04:29 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 38


Hôm nayHôm nay : 8056

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 32113

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23041146

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Suy gẫm: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: ĐẾN THẾ GIAN

Thứ hai - 21/03/2016 21:55
Suy gẫm: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: ĐẾN THẾ GIAN

Suy gẫm: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: ĐẾN THẾ GIAN

Vào những ngày này, chúng ta được nhắc với nhau về sự chết của Chúa Giê-xu. Được xem lại những cảnh quay trong bộ phim Chúa chịu khổ nạn. Dường như mọi sự chú ý chỉ tập trung vào phân đoạn Chúa bắt đầu vác thập giá, cho đến những phút cuối cùng của Ngài trên thập tự.

Suy gẫm: CHÚA GIÊ-XU VÂNG PHỤC: ĐẾN THẾ GIAN (Thanh Niên)

               Vào những ngày này, chúng ta được nhắc với nhau về sự chết của Chúa Giê-xu. Được xem lại những cảnh quay trong bộ phim Chúa chịu khổ nạn. Dường như mọi sự chú ý chỉ tập trung vào phân đoạn Chúa bắt đầu vác thập giá, cho đến những phút cuối cùng của Ngài trên thập tự.

            Tôi từng dự nhiều “Lễ kỷ niệm Chúa chịu thương khó” trong cuộc đời theo Chúa của mình. Nhiều trong số đó, tôi cũng đã khóc, đã có những lời khẩn ăn năn và hứa nguyện. Thế nhưng, tôi vẫn tự hỏi rằng: tôi đã hiểu hết về sự mầu nhiệm trong sự chết của Chúa chưa? Có nhận được riêng cho cuộc đời mình “một Chúa Yêu Thương” quá đỗi như vậy chưa? Vậy nên, năm nay tôi buộc mình suy niệm thật kỹ sự thương khó của Ngài. Phải chăng sự thương khó của Chúa  Jesus chỉ bắt đầu từ buổi tối trong vườn Ghết-sê-ma-nê xưa? Tôi nhận ra rằng: Chúa chịu thương khó ngay khi Ngài bằng lòng chấp nhận ý Chúa Cha xuống trần gian.
           

               Ai trong chúng ta khi đến một môi trường mới để tạm học tập, sinh sống hoặc định cư lâu dài, đều có những lo lắng, băn khoăn riêng. Nhưng điểm chung là đều mang trong mình niềm hy vọng về những khởi đầu mới tốt lành hơn. Nếu biết nơi mình đến đó đầy dẫy những thử thách, khó khăn, đau thương, mất mát, thậm chí là hy sinh tính mạng thì chắc không ai dám từ bỏ nơi hiện tại của mình. Còn Chúa thì ngược lại.
               Chúa Jesus chắc chắn biết những gì Ngài phải gánh chịu khi bằng lòng xuống thế gian.
               Nơi đó Ngài không còn là Đấng Con Trời, nhưng là một con người bình thường.
               Ngài từ bỏ Ngôi cao sang trong nước quyền quý của Ngài, mà sống yên lặng một cuộc đời nghèo khó nơi làng nhỏ Na-xa-rét.
               Nơi trần gian đó, Chúa sẽ chịu mọi vất vả, lao lực về thể xác, đau đớn, tổn thương về tinh thần, tình cảm.
               Ngài sẽ vui và buồn trong thân xác một con người. Vì Ngài thật sự sẽ là một con người.
               Chúa Jesus ý thức rất rõ cuộc đời con người của mình trên trần gian. Và đỉnh điểm sẽ là sự chết của Ngài. Thế nhưng, Chúa Con đã hoàn toàn thuận phục ý Cha. Ngài tin cậy, phó thác, và hiệp với Đức Chúa Trời để mở con đường cứu rỗi cho con người.
 

               Chúng ta không thể hiểu hết đường lối của Đức Chúa Trời. Liệu có cách nào khác không ngoài cách Chúa Jesus phải xuống trần và chịu chết? Tôi hỏi với Chúa nhiều điều, rồi trong yên lặng, Chúa chỉ cho tôi thấy rằng cuối cùng Ngài vẫn chọn lựa một cách can đảm giữa sự sống và cái chết, giữa niềm vui và đau khổ. Chúa Giêxu chọn con đường hẹp và gian khổ như là cách minh chứng. Trong bổn phận làm con, Ngài chọn lựa giữa cuộc đời vắng Cha và chấp nhận sự chết với Cha. Ngài chọn sự vâng phục.

               Nền tảng của sự vâng phục không phải là một ý tưởng vâng phục, nhưng là một hành vi vâng phục. Nền tảng này không phải là một nguyên tắc trừu tượng (người dưới phải vâng phục người trên), nhưng là một sự kiện, một biến cố. Nó không dựa trên một trật tự tự nhiên đã có sẵn hoặc được tạo ra, nhưng chính nó tạo ra một trật tự mới.
 

               “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.” (Rô-ma 5:19)

               Vậy nguồn gốc của mọi sự bất tuân là bất tuân đối với Thiên Chúa. Nguồn gốc của mọi sự vâng phục là vâng phục Thiên Chúa.

               Tội (tức tội Ađam) phát xuất từ một cây, thì đã được huỷ bỏ do sự vâng phục trên một cây gỗ, vì khi vâng phục Thiên Chúa, Con Người đã bị đóng đinh trên cây gỗ, huỷ diệt sự dữ và đưa sự lành vào thế gian. Sự dữ là không vâng phục Thiên Chúa, sự lành là vâng phục Thiên Chúa. Thế nên, do sự vâng phục tới chết mà Ngài đã chấp nhận, khi bị treo trên cây gỗ, Ngài đã tháo gỡ sự bất tuân xưa xảy ra từ một cây.
         

               Trong xã hội chúng ta hiện nay, mọi người đề cao sự bình đẳng và mỗi cá nhân luôn muốn khẳng định cái tôi tự chủ. Bài học vâng lời, hay vâng phục, là điều chúng ta muốn dạy người khác, nhưng lại ít muốn học và thực hành. Cha mẹ thường than phiền, mệt mỏi vì những đứa con ngỗ nghịch, bất tuân. Những người lãnh đạo trong công ty cũng đau đầu vì cấp dưới khó khiển. Thậm chí trong Hội Thánh, mầm mống của sự dấy loạn cũng ko phải ko có. Thường chúng ta vâng phục ai điều gì đó khi chúng ta bị bắt buộc, hoặc để vì lợi ích bản  thân. Vậy mà nhìn gương Chúa Giê-xu, tôi thấy lòng hổ thẹn. Trong quyền bính Ba Ngôi, Chúa Giê-xu hoàn toàn có thể từ chối ý Chúa Cha vì Ngài đồng đẳng, đồng quyền với Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh. Nhưng trong chương trình cứu chuộc, Chúa Con chịu lụy Chúa Cha, bằng lòng xuống trần hy sinh.

               Như vậy, ngay từ khởi đầu, chúng ta đã thấy sự Vâng phục và Tình yêu thương lớn lao của Chúa Giê-xu là thế nào!


Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn