07:05 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 27

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 26


Hôm nayHôm nay : 1173

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23012347

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Suy gẫm 2: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: TRONG ĐỜI SỐNG LÀM NGƯỜI

Thứ tư - 23/03/2016 21:45
Suy gẫm 2: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: TRONG ĐỜI SỐNG LÀM NGƯỜI

Suy gẫm 2: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: TRONG ĐỜI SỐNG LÀM NGƯỜI

Sự vâng phục của Chúa Giê-xu thể hiện rõ nét hơn trong cuộc đời trên đất, đặc biệt là trong 3 năm thi hành chức vụ.

 
Suy gẫm 2: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: TRONG ĐỜI SỐNG LÀM NGƯỜI (Thanh Tráng)
          
               Sự vâng phục của Chúa Giê-xu thể hiện rõ nét hơn trong cuộc đời trên đất, đặc biệt là trong 3 năm thi hành chức vụ.

            Dù nhiều lần Chúa bị khiêu khích, bị hiểu lầm, chống đối, nhưng Ngài vẫn chịu đựng, hoặc có những lời đáp lại khôn ngoan. Chúa không vì quyền lợi cá nhân mà vội vàng tỏ mình, nhưng Ngài kiên nhẫn giấu mình chờ đến thời điểm của Chúa Cha.


             Tôi liên tưởng đến 1 chi tiết trong các câu chuyện thần tiên. Khi nhân vật chính bị khiêu khích, bắt bớ, thì ngay lập tức vị thần hoặc người có năng lực siêu nhiên trong câu chuyện đó sẽ ngay lập tức vung đũa thần ra, và kẻ ác sẽ bị bắt giam, bị hóa đá, hoặc biến thành một con vật xấu xí nào đó. Kẻ ác bị trừng phạt vì sự xấc láo, phạm thượng của mình. Tôi đã nghĩ: Chúa ơi, chẳng lẽ Ngài cứ để những kẻ ghét Ngài bám theo và khuấy rối hoài vậy sao? Nhưng câu trả lời của Chúa: “vì giờ của Ta chưa đến” dạy tôi nhiều điều.

            Liệu trong cuộc sống, chúng ta có đang quá vội vàng hành động để mau chóng thực hiện kế hoạch? hay yên lặng chờ đợi việc Chúa làm? Và ngay cả khi chấp nhận sự im lặng, chịu đựng, chúng ta có đang sống trong sự bình an, tha thứ, hy vọng, hay căy đắng, nóng giận?

            Cũng cần thấy rằng, trong những con người chống đối và hiểu lầm Chúa, không phải chỉ là những người Giu-đa, những thầy tế lễ, nhưng còn có cả những người gần gũi với Ngài- đó là gia đình, là đồng nghiệp.
Dường như ngoài những giây phút hiếm hoi được vui vẻ, nghỉ ngơi bên số rất ít người bạn thân (là gia đình La-xa-rơ) thì Chúa đã phải nhiều lần buồn và thất vọng khi anh em ruột, những môn đệ dấu yêu hiểu lầm, thậm chí sau này người thì bán Chúa, người thì chối nhận quen biết Ngài. Sự đau đớn, hụt hẫng và tổn thương càng tăng khi người làm chúng ta đau đớn, hụt hẫng và tổn thương đó là người rất thân thiết và có vai trò quan trọng với mình. Có lẽ bởi vì sự kỳ vọng càng cao thì sự hụt hẫng càng lớn. Phải chăng Chúa Giê-xu cũng nhiều lần khóc với Cha trên trời trong sự cầu nguyện riêng tư của Ngài?

            Nhưng Chúa Giê-xu hoàn toàn chiến thắng cảm xúc để cứ tiếp tục bước tới trong chức vụ mà Chúa Cha giao phó. Chúa không vì những sự hiểu lầm, chống phá của con người và ma quỷ  đó mà làm sai trật đường lối Cha. Ngài hoàn toàn giao nước mắt, tất cả sự cô đơn, ấm ức của mình cho Cha, tin rằng sẽ đến lúc Chúa Cha bênh vực, xét lẽ công bình và bù đắp lại cho mình. Nhiều người trong chúng ta thường có xu hướng bất mãn, co cụm khi không tìm thấy người hiểu mình, đồng chí hướng và tâm tình với mình. Trong những lúc tâm trí chúng ta bị tiêm nhiễm ý tưởng thối lui, xin hãy nhớ đến gương Chúa Giê-xu. Hãy tiếp tục vượt qua sự tổn thương, khó khăn trước mắt để dấn bước trong vai trò làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm người hầu việc Chúa của mình.

            Một điều thú vị khác mà tôi nhận thấy trong chức vụ của Chúa Giê-xu là Ngài chịu yên lặng trong thời gian dài, đến năm 30 tuổi Ngài mới bắt đầu thi hành chức vụ. 30 tuổi- lứa tuổi trưởng thành và vững vàng để làm công việc Chúa. Vậy mà, tôi vẫn nghe nhiều người than vãn “mình già rồi” dù chưa tới 30. Thiết nghĩ, trong công trường thuộc linh, chẳng có tuổi chuẩn nào để gọi là “già” trước mặt Chúa cả!

            Tôi thương Chúa tôi khi đọc lại lời cầu nguyện của Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê. “Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi con” (Mat 26:39). Đối diện với giờ phút đau thương khủng khiếp sắp đến, Chúa cũng đầy lo lắng, sợ hãi đến mức kêu xin Chúa Cha nếu còn có cách nào khác để cứu con người ra khỏi tội lỗi mà không phải bằng sự chết của Ngài thế này, thì xin Đức Chúa Trời hãy ban cách đó. Đây là lời cầu nguyện rất “con người” của Ngài. CHúng ta đừng nghĩ rằng “vì Ngài là Chúa nên chắc có lẽ Ngài dư sức chịu đựng”. Nhưng không! Đức Chúa Giê-xu hoàn toàn đang là một con người, gánh chịu khổ nạn kinh khủng mà cả Trời và người đều phải quay lưng.


             Chúng ta cũng vậy, có những điều xảy ra mà chúng ta hoàn toàn ko muốn, và rất có thể, chúng ta đã nài xin Chúa hãy thay đổi tình thế, hãy làm cách nào khác đi. Nhưng điều Chúa muốn là chúng ta phải đối diện với điều Ngài cho phép xảy ra, trong sức Chúa ban, để khám phá điều Ngài muốn dạy dỗ mình trong đời sống. Sẽ có nhiều khi, chúng ta hoàn toàn cô đơn, bị bỏ rơi, bị xa lánh, những người chúng ta trông mong họ sẽ hiểu và giúp đỡ mình- rốt cuộc cũng tránh xa. Như Chúa Giê-xu- từ vườn Ghết-sê-ma-nế đến khi treo thân trên thập tự giá- Ngài hoàn toàn cô đơn. Không một sự giúp đỡ, thậm chí một ánh mắt dõi theo cũng là ánh mắt của sự lén lút, đầy sợ hãi và chối từ. Trong những hoàn cảnh khốn khó của cuộc đời mình, chúng ta nhận ra rằng: chỉ có sự vâng phục Chúa trọn vẹn sẽ là cứu cánh giải thoát cho chúng ta. Chính Chúa- chứ ko phải một ai khác- sẽ thêm sức, giúp đỡ và giải cứu.

             Thế nên lời cầu nguyện tiếp theo của Chúa Giê-xu trong vườn là: “Cha ơi! Nếu chén nầy ko thể lìa khỏi Con được mà Con phải uống, thì xin ý Cha được nên” (Mat 26:42) Không còn nghi ngờ gì nữa, sự vâng phục bao trùm cả cuộc đời Chúa Giê-xu, như lời Ngài từng nói với các môn đồ: “Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài” (Giăng 4:34)

             Sự vâng phục của Giêxu thật cao cả, qua những gì Ngài phải chịu vì sự vâng phục này, và qua tình yêu giúp Ngài chịu những điều đó. Nơi Ngài, sự vâng phục của một người con đối với Cha mình đạt tới tột đỉnh và vô biên. Ngay trong lúc khó khăn nhất, như lúc Chúa Cha muốn Ngài uống cạn chén đắng, Ngài vẫn thốt lên những lời của một người con yêu mến và phó thác. Trên Thập giá, Ngài kêu lên ”Đức Chúa TRời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mat 27:46), nhưng rồi tiếp ngay: "Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha(" (Luca 23,46). Ðức Chúa Giêxu phó thác mình cho Thiên Chúa là Ðấng bỏ Ngài. Ðó là sự vâng phục cho tới chết, nhờ đó mà Ngài trở thành Ðá tảng cứu rỗi của chúng ta.

 
Ban Thanh Tráng
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn