00:21 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 32


Hôm nayHôm nay : 4391

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9466

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23018499

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Sự Đảo Lộn Vai Trò

Thứ hai - 15/07/2019 21:17
Sự Đảo Lộn Vai Trò

Sự Đảo Lộn Vai Trò

Trong ba tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu một số dạng thức bày tỏ tình thương không thích hợp. Thứ nhất là giữ riêng con cho mình, không cho phép chúng nó phát triển thành một người trưởng thành và độc lập. Dạng thức không thích hợp thứ nhì là vô tình hay cố ý quyến rũ con qua những hành vi đụng chạm quá gần gũi. Dạng thức thứ ba là đặt kỳ vọng quá sức vào con.


Sự Đảo Lộn Vai Trò
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong ba tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu một số dạng thức bày tỏ tình thương không thích hợp. Thứ nhất là giữ riêng con cho mình, không cho phép chúng nó phát triển thành một người trưởng thành và độc lập. Dạng thức không thích hợp thứ nhì là vô tình hay cố ý quyến rũ con qua những hành vi đụng chạm quá gần gũi. Dạng thức thứ ba là đặt kỳ vọng quá sức vào con.
 

        Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell đề cập đến một dạng thức không thích hợp khác, mà ông gọi đó là “sự chuyển đổi vai trò giữa cha mẹ và con cái”. Về vấn đề này, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
 

        Một vài năm trước M.A. Morris và R.W. Gould đã nói về sự đảo lộn vai trò trong những ấn bản của họ về quyền lợi trẻ em. Họ định nghĩa đây là “Sự đảo lộn vai trò của người lệ thuộc, trong đó cha mẹ thay thế vai trò của con cái còn con cái thì phải trở thành những người có trách nhiệm nuôi dưỡng và bảo vệ”.
 

        Brandt Steele và Carl Pollock cũng có viết về sự đảo lộn vai trò trong một quyển sách tên là “Những Đứa Trẻ Bị Biến Dạng” (Ấn bản của đại học Chicago, 1974 và 1997, biên tập: Helfer, Kempe và Krugman, trang 95). Họ có viết một đoạn như sau:
 

        “Những bậc cha mẹ này mong muốn và đòi hỏi rất nhiều ở con cái. Những điều họ đòi hỏi đó không chỉ quá lớn lao mà còn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Rõ ràng những đòi hỏi đó vượt quá khả năng nhận thức của trẻ đến nỗi chúng không thể hiểu được cha mẹ muốn gì và bản thân chúng phải đáp ứng như thế nào mới đúng. Những người cha mẹ này cư xử với con như thể chúng lớn hơn độ tuổi thật của mình. Khi quan sát mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong những trường hợp nêu trên chúng ta nhận thấy rằng do các bậc cha mẹ này đã không cảm thấy an toàn, không chắc chắn mình được yêu thương, vì thế, họ thường xem con mình như một nguồn bảo đảm, an ủi và có thể đem đến cho họ sự yêu thương. Thật không quá đáng khi so sánh những bậc cha mẹ đó như những đứa trẻ với nỗi lo sợ không được thương yêu, nhìn vào con mình như những người lớn có khả năng đem lại sự an ủi và tình yêu cho họ.
 

        …Chúng ta nhìn thấy hai yếu tố cơ bản ở đây, một là sự mong mỏi và những yêu cầu cao độ của cha mẹ đối với con cái và hai là thái độ thiếu quan tâm của họ trước nhu cầu của con mình, trước khả năng giới hạn và sự yếu kém của chúng. Hai yếu tố nói trên thể hiện quan niệm sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ đối với con cái.”
 

        Sự đảo lộn vai trò có mối liên hệ trực tiếp đến hiện tượng đáng sợ là nạn lạm dụng trẻ em. Bậc cha mẹ nào có khuynh hướng lạm dụng con mình sẽ cho rằng các con họ phải có trách nhiệm quan tâm đến những nhu cầu tình cảm của họ, còn họ thì có quyền được con cái an ủi và nuôi dưỡng trước những nhu cầu đó. Nếu trẻ không làm được điều này, cha mẹ thản nhiên thấy mình có quyền để phạt chúng cách nặng nề.
 

        Lạm dụng trẻ em là dạng cao nhất của sự đảo lộn vai trò. Tất cả các bậc cha mẹ đều rơi vào sự đảo lộn vai trò nói trên ở một chừng mực nào đó. Nhiều lúc, khi cảm thấy không khỏe, có thể là do thể chất hoặc tinh thần, nên chúng ta mong các con sẽ giúp mình khỏe hơn. Đôi khi, chúng ta lại rơi vào sự chán nản, bệnh tật, mệt mỏi về tinh thần và thể xác. Những lúc như thế, chúng ta rất ít hoặc thậm chí không thể đem đến một sự nuôi dưỡng về mặt tình cảm cho con mình và chúng ta thấy thật khó để dành cho con những ánh mắt, những cử chỉ hay sự quan tâm chú ý của mình. Khi nguồn cảm xúc và sức lực của chúng ta cạn kiệt, chúng ta cần một sự nuôi dưỡng cho chính mình. Trong những lúc như thế, chúng ta dễ phạm phải sai lầm trong ý muốn con mình sẽ chính là người đem đến cho mình sự an ủi, quan tâm, chìu chuộng. Cha mẹ cũng có thể mắc sai lầm khi chờ đợi ở trẻ những hành vi trưởng thành hoặc một sự vâng lời cách thụ động. Những điều đó không phải là tính cách của một đứa trẻ bình thường. Nếu bị buộc phải thực hiện vai trò không bình thường này, trẻ sẽ không thể phát triển một cách bình thường và điều này sẽ dẫn đến vô số những nan đề.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Bậc làm cha mẹ như chúng ta không nên để những tình huống như thế tiếp tục xảy ra. Chúng ta phải hiểu rằng vai trò của cha mẹ là nuôi dưỡng, còn phần của con cái là tiếp nhận sự nuôi dưỡng đó. Nếu không thực hiện được điều này, chúng ta cũng không nên đặt con cái mình vào vai trò chăm sóc của chính chúng ta. Dĩ nhiên, trẻ có thể giúp đỡ chúng ta bằng những việc trong khả năng của chúng, như làm những việc lặt vặt khi chúng ta bị bệnh nhưng chúng ta không mong đợi con cái trở thành những người nuôi dưỡng về mặt tình cảm cho mình.
 

        Chúng ta cần tìm mọi cách để phòng ngừa những lúc mình mất khả năng nuôi dưỡng tình cảm cho con cái. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn để có thể đề kháng tốt trước sự mệt mỏi và bệnh tật. Chẳng hạn như chúng ta phải ăn kiêng một cách hợp lý, nghỉ ngơi và tập thể dục nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ phải tìm cách nuôi dưỡng mặt tình cảm của chính mình qua những sở thích hay những hoạt động giúp chúng ta tươi tỉnh để chống lại sự chán nản và mệt mỏi về tinh thần. Điều đó cũng còn có nghĩa là giữ cho đời sống thuộc linh của chính mình luôn được tươi mới và ngọt ngào bằng cách dành nhiều thời gian cầu nguyện và suy gẫm lời Chúa. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải giữ cho mối quan hệ hôn nhân của mình được vững chắc, lành mạnh và bảo đảm. Thiên Chúa phải đứng ở vị trí ưu tiên số một, kế đến là người phối ngẫu của chúng ta và sau nữa là con cái của chúng ta. Nên nhớ rằng chúng ta chỉ có thể đáp ứng cho các con nhiều hơn về mặt tình cảm nếu chúng ta biết giữ cho tình cảm và đời sống thuộc linh của chính mình luôn tươi mới. Điều này lại đưa chúng ta trở lại với việc thiết lập các thứ tự ưu tiên cho mình và có kế hoạch để đạt được những điều đó.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong những tuần qua, chúng ta vừa xem qua bốn cách bày tỏ tình thương không phù hợp với con cái và một vài quan niệm sai lầm phổ biến. Dĩ nhiên đó là những điều mà chúng ta cần tránh. Những điều nói trên không có lợi cho cả con cái lẫn cha mẹ.
 

        Tuy nhiên, nếu chúng ta đã tránh được những lỗi lầm nói trên thì xin cũng đừng để mặc con bạn. Xin đừng ngăn trở tình yêu thích hợp dành cho trẻ và làm phát sinh những sai lầm lớn hơn. Đây là lỗi thường gặp nhất của tất cả những ai đang làm công tác nuôi dạy con cái. Số trẻ thiếu tình thương yêu thích hợp từ cha mẹ vẫn nhiều hơn số trẻ được yêu thương không đúng cách.
 

        Tình yêu đúng đắn phục vụ cho quyền lợi và lợi ích của trẻ. Còn tình yêu không đúng đắn chỉ có thể phục vụ cho những nhu cầu bất thường của các bậc làm cha mẹ và khiến trẻ luôn phải lệ thuộc vào họ.
 

        Trẻ em có những nhu cầu thiết yếu mà chỉ có cha mẹ mới có thể đáp ứng. Nếu hiện tại chúng ta không thể đáp ứng được những nhu cầu này, nếu chúng ta không thể đổ đầy bể chứa cảm xúc của trẻ, không thể đem đến cho chúng những ánh mắt, cử chỉ, và sự quan tâm dạt dào theo đúng cách, tốt hơn chúng ta nên tìm đến một sự giúp đỡ càng nhanh càng tốt. Nếu chúng ta càng lưỡng lự, chần chờ thì tình trạng nói trên sẽ càng trở nên xấu hơn.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong tuần tới, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta về những nan đề liên hệ đến sự nổi giận của con cái. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: dạng thức

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn