20:59 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 35

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 10018

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 28361

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23037394

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Phục Vụ Vì Yêu

Thứ hai - 27/04/2020 21:18
Phục Vụ Vì Yêu

Phục Vụ Vì Yêu

Trong tuần trước, chúng ta có dịp lắng nghe sự bất đồng giữa hai vợ chồng trẻ Mark và Mary. Họ phàn nàn nhau vì người này không làm điều nọ, điều kia để giúp đỡ nhau. Làm cách nào để tiến sĩ Gary Chapman giải hòa và hướng dẫn họ tới một đời sống hôn nhân hạnh phúc sau đó? Xin kính mời quý vị theo dõi tiếp câu chuyện của Mark và Mary, do tiến sĩ Gary Chapman kể lại như sau:


Phục Vụ Vì Yêu


        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong tuần trước, chúng ta có dịp lắng nghe sự bất đồng giữa hai vợ chồng trẻ Mark và Mary. Họ phàn nàn nhau vì người này không làm điều nọ, điều kia để giúp đỡ nhau. Làm cách nào để tiến sĩ Gary Chapman giải hòa và hướng dẫn họ tới một đời sống hôn nhân hạnh phúc sau đó? Xin kính mời quý vị theo dõi tiếp câu chuyện của Mark và Mary, do tiến sĩ Gary Chapman kể lại như sau:
 

        Nghĩ rằng tốt hơn là mình nên bắt đầu tìm ra giải pháp thay vì moi móc thêm những bất đồng, tôi nhìn Mark rồi hỏi: “Mark à, lúc còn hẹn hò, trước khi cậu kết hôn, cậu có đi săn mỗi thứ Bảy không?”
 

        Cậu nói: “Hầu hết mọi thứ bảy, nhưng lúc nào cháu cũng về nhà kịp giờ để rửa xe trước khi đi gặp cô ấy. Cháu không muốn gặp cô ấy với chiếc xe bẩn thỉu.”
 

        Tôi hỏi: “Mary, lúc kết hôn cô bao nhiêu tuổi?”
 

        Cô ta nói: “Cháu 18 tuổi. Chúng cháu kết hôn ngay sau khi cháu xong trung học. Mark học xong trước cháu một năm, và anh ấy đang đi làm.”
 

        Tôi hỏi: “Trong năm cuối ở trung học, Mark có thường xuyên đến thăm cô không?”
 

        Cô ta nói: “Hầu như đêm nào anh ấy cũng đến. Thật ra anh ấy tới vào buổi chiều và ở lại ăn tối với gia đình cháu. Anh ấy giúp cháu làm công việc nhà, rồi chúng cháu ngồi nói chuyện cho đến giờ ăn tối.”
 

        Tôi hỏi: “Mark, hai cháu làm gì sau giờ ăn tối?”
 

        Mark nhìn lên với nụ cười bẽn lẽn rồi nói: “À, thì ba cái chuyện hẹn hò thường tình, ông biết rồi đó.”
 

        Mary nói: “Nhưng nếu cháu có bài làm từ trường, thì anh ấy giúp cháu. Đôi khi chúng cháu làm vài công việc giúp nhà trường. Cháu phụ trách làm xe rước vào dịp Giáng Sinh cho lớp cuối của trường. Anh ấy giúp cháu mỗi buổi chiều suốt ba tuần lễ. Anh ấy thật tuyệt.”
 

        Tôi sang số và tập trung vào lãnh vực thứ ba trong mối bất đồng của họ. “Mark à, lúc cậu hẹn hò nhau đó, cậu có cùng đi nhà thờ với Mary những tối Chủ Nhật không?”
 

        Cậu ta nói:”Dạ có. Nếu cháu không đi nhà thờ với cô ấy, thì đâu có gặp được cô ấy tối hôm đó. Ba của Mary khắt khe lắm.”
 

        Mary nói: “Anh ấy chẳng bao giờ than phiền chuyện đó. Thật ra anh còn có vẻ thích thú nữa kia. Anh ấy còn giúp cháu làm chương trình Giáng Sinh nữa. Sau khi làm xong xe rước cho dịp Giáng Sinh, chúng cháu bắt đầu chuẩn bị sân khấu cho chương trình Giáng Sinh tại nhà thờ. Anh ấy thực sự có năng khiếu hội họa và dựng cảnh.”
 

        Tôi nghĩ mình đã bắt đầu nhìn thấy tia sáng, nhưng không chắc là Mark và Mary cũng thấy được. Quay sang Mary, tôi hỏi: “Lúc còn hẹn hò với Mark, điều gì khiến cô tin chắc là Mark thật sự yêu cô? Anh ta có gì khác với những anh chàng đã từng hẹn với cô không?”
 

        Cô ta nói: “Chính cách anh ấy giúp cháu trong mọi sự. Anh ấy rất sốt sắng giúp cháu. Chẳng có anh chàng nào khác tỏ ra quan tâm những chuyện đó, nhưng đối với Mark thì có vẻ đó là chuyện tự nhiên. Anh ấy còn giúp cháu rửa chén bát khi ăn tối ở nhà cháu. Anh ấy là người tốt nhất mà cháu gặp, nhưng sau ngày cưới thì mọi chuyện thay đổi. Anh ấy chẳng giúp cháu gì cả.”
 

        Quay sang Mark tôi hỏi: “Cậu nghĩ sao trước khi kết hôn cậu làm những công việc đó cho nàng và cùng làm với nàng?”
 

        Mark nói: “Đối với cháu dường như đó là chuyện tự nhiên, đó chính là điều cháu muốn ai đó làm cho cháu nếu họ quan tâm tới cháu.”
 

        Tôi hỏi: “Và cậu nghĩ tại sao mình lại ngưng giúp cô ấy sau ngày cưới?”
 

        “Cháu nghĩ là mình phải làm giống như gia đình mình. Bố cháu đi làm, mẹ cháu lo công việc nhà. Vì mẹ cháu không đi làm, nên bà thật ngăn nắp trong mọi chuyện, tự nấu nướng, giặt giũ, và ủi đồ. Vì vậy cháu cho rằng phải như vậy mới là đúng.”
 

        Hy vọng Mark đã thấy được điều tôi thấy, nên tôi hỏi: “Mark à, hồi nãy cậu có nghe Mary nói gì khi tôi hỏi vì sao cô ấy thật sự cảm thấy cậu yêu cô ấy khi cậu hẹn với cô ấy không?”
 

        Cậu đáp: “Giúp cô ấy và cùng làm công chuyện nhà với cô ấy.”
 

        Tôi nói tiếp: “Như vậy, cậu có thể hiểu được cô ấy cảm thấy bị bỏ bê ra sao khi cậu ngưng giúp cô ấy làm công chuyện rồi chứ?” Cậu gật gù. Tôi nói tiếp: “Rập theo khuôn mẫu cha mẹ trong hôn nhân là chuyện bình thường. Hầu như tất cả chúng ta đều có khuynh hướng làm như vậy, nhưng cách cư xử của cậu đối với Mary lại thay đổi tận gốc từ sau giai đoạn hẹn nhau. Chính điều bảo đảm tình yêu của cậu dành cho nàng đã biến mất”.
 

        Rồi quay sang Mary, tôi hỏi: “Cô nghe Mark nói gì khi tôi hỏi: “Tại sao cậu làm những chuyện đó để giúp Mary khi cô cậu hẹn nhau không?”
 

        Cô ta đáp: “Anh ấy nói chuyện đó đến với anh cách tự nhiên.”
 

        Tôi nói: “Đúng vậy, và cậu ta còn nói rằng đó chính là điều cậu ta muốn ai đó làm cho cậu nếu yêu cậu. Cậu ta làm giúp cô những việc đó vì theo cách suy nghĩ của cậu ta, bất cứ ai cũng bày tỏ tình yêu theo cách đó. Sau khi kết hôn và sống trong nhà riêng, thì cậu ta cũng mong chờ những việc cô sẽ làm nếu yêu cậu ta. Cô sẽ giữ cho nhà sạch sẽ, cô sẽ nấu nướng, và vân vân. Nói ngắn gọn, cô sẽ làm những việc để bày tỏ tình yêu dành cho cậu. Khi cậu ta không thấy cô làm những việc đó nữa, cô có hiểu tại sao cậu ta cảm thấy mình bị bỏ bê hay không?” Mary cũng gật gù. Tôi nói tiếp: “Tôi đoán rằng lý do cả hai đều cảm thấy khổ sở trong hôn nhân ấy là vì chẳng ai trong hai người bày tỏ tình yêu bằng cách làm công việc cho nhau.”
 

        Mary nói: “Cháu nghĩ ông nói đúng, và lý do cháu ngưng làm công chuyện cho anh ấy là vì cháu phản đối thái độ yêu sách của ảnh. Như thể anh ấy cố gắng biến cháu giống như mẹ anh ấy vậy.”
 

        Tôi nói: “Cô nói đúng, và chẳng ai muốn bị ép buộc làm bất cứ chuyện gì. Thật ra, tình yêu luôn luôn cho không. Không thể đòi hỏi tình yêu được. Chúng ta có thể yêu cầu lẫn nhau, nhưng không bao giờ được đòi hỏi bất cứ điều gì ở nhau. Lời yêu cầu chỉ hướng cho tình yêu, nhưng đòi hỏi thì chận đứng dòng chảy của tình yêu.”
 

        Mark chen vào, nói: “Thưa Tiến sĩ Chapman, cô ấy nói đúng đó. Cháu yêu sách và chỉ trích cô ấy vì cháu thất vọng về vai trò làm vợ của cô ấy. Cháu biết mình có nói những lời cay độc, và cháu hiểu lý do cô ấy bực tức cháu.”
 

        Tôi nghĩ là sự việc có thể đảo ngược khá dễ ngay tại khúc quanh này. Tôi rút từ túi ra hai tấm phiếu ghi chép, rồi nói: “Chúng ta thử làm chuyện này đi. Tôi muốn mỗi bạn ngồi xuống bậc thềm nhà thờ rồi ghi ra một bản liệt kê những yêu cầu. Mark à, tôi muốn cậu ghi ra ba hoặc bốn điều mà nếu Mary tự chọn làm thì cậu cảm thấy là mình được yêu thương khi cậu về tới nhà vào buổi chiều. Nếu dọn giường là điều quan trọng đối với cậu, thì cứ ghi xuống. Còn Mary, tôi muốn cô liệt kê ra ba hoặc bốn điều mà cô thật sự muốn Mark làm giúp, những việc mà nếu Mark tự chọn làm sẽ giúp cô biết là cậu ta yêu cô.”
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Mary mong đợi Mark làm điều gì cho cô? Mark mong đợi Mary làm điều gì cho mình? Sau khi thổ lộ ước muốn của mình cho nhau, Mary và Mark có làm theo sự ước muốn của người phối ngẫu của mình không? Hạnh phúc có trở về dưới mái ấm của họ không. Xin mời quý vị cùng khám phá với chúng tôi trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn