúng thành những điều mình mong muốn và ao ước. Khi người vợ ấy nhận thức thấy hiệu quả của những sự đòi hỏi, yêu cầu của mình, cô thay đổi sự Tự-Nhủ của cô dưới hình thức của những sự mong muốn và ao ước như:

  • Mình ước gì anh ấy sẽ để ý tất cả mọi việc mình đã làm.
  • Mình không thích cách anh ấy hành xử khi về đến nhà. Có lẽ mình có thể dành thì giờ để nói chuyện với anh ấy trước tiên.
  • Nếu anh ấy không để ý, mình vẫn sẽ không sao. Ước gì anh ấy sẽ để ý.
  • Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn nếu như anh ấy tìm thấy một cách khác để thư giãn khi về đến nhà.

                Chắc chắn những suy nghĩ tự nhủ như thế này sẽ làm giảm đi mức độ căng thẳng.

                Kính thưa quý độc giả,

                Môi-se là một gương mẫu tuyệt vời về điều chúng ta đang nói đến. Trong Xuất Ê-díp-tô 32 ông đang ở trên núi hầu chuyện với Đức Chúa Trời. Chúa truyền cho ông hãy trở lại trại quân, vì dân Y-sơ-ra-ên đang đúc một hình tượng. Và Đức Chúa Trời nổi giận. Ngài phán cùng Môi-se, “Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi” (c.10). Nhưng Môi-se khẩn xin cùng Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời xoay khỏi cơn giận Ngài.

                Kế đó Môi-se ở trên núi trở xuống, tay cầm hai bảng chứng trên đó có viết Mười Điều Răn. Trong câu 16 chúng ta đọc thấy rằng “hai bảng đó là việc Đức Chúa Trời làm ra; chữ cũng là chữ của Đức Chúa Trời khắc trên bảng.”

                Khi Môi-se đến gần trại quân, ông nghe dân chúng hò reo. “Khi đến gần trại quân, Môi-se thấy bò con và sự nhảy múa, bèn nổi giận [sự giận dữ của ông phừng lên], liệng hai bảng chứng khỏi tay mình, bể ra nơi chân núi; đoạn lấy bò con của chúng đã đúc đem đốt trong lửa, rồi nghiền cho đến thành ra bột, rải trên mặt nước, và cho dân Y-sơ-ra-ên uống”. Đây là một người bị lấn át bởi những cảm xúc của mình-sự giận dữ của ông phừng lên! Đó là sự giận dữ đích thực.

                Nhưng hãy nhìn xem ông làm gì. Ông đập vỡ hai bảng chứng do chính Đức Chúa Trời viết. Và rồi ông không chỉ thiêu rụi bò con vàng, ông còn bắt dân sự uống tro của tượng bò con đó. Ông tức điên người! Trong tình thế ấy, việc làm đó không thật sự là một phản ứng thích hợp. Đặc biệt là khi ông phải leo trở lên trên núi và nhận một bộ bảng chứng mới. Ngay lúc đó chắc hẳn ông cảm thấy hả giận, nhưng nó không giúp ích cho ông chút nào bởi vì Môi-se không thật sự đang xử lý nguyên nhân gây nên cơn giận của ông. Ông nghĩ ông tức giận bởi vì những điều gớm ghiếc dân sự đang làm. Nhưng dân chúng cứ tiếp tục làm những điều này, và Môi-se cứ tiếp tục tranh chiến với cảm xúc giận dữ đang dâng trào trong ông. Trong Dân-số ký chương 20 ông lại mất bình tĩnh lần nữa. Dân sự đang nổi loạn-điều đó thật rõ ràng. Họ lằm bằm và than phiền đến mức Môi-se lại phải đi kêu cầu Đức Giê-hô-va lần nữa. Họ cần nước uống, vì thế Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se hãy đi và nói với hòn đá, thì nó sẽ văng nước ra.

                Nhưng cơn giận của Môi-se thật dữ dội. Ông đã nghe điều Chúa phán, nhưng ông vẫn nổi giận với dân chúng. Vì vậy ông nhóm hiệp dân sự lại và nói, “Hỡi dân phản nghịch! hãy nghe; chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?” (Dân-số ký 20:10). Và rồi ông giơ cây gậy mình lên và đập hòn đá hai lần! Chắc hẳn ông đã cảm thấy hả giận khi trút hết cơn giận dữ đó ra. Nhưng trong mắt Đức Chúa Trời thì Môi-se lại đang hành động trong sự không vâng lời và kiêu ngạo đầy giận dữ. Kết quả là, Đức Chúa Trời không cho phép Môi-se vào Đất Hứa. Thật đáng buồn biết bao! Ông không vào Đất Hứa được bởi vì ông không hề học biết làm thế nào để giải quyết cơn giận của mình.

                Giờ đây Môi-se có thể nhìn lại ba mươi tám năm đầy sự tranh cãi do dân sự gây ra. Tất cả mọi điều họ làm là lằm bằm, than phiền, và Môi-se là người họ than phiền với. Vì thế ông có thể dễ dàng nói, “Họ khiến cho tôi thật tức giận!” Môi-se không ngã bệnh vì sự giận dữ của ông-ông không bị một chỗ loét hay ung nhọt hay viêm khớp. Nhưng ông vẫn trả một giá kinh khủng cho việc trút đổ cơn giận của mình.

                Rõ ràng, điều Môi-se không hiểu đó là nguyên nhân sự giận dữ của ông nằm ngay bên trong ông dưới hình thức của sự Tự-Nhủ. Hãy hình dung những điều có thể lắm ông đã nghĩ:

  • Đức Chúa Trời ôi, tại sao tôi lại phải chịu đựng những kẻ cứng đầu cứng cổ này!
  • Tôi không cần phải lắng nghe điều này!
  • Họ là vấn đề của Đức Chúa Trời; tôi không cần phải chăm lo cho điều này!
  • Họ cần phải biết không dại gì mà dựng một hình tượng!
  • Tôi không cần phải làm nước trào lên cho họ uống!
  • Tôi sẽ cho họ biết tay!

                Và bảng liệt kê có thể dài thêm. Môi-se đang đưa ra những sự đòi hỏi nơi dân sự, nơi Đức Chúa Trời, nơi cuộc sống ông phải sống, và nơi chính bản thân mình. Và ông hoàn toàn bất lực để bảo đảm rằng bất cứ đòi hỏi nào trong những yêu cầu của ông có thể được đáp ứng. Môi-se có thể đưa ra đủ loại đòi hỏi ông muốn, nhưng nó sẽ không thay đổi thực tại theo bất cứ cách nào. Hình tượng đã được dựng nên, buổi tiệc đang diễn ra, và sự thiệt hại đã xong rồi! Cũng đúng như vậy với nguồn nước trong Dân-số ký 20. Những lời than phiền của ông đều vô ích. Và cũng phiền phức y như vậy, những sự đòi hỏi trong sự Tự-Nhủ của ông sẽ chẳng làm gì để thay đổi thực tại ngoại trừ việc khiến cho ông nổi giận.

                Thay vào đó, Môi-se đã có thể nói trong sự Tự-Nhủ của ông những điều như:

  • Đức Chúa Trời ôi, tôi cần kiên nhẫn nhiều hơn.
  • Tôi thật sự thất vọng về A-rôn và dân sự. Tôi ước gì mình có thể hiểu được điều đã xảy ra.
  • Chúa ôi, tôi không thích công việc này, nhưng với sự vùa giúp của Ngài, tôi có thể tiếp tục.
  • Tôi ước gì mình có sự kiên nhẫn của Chúa khi đối diện với vấn đề nước uống này.
  • Tôi tự hỏi dân sự này sẽ cần điều gì để học biết rằng Đức Chúa Trời sẽ chu cấp.

                Môi-se có thể bị thất vọng. Ông có thể cảm thấy nản lòng. Nhưng cơn giận của ông sẽ được kiểm soát cách hiệu quả, bởi vì trong sự Tự-Nhủ của mình, ông loại bỏ những sự yêu cầu không hợp lý mà ông đang đòi hỏi nơi Đức Chúa Trời, nơi dân sự, và chính bản thân mình.

                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục phân tích vấn đề này với một nhân vật nổi tiếng khác trong Thánh Kinh là Sứ đồ Phi-e-rơ. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn