16:48 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 35

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 33


Hôm nayHôm nay : 2934

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 6242

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23015275

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Tóm Tắt Chương 7: Sự Tự Nhủ Và Mặc Cảm Tội Lỗi

Thứ ba - 28/11/2017 19:46
Tóm Tắt Chương 7: Sự Tự Nhủ Và Mặc Cảm Tội Lỗi

Tóm Tắt Chương 7: Sự Tự Nhủ Và Mặc Cảm Tội Lỗi

Chúng ta đã biết rằng những nan đề chúng ta trải nghiệm với sự giận dữ và các đòi hỏi vô lý tương ứng mà chúng ta đưa ra trong sự Tự-Nhủ của mình, cuối cùng sẽ dẫn chúng ta vào sự tranh chiến với tình trạng ngã lòng, chán nản cùng cực đưa đến chứng suy nhược thần kinh hay bệnh trầm cảm.



              Kính thưa quý độc giả,

              Chúng ta đang kết thúc Chương 7 với Chương Đề “Sự Tự Nhủ và Mặc Cảm Tội Lỗi” trong quyển sách YOU ARE WHAT YOU THINK, tạm dịch là NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop. Chúng ta đã biết rằng những nan đề chúng ta trải nghiệm với sự giận dữ và các đòi hỏi vô lý tương ứng mà chúng ta đưa ra trong sự Tự-Nhủ của mình, cuối cùng sẽ dẫn chúng ta vào sự tranh chiến với tình trạng ngã lòng, chán nản cùng cực đưa đến chứng suy nhược thần kinh hay bệnh trầm cảm.

              Mặc cảm tội lỗi thường gắn liền với những cảm giác giận dữ và ngã lòng và luôn liên hệ với quá khứ. Mặc cảm tội lỗi đưa chúng ta xa khỏi hiện tại, trở về với quá khứ, trong một nỗ lực để sửa đổi lại quá khứ. Trong ký ức của mình chúng ta đi ngược về quá khứ với nỗ lực làm lại quá khứ ấy để rồi sẽ không cảm thấy mặc cảm tội lỗi như vậy. Chúng ta mong muốn loại bỏ hòn sỏi scruple sắc nhọn của mặc cảm tội lỗi trong chiếc giày của mình.

              Mặc cảm tội lỗi chúng ta đang đề cập đến trong chương này là mặc cảm tội lỗi thuộc về tâm thần, hay mặc cảm tội lỗi giả tạo. Đó là loại mặc cảm tội lỗi vốn đẩy chúng ta ra khỏi hiện tại và giam giữ chúng ta trong quá khứ.

              Phao-lô vật lộn với điều này trong Rô-ma 7. Phao-lô đã cố gắng ngày càng nhiều hơn để đáp ứng những đòi hỏi của luật pháp. Ông đề ra những tiêu chuẩn mới và chặt chẽ hơn cho bản thân mình và tìm thấy rằng tất cả những gì ông đang làm đều khiến ông thất vọng não nề và tạo nên mặc cảm tội lỗi càng hơn. Kinh nghiệm ông miêu tả trong chương này là bằng chứng cho thấy tính chuyên chế của những sự đòi buộc!

              Giờ đây một mặc cảm tội lỗi nào đó là có căn cứ. Rõ ràng, khi chúng ta đã làm một điều gì đó vốn sai trật rõ rệt, mặc cảm phạm tội mà mình cảm thấy là đúng và nhằm để thúc đẩy chúng ta chỉnh lại điều sai quấy ấy. Đây là điều sứ đồ Phao-lô gọi là một “sự buồn rầu tin kính [theo ý Đức Chúa Trời]” trong 2 Cô-rinh-tô 7:9-10:

              "Nay tôi lại mừng, không phải mừng vì anh em đã phải buồn rầu, song mừng vì sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết."

              Mặc cảm tội lỗi chúng ta đang đề cập đến trong chương này là mặc cảm tội lỗi thuộc về tâm thần, hay mặc cảm tội lỗi giả tạo. Đó là loại mặc cảm tội lỗi vốn đẩy chúng ta ra khỏi hiện tại và giam giữ chúng ta trong quá khứ. Và mọi ví dụ về mặc cảm tội lỗi đều chứa đựng một điều đòi hỏi nên hay không nên làm.

              Vậy thì bạn làm gì? Bạn cố gắng nhiều hơn! Ít ra đó là điều bạn làm vào lúc đầu. Nhưng mỗi lần bạn đưa ra một tiêu chuẩn mới vốn phát sinh từ mặc cảm phạm tội, nó chỉ đem lại cho bạn thêm một điều gì đó nữa để cảm thấy mặc cảm phạm tội thôi. Và càng cố gắng nhiều hơn, bạn càng thấy rằng mình thất bại. Tôi nghĩ đó là bản chất của tội lỗi.

              Phao-lô vật lộn với điều này trong Rô-ma 7. Phao-lô đã cố gắng ngày càng nhiều hơn để đáp ứng những đòi hỏi của luật pháp. Ông đề ra những tiêu chuẩn mới và chặt chẽ hơn cho bản thân mình và tìm thấy rằng tất cả những gì ông đang làm đều khiến ông thất vọng não nề và tạo nên mặc cảm tội lỗi càng hơn. Kinh nghiệm ông miêu tả trong chương này là bằng chứng cho thấy tính chuyên chế của những sự đòi buộc!

              Chúng ta có thể tóm tắt sự tranh chiến của Phao-lô trong Rô-ma 7 theo cách sau: “Những điều tôi cần phải làm, tôi lại không làm. Và những điều tôi không nên làm, tôi lại làm! Ôi, thật khốn nạn cho tôi! Ai sẽ phá vỡ khuôn mẫu này?”

              Ông biết điều mình muốn làm, nhưng ông không làm điều đó. Và ông biết điều chẳng nên làm, nhưng ông thấy bản thân mình lại đang làm điều đó. Kết quả là, ông bị ngã lòng cùng cực! Trong ký ức của mình, Phao-lô đã quay trở lại với những từng trải vốn khơi dậy cảm giác về mặc cảm phạm tội. Những ký ức này, đến lượt chúng, khơi dậy những cảm giác về mặc cảm phạm tội khác. Lúc đó Phao-lô trở lại với hiện tại, không chỉ với cảm giác về mặc cảm phạm tội của mình mà cả với những tiêu chuẩn mới và những đòi buộc mà ông đã đề ra cho chính mình. Và những tiêu chuẩn mới cùng những đòi buộc này chỉ đem lại cho ông một điều gì đó mới mẻ để cảm thấy mặc cảm phạm tội về nó. Và ông càng cố gắng để thay đổi (ông càng cố gắng để đáp ứng những tiêu chuẩn mới này), ông lại càng cảm thấy mặc cảm tội lỗi hơn. Chẳng ngạc nhiên khi cuối cùng ông rơi vào tình trạng ngã lòng!

              Giải pháp cho sự tranh chiến của Phao-lô trong Rô-ma 7 được tìm thấy trong câu mở đầu của chương kế tiếp, nơi ông viết, “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ.” Không điều gì có thể định tội Phao-lô! Không điều gì Phao-lô có thể làm hoặc không làm sẽ định tội ông được. Vì thế hiện nay không còn những đòi buộc nữa!

              Việc Phao-lô đã học bài học này được thấy trong thư tín đầu tiên của ông gửi cho người Cô-rinh-tô. Hai lần ông nêu lên rằng “Mọi sự tôi có phép làm” (1 Cô-rinh-tô. 6:12). Không có điều đòi buộc nào trong đời sống của Phao-lô. Và kết quả là giờ đây ông có thể làm những điều ông muốn làm. Ông có thể tránh làm những điều mà ông không muốn. Và đối với bạn cũng sẽ như thế.

              Nhưng xin lưu ý, những câu đó không phải chỉ là những lời phát biểu chung chung. Ông thực sự liệt kê một số điều kiện kèm theo, “‘Mọi sự tôi có phép làm,’ nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích. ‘Mọi sự tôi có phép làm,’ nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi.” Và một lần nữa, ông nói thêm, “‘Mọi sự đều có phép làm,’ nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt.” Những điều kiện ông thêm vào đều là lẽ thường tình tốt đẹp, chứ không phải những yêu cầu, đòi hỏi. Vấn đề vẫn giống nhau: Mọi sự đều có phép làm, vì vậy hãy loại bỏ những đòi hỏi đối với bản thân bạn!

              Nếu chúng ta không loại bỏ những yêu cầu hay những sự đòi buộc chúng ta áp đặt trên chính mình, một trong hai điều sẽ xảy ra. Chúng ta đã thấy rằng những yêu cầu này sẽ tạo nên mặc cảm định tội. Điều kế tiếp xảy ra đó là chúng ta trở nên bị tê liệt và trầm cảm. Mặc cảm phạm tội của chúng ta sẽ khiến chúng ta giận dữ với chính mình, và đó là một trong những nguyên nhân chính của sự trầm cảm.

              Hãy chú ý cách nó hình thành. Bạn đang ngồi trong văn phòng sau khi người bạn và cũng là đồng sự của bạn đã kể cho bạn nghe những chi tiết về sự thăng chức và tăng lương của anh ta. Sau khi anh ta rời khỏi phòng, bạn ngồi đó giận dữ với chính mình. Sự Tự-Nhủ của bạn thật chán nản khủng khiếp! Và bao lâu mà bạn đắm mình trong loại Tự-Nhủ như thế, bạn sẽ hoặc ngồi đó bất động hoặc sẽ đi về nhà và trở nên trầm cảm bởi vì bạn thật giận dữ với bản thân mình.

              Kính Thưa quý độc giả,

              Ngay cả Ziggy, nhân vật hoạt hình bé nhỏ của họa sĩ Tom Wilson, cũng biết điều này. Vào một Chúa nhật nọ, sau khi đòi hỏi bản thân mình khắp căn nhà và khắp cả trang hí họa, chú ta nằm dài ưỡn người ra trong chiếc ghế thoải mái của mình. Khi ngồi đó, chú ta tự nhủ, “Mình nên thôi ‘đòi hỏi’ bản thân mình.” Cho đến lúc chú ta thôi đòi hỏi chính mình, chú ta sẽ thôi ngồi đó đờ người ra vì mặc cảm định tội của chú và những đòi hỏi của chú. Giống như Phao-lô trong Rô-ma 7, chú ta chỉ còn cách sự tuyệt vọng một bước ngắn mà thôi.

              Khi bạn quay về với quá khứ để cố gắng tạo hình lại một biến cố nào đó vốn khơi dậy mặc cảm phạm tội của bạn, thường thì bạn đang đối phó với nhiều cơn giận nhắm vào mình. Và đôi lúc mặc cảm tội lỗi của bạn, sự giận dữ với bản thân của bạn, và sự tức giận với những người khác cùng Đức Chúa Trời hết thảy đều rối tung lên.

              Chu kỳ của mặc cảm tội lỗi giả tạo giăng bẫy bạn trong những nỗ lực để tạo hình lại quá khứ và rồi quay trở lại hiện tại với một loạt những đòi hỏi, những tiêu chuẩn, và những scruples nới rộng thêm. Chu kỳ này dẫn tới một lối sống vốn hướng tới sự trầm cảm và tuyệt vọng. Và khuôn mẫu ấy, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn tới bệnh tật và cả sự chết nữa.

              Hiện giờ có thể bạn đang cảm thấy rằng bạn cần phải thật sự làm một điều gì đó về mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ của mình. Điều đó sẽ chỉ đưa bạn đến chỗ mặc cảm tội lỗi và giận dữ càng hơn. Điều bạn cần làm là một việc gì đó vốn phá vỡ toàn bộ chu kỳ này.

              Trước tiên, bạn phải nhận ra nguồn gốc của mặc cảm tội lỗi giả tạo này. Nó ở trong tâm trí bạn—sự Tự-Nhủ của bạn. Nếu nguồn gốc này ở trong sự Tự-Nhủ của bạn, thì giải pháp cũng ở tại đó.

              Kính thưa quý độc giả,

              Đa-vít giúp chúng ta hiểu được giải pháp cho vấn đề mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ hướng tới chính mình. Khi vua ở lại nhà thay vì ra chiến trường và trong nỗi buồn tẻ của mình đã quan hệ bất chính với Bát-sê-ba, Đa-vít không chỉ xúc phạm đến vợ của một người đàn ông khác, song còn phạm tội sát nhân. Trong một thời gian sau biến cố đó, vua cẩn thận kiểm soát cả cơn giận đối với bản thân lẫn cảm giác về mặc cảm tội lỗi rất thực của người. Sau đó tiên tri Na-than đến gặp vua với một câu chuyện ngụ ngôn vốn xuyên thấu vào tâm can Đa-vít đến tận gốc rễ của mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ trong vua (xem 2 Sam. 12:1-14).

              Kế đó, sau sự đối chất với tình trạng tội lỗi của chính mình, Đa-vít viết Thi thiên 51 và cho chúng ta thấy vua đã xử lý mặc cảm tội lỗi của mình ra sao. Vua thoát ra khỏi những đòi buộc vốn sẽ chỉ dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ càng hơn và, thay vào đó, đối diện thẳng với trọng tâm của vấn đề. Đó là sự ăn năn và sự tha thứ.

              Đức Chúa Trời ôi! 
              Xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa;
              Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa.
              Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác, và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi!
              Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi.
              Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa.
              Hãy cho tôi nghe sự vui vẻ mừng rỡ, để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc….
              Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, 
              Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng.
              Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa.
              Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi.

              Đa-vít đang cầu xin sự tha thứ. Và chỉ sự tha thứ mới có thể giải quyết chu kỳ đi xuống của mặc cảm tội lỗi—cả thực hữu lẫn giả tạo.

              Nhưng hãy nhớ, xu hướng của chúng ta là cố gắng thêm chút nữa. “Hãy cho tôi thêm một thời gian nữa, và tôi sẽ chứng minh mình là một người tốt dường nào,” chúng ta nài xin. Nhưng thời gian và việc cố gắng sẽ không phá vỡ được chu kỳ này.

              Chúa Giê-xu minh họa điều này trong một câu chuyện ngụ ngôn trong Ma-thi-ơ 18:23-35. Trong bối cảnh Phi-e-rơ hỏi về sự tha thứ, Chúa Giê-xu phán:

              "Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình. Khi vua khởi soát sổ, thì có người đem nộp một tên kia mắc nợ vua một vạn ta-lâng [$10.000.000]. Bởi vì người chẳng có gì mà trả, thì chủ dạy bán người, vợ con và gia tài người đặng trả nợ.

              Kẻ đầy tớ này bèn sấp mình xuống nơi chân chủ mà xin rằng: Thưa chủ, xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết! “Chủ bèn động lòng thương xót, thả người về, và tha nợ cho”. Nhưng khi đầy tớ đó ra về, gặp một người trong bạn làm việc, có thiếu mình một trăm đơ-ni-ê [$2.000], thì nắm bóp cổ bạn mà nói rằng: “Hãy trả nợ cho ta!” Người bạn sấp mình xuống mà nài xin rằng: “Xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả cho anh.” Song người chẳng khứng, cứ việc bắt bỏ tù cho đến khi trả hết nợ.Các bạn thấy vậy, buồn lắm, đến thuật lại cùng chủ mình mọi điều đã xảy ra. Chủ bèn đòi đầy tớ ấy đến mà nói rằng: ‘Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi cầu xin ta; ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc ngươi như ta đã thương xót ngươi sao?’ Chủ nổi giận, phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ."

              Tôi nghĩ vị vua sẽ nói với người này một điều gì đó đại khái như, “Ngươi không hiểu ta tha thứ cho ngươi để làm gì ư? Ngươi không cảm thấy phạm vi của sự tha thứ ấy ư?” Rõ ràng là không, vì người này hành xử như một người vẫn còn mắc một món nợ khổng lồ. Anh ta đang đi tới lui hành xử như một người vẫn còn mắc nợ mười triệu đô-la. Điều đó y như việc chúng ta đang sống với mặc cảm tội lỗi giả tạo! Chúng ta đã được tha thứ rồi! Món nợ đã được xóa rồi.

              Chúa Giê-xu khuyên, “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy” (câu 35). Và tôi tin chúng ta có thể thêm vào đó nhu cầu tha thứ cho chính mình nữa.

              Sự Tự-Nhủ có thể là một kẻ kiện cáo hoặc nó có thể hãnh diện về sự tha thứ, như Đa-vít trải nghiệm trong Thi thiên 103. Bạn có thể để cho các ý tưởng của mình đầy ắp mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ, hoặc bạn có thể bắt mọi ý tưởng và đem chúng đặt bên dưới chiếc dù của sự tha thứ. Hãy hủy phá những sự đòi buộc, những tiêu chuẩn vô vọng, những hòn đá nhỏ bén nhọn. Hãy đặt sự tha thứ thay vào đó, vì chỉ sự tha thứ mới có thể xóa bỏ món nợ mặc cảm tội lỗi và sự giận dữ.

              Loại Tự-Nhủ nào đang ngăn giữ khả năng tha thứ bản thân của bạn? Sự Tự-Nhủ của bạn đang bảo bạn hãy “cố gắng nhiều hơn” ở nơi nào? Hãy ghi ra một danh sách của những lời phát biểu ấy, và rồi với một cây bút màu đen đậm, hãy viết dòng chữ “ĐÃ ĐƯỢC THA THỨ!” ngang qua danh sách ấy.

              Kính thưa quý độc giả,

              Chúng ta tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn