04:55 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 6257

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23020365

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Chu Kỳ Của Mặc Cảm Tội Lỗi

Thứ tư - 15/11/2017 19:50
Chu Kỳ Của Mặc Cảm Tội Lỗi

Chu Kỳ Của Mặc Cảm Tội Lỗi

Chúng ta đã bắt đầu Chương 7 với Chương Đề “Sự Tự Nhủ và Mặc Cảm Tội Lỗi” trong quyển sách YOU ARE WHAT YOU THINK, tạm dịch là NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop.

              
              Kính thưa quý độc giả,

              Chúng ta đã bắt đầu Chương 7 với Chương Đề “Sự Tự Nhủ và Mặc Cảm Tội Lỗi” trong quyển sách YOU ARE WHAT YOU THINK, tạm dịch là NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop. Qua các chương đã được trình bày, chúng ta đã biết rằng những nan đề chúng ta trải nghiệm với sự giận dữ và các đòi hỏi vô lý tương ứng mà chúng ta đưa ra trong sự Tự-Nhủ của mình, cuối cùng sẽ dẫn chúng ta vào sự tranh chiến với tình trạng ngã lòng, chán nản cùng cực đưa đến chứng suy nhược thần kinh hay bệnh trầm cảm.

              Mặc cảm tội lỗi thường gắn liền với những cảm giác giận dữ và ngã lòng và luôn liên hệ với quá khứ. Chúng ta không thể cảm thấy mặc cảm tội lỗi về tương lai—điều đó thực ra chẳng có ý nghĩa gì. Mặc cảm tội lỗi đưa chúng ta xa khỏi hiện tại, trở về với quá khứ, trong một nỗ lực để sửa đổi lại quá khứ.

              Trong ký ức của mình chúng ta đi ngược về quá khứ với nỗ lực làm lại quá khứ ấy để rồi sẽ không cảm thấy mặc cảm tội lỗi như vậy. Chúng ta mong muốn loại bỏ hòn sỏi scruple sắc nhọn của mặc cảm tội lỗi trong chiếc giày của mình. Nhưng kinh nghiệm thì cũng như nhau thôi. Chúng ta không thể tách rời bất cứ biến cố nào trong quá khứ ra khỏi kinh nghiệm của mình—tất cả đều lưu giữ tại đó. Vì thế thay vào đó chúng ta cố gắng tạo lại hình dạng ký ức của mình về biến cố ấy hầu cho chúng ta đi ra trông có vẻ tốt đẹp hơn.

              Vấn đề lại phức tạp thêm bởi sự Tự-Nhủ của chúng ta. Ký ức của chúng ta đưa chúng ta trở lại với một từng trải tạo nên mặc cảm phạm tội. Kế đó chúng ta nhớ các sự kiện khác xa hơn trong ký ức của mình vốn chỉ nhằm chứng minh những cảm giác phạm tội chúng ta đang tranh chiến với trong sự Tự-Nhủ của mình.

              Giờ đây một mặc cảm tội lỗi nào đó là có căn cứ. Rõ ràng, khi chúng ta đã làm một điều gì đó vốn sai trật rõ rệt, mặc cảm phạm tội mà mình cảm thấy là đúng và nhằm để thúc đẩy chúng ta chỉnh lại điều sai quấy ấy. Đây là điều sứ đồ Phao-lô gọi là một “sự buồn rầu tin kính [theo ý Đức Chúa Trời]” trong 2 Cô-rinh-tô 7:9-10:

              Nay tôi lại mừng, không phải mừng vì anh em đã phải buồn rầu, song mừng vì sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết.

              Mặc cảm tội lỗi chúng ta đang đề cập đến trong chương này là mặc cảm tội lỗi thuộc về tâm thần, hay mặc cảm tội lỗi giả tạo. Đó là loại mặc cảm tội lỗi vốn đẩy chúng ta ra khỏi hiện tại và giam giữ chúng ta trong quá khứ. Và mọi ví dụ về mặc cảm tội lỗi đều chứa đựng một điều đòi hỏi nên hay không nên làm.

              Vậy thì bạn làm gì? Bạn cố gắng nhiều hơn! Ít ra đó là điều bạn làm vào lúc đầu.

              Nhưng mỗi lần bạn đưa ra một tiêu chuẩn mới vốn phát sinh từ mặc cảm phạm tội, nó chỉ đem lại cho bạn thêm một điều gì đó nữa để cảm thấy mặc cảm phạm tội thôi. Và càng cố gắng nhiều hơn, bạn càng thấy rằng mình thất bại. Tôi nghĩ đó là bản chất của tội lỗi.

              Phao-lô vật lộn với điều này trong Rô-ma 7. Phao-lô đã cố gắng ngày càng nhiều hơn để đáp ứng những đòi hỏi của luật pháp. Ông đề ra những tiêu chuẩn mới và chặt chẽ hơn cho bản thân mình và tìm thấy rằng tất cả những gì ông đang làm đều khiến ông thất vọng não nề và tạo nên mặc cảm tội lỗi càng hơn. Kinh nghiệm ông miêu tả trong chương này là bằng chứng cho thấy tính chuyên chế của những sự đòi buộc!

              Chúng ta có thể tóm tắt sự tranh chiến của Phao-lô trong Rô-ma 7 theo cách sau: “Những điều tôi cần phải làm, tôi lại không làm. Và những điều tôi không nên làm, tôi lại làm! Ôi, thật khốn nạn cho tôi! Ai sẽ phá vỡ khuôn mẫu này?”

              Ông biết điều mình muốn làm, nhưng ông không làm điều đó. Và ông biết điều chẳng nên làm, nhưng ông thấy bản thân mình lại đang làm điều đó. Kết quả là, ông bị ngã lòng cùng cực! Trong ký ức của mình, Phao-lô đã quay trở lại với những từng trải vốn khơi dậy cảm giác về mặc cảm phạm tội. Những ký ức này, đến lượt chúng, khơi dậy những cảm giác về mặc cảm phạm tội khác. Lúc đó Phao-lô trở lại với hiện tại, không chỉ với cảm giác về mặc cảm phạm tội của mình mà cả với những tiêu chuẩn mới và những đòi buộc mà ông đã đề ra cho chính mình. Và những tiêu chuẩn mới cùng những đòi buộc này chỉ đem lại cho ông một điều gì đó mới mẻ để cảm thấy mặc cảm phạm tội về nó. Và ông càng cố gắng để thay đổi (ông càng cố gắng để đáp ứng những tiêu chuẩn mới này), ông lại càng cảm thấy mặc cảm tội lỗi hơn. Chẳng ngạc nhiên khi cuối cùng ông rơi vào tình trạng ngã lòng! Sử dụng trục thời gian, chúng ta có thể minh họa sự tranh chiến của Phao-lô như sau:

              Quá khứ_____________________________________Hiện tại______________Tương lai

              Kính thưa quý độc giả,

              Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục chương 7 SỰ TỰ-NHỦ VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI

              Giải pháp cho sự tranh chiến của Phao-lô trong Rô-ma 7 được tìm thấy trong câu mở đầu của chương kế tiếp, nơi ông viết, “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt [định tội, lên án] nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ.” Không điều gì có thể định tội Phao-lô! Không điều gì Phao-lô có thể làm hoặc không làm sẽ định tội ông được. Vì thế hiện nay không còn những đòi buộc nữa!

              Việc Phao-lô đã học bài học này được thấy trong thư tín đầu tiên của ông gửi cho người Cô-rinh-tô. Hai lần ông nêu lên rằng “Mọi sự tôi có phép làm” (1 Cô-rinh-tô. 6:12). Không có điều đòi buộc nào trong đời sống của Phao-lô. Và kết quả là giờ đây ông có thể làm những điều ông muốn làm. Ông có thể tránh làm những điều mà ông không muốn. Và đối với bạn cũng sẽ như thế.

              Nhưng xin lưu ý, những câu đó không phải chỉ là những lời phát biểu chung chung. Ông thực sự liệt kê một số điều kiện kèm theo, “‘Mọi sự tôi có phép làm,’ nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích. ‘Mọi sự tôi có phép làm,’ nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi.” Và một lần nữa, trong chương 10, câu 23, ông nói thêm, “‘Mọi sự đều có phép làm,’ nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt.” Những điều kiện ông thêm vào đều là lẽ thường tình tốt đẹp, chứ không phải những yêu cầu, đòi hỏi. Vấn đề vẫn giống nhau: Mọi sự đều có phép làm, vì vậy hãy loại bỏ những đòi hỏi đối với bản thân bạn!

              Nếu chúng ta không loại bỏ những yêu cầu hay những sự đòi buộc chúng ta áp đặt trên chính mình, một trong hai điều sẽ xảy ra. Chúng ta đã thấy rằng những yêu cầu này sẽ tạo nên mặc cảm định tội. Điều kế tiếp xảy ra đó là chúng ta trở nên bị tê liệt và trầm cảm. Mặc cảm phạm tội của chúng ta sẽ khiến chúng ta giận dữ với chính mình, và đó là một trong những nguyên nhân chính của sự trầm cảm.

              Thưa quý độc giả,

              Hãy chú ý cách nó hình thành. Bạn đang ngồi trong văn phòng sau khi người bạn và cũng là đồng sự của bạn đã kể cho bạn nghe những chi tiết về sự thăng chức và tăng lương của anh ta. Sau khi anh ta rời khỏi phòng, bạn ngồi đó giận dữ với chính mình. Sự Tự-Nhủ của bạn nghe giống như thế này:

  • Lẽ ra mình đã phải làm việc chăm chỉ hơn để có sự thăng tiến ấy.
  • Mình là một nhân viên giỏi y như anh ta. Lẽ ra họ đã phải xem xét mình nghiêm túc hơn.
  • Khủng khiếp biết bao. Mình sẽ chẳng bao giờ có được bất cứ vị trí nào trong công ty này.
  • Mình phải làm việc cật lực hơn.
  • Tốt hơn hãy trông có vẻ bận rộn—có ông chủ đứng đó.
  • Mình sẽ cho họ thấy mình giỏi như thế nào.
  • Đồ ngốc! Lẽ ra mầy đã phải biết điều này sẽ xảy ra. Giờ mầy sẽ làm gì đây?
  • Có lẽ tốt hơn mình nên rút hồ sơ của mình ra.
  • Dở hơi, mình đang về nhà sớm.

              Và bao lâu mà bạn đắm mình trong loại Tự-Nhủ như thế, bạn sẽ hoặc ngồi đó bất động hoặc sẽ đi về nhà và trở nên trầm cảm bởi vì bạn thật giận dữ với bản thân mình.

              Câu chuyện hoạt hình của ZIGGY…

  • Mình phải sửa cái mái nhà đó! (hình Ziggy nhìn nước mưa dột xuống chậu hứng)
  • Mình phải lau chùi sàn nhà này sạch sẽ (hình Ziggy nhìn cái sàn nhà bẩn)
  • … mình phải trám lại lớp vữa bị nứt ấy! (hình Ziggy nhìn bức tường bị nứt một khoảng lớn)
  • … mình phải đuổi những con chim ấy khỏi thùng thư của mình… (hình Ziggy nhìn thùng thư mà chim làm tổ trong đó)
  • … mình phải dọn sạch tủ quần áo này (hình Ziggy lục lọi tủ quần áo thật bề bộn)
  • … mình phải sử dụng thời gian của mình tốt hơn! (hình Ziggy đứng đó)
  • … mình phải thôi “đòi hỏi” bản thân mình! (hình Ziggy nằm dài trên ghế nghỉ ngơi)

              Ngay cả Ziggy, nhân vật hoạt hình bé nhỏ, cũng biết điều này. Vào một Chúa nhật nọ, sau khi đòi hỏi bản thân mình khắp căn nhà và khắp cả trang hí họa, chú ta nằm dài ưỡn người ra trong chiếc ghế thoải mái của mình. Khi ngồi đó, chú ta tự nhủ, “Mình nên thôi ‘đòi hỏi’ bản thân mình.” Cho đến lúc chú ta thôi đòi hỏi chính mình, chú ta sẽ thôi ngồi đó đờ người ra vì mặc cảm định tội của chú và những đòi hỏi của chú. Giống như Phao-lô trong Rô-ma 7, chú chó ta chỉ còn cách sự tuyệt vọng một bước ngắn mà thôi.

              Khi bạn quay về với quá khứ để cố gắng tạo hình lại một biến cố nào đó vốn khơi dậy mặc cảm phạm tội của bạn, thường thì bạn đang đối phó với nhiều cơn giận nhắm vào mình. Và đôi lúc mặc cảm tội lỗi của bạn, sự giận dữ với bản thân của bạn, và sự tức giận với những người khác cùng Đức Chúa Trời hết thảy đều rối tung lên. Ê-li đã có loại từng trải ấy khi người thách thức các tiên tri của Ba-anh tại một sự thử thách cuối cùng trên Núi Cạt-mên. Người mời 450 tiên tri của Ba-anh và 400 tiên tri của Át-tạt-tê gặp gỡ người đặng tìm xem Đức Chúa Trời nào là chân thật. Trong 1 Các Vua 18, Ê-li trải qua một ngày chiến trận. Người chế nhạo các tiên tri, bảo chúng rằng có lẽ thần của chúng đang ngủ hoặc đang đi đường. Sau đó tới lượt của Ê-li. Người dựng lên cái bàn thờ, đổ nước khắp trên đó, rồi dâng một lời cầu nguyện ngắn gọn, đơn giản. “Lửa của Đức Giê-hô-va bèn giáng xuống, thiêu đốt của lễ thiêu, củi, đá, bụi, và rút nước trong mương” (câu 38). Sau đó, Ê-li ra lệnh bắt giết hết thảy các tiên tri. Thật là một chiến thắng hào hùng!

              Nhưng trong 1 Các Vua 19, Giê-sa-bên gửi một thông điệp đến cho Ê-li, cho biết bà ta sẽ giết người ngày hôm ấy. Và Ê-li sợ hãi chạy trốn. Sau khi chạy trọn cả ngày, người ngã gục dưới một cây giếng giêng và xin được chết. Người hoàn toàn tuyệt vọng. Vì sao? Có lẽ sự Tự-Nhủ của người diễn ra như thế này: “Tại sao mình lại không đối phó với Giê-sa-bên khi mình đối phó với tất cả các tiên tri giả đó? Tại sao mình lại không nghĩ tới điều đó? Bà ta là nan đề, và ngốc thật, mình đã bỏ qua điều đó. Giờ thì hãy nhìn vào tình trạng rối loạn mình đang rơi vào đây.”

              Rồi người cũng có thể nổi giận với Đức Chúa Trời: “Chúa ôi, lẽ ra Ngài đã phải đối phó với bà ta. Xét cho cùng, hãy nhìn xem mọi điều con đã làm vì cớ Ngài!”

              Và rồi có thể là người cảm thấy mặc cảm phạm tội vì đã thưa chuyện với Đức Chúa Trời như thế. Vì vậy mặc cảm tội lỗi của người, sự tức giận của người, và sự tự trách mình của người hết thảy tạo thành một cảm giác hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ mong ước được chết mà thôi.

              Giô-na cũng tương tự như vậy. Ông phản kháng lại lời truyền dạy của Đức Chúa Trời là đi đến Ni-ni-ve. Kế đó, sau ba ngày suy xét trong bụng một con cá lớn, ông miễn cưỡng lên đường và rao báo sứ điệp Chúa truyền phán. Vua Ni-ni-ve nghe sứ điệp ấy, ăn năn, và ra lệnh cho cả thành phải ăn năn. Trong chương 4 chúng ta đọc thấy “Bấy giờ Giô-na rất không đẹp lòng, và giận dữ” (câu 1). Cơn giận của ông hướng tới Đức Chúa Trời vì đã sai ông rao giảng một sứ điệp của sự ăn năn cho một trong những kẻ thù của Y-sơ-ra-ên. Nhưng ông cũng phải tranh chiến với cảm giác của mặc cảm tội lỗi và cơn giận nhắm vào chính mình, vì trong câu 3, ông nài xin, “Hỡi Đức Giê-hô-va, vậy bây giờ, tôi nài xin Ngài hãy cất sự sống tôi; vì về phần tôi, chết còn hơn sống.”

              Tội nghiệp cho Giô-na thay. Ông đắm chìm trong sự thương hại mình. Có lẽ ông tức giận Đức Chúa Trời và chính mình vì những gì đã xảy ra. Xét cho cùng, người ta sẽ nói gì tại quê nhà? Ông bị rơi vào một chu kỳ đòi hỏi vốn hướng tới Đức Chúa Trời và bản thân ông. Kết quả là sự tuyệt vọng.

              Chu kỳ của mặc cảm tội lỗi giả tạo giăng bẫy bạn trong những nỗ lực để tạo hình lại quá khứ và rồi quay trở lại hiện tại với một loạt những đòi hỏi, những tiêu chuẩn, và những scruples nới rộng thêm. Chu kỳ này dẫn tới một lối sống vốn hướng tới sự trầm cảm và tuyệt vọng. Và khuôn mẫu ấy, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn tới bệnh tật và cả sự chết nữa.

              Hiện giờ có thể bạn đang cảm thấy rằng bạn cần phải thật sự làm một điều gì đó về mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ của mình. Điều đó sẽ chỉ đưa bạn đến chỗ mặc cảm tội lỗi và giận dữ càng hơn. Điều bạn cần làm là một việc gì đó vốn phá vỡ toàn bộ chu kỳ này.

              Trước tiên, bạn phải nhận ra nguồn gốc của mặc cảm tội lỗi giả tạo này. Nó ở trong tâm trí bạn—sự Tự-Nhủ của bạn. Nếu nguồn gốc này ở trong sự Tự-Nhủ của bạn, thì giải pháp cũng ở tại đó.

              Kính thưa quý độc giả,

              Chúng ta tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục chương 7 này trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy để biết giải pháp nào có thể phá vỡ toàn bộ chu kỳ tai hại của mặc cảm tội lỗi giả tạo. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn