01:41 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 33

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 30


Hôm nayHôm nay : 5143

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19182

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23028215

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Hoàn Cảnh

Chủ nhật - 20/01/2019 20:15
Hoàn Cảnh

Hoàn Cảnh

Quý thính giả thân thương, Trong tuần trước, chúng ta đề cập đến 9 cá tính bẩm sinh của một đứa trẻ, quyết định một đứa trẻ dễ nuôi hay khó nuôi, dễ hội nhập hay khép kín, dễ chịu hay khó chịu.

                 

                 Quý thính giả thân thương,

                 Trong tuần trước, chúng ta đề cập đến 9 cá tính bẩm sinh của một đứa trẻ, quyết định một đứa trẻ dễ nuôi hay khó nuôi, dễ hội nhập hay khép kín, dễ chịu hay khó chịu. Tuy nhiên, dầu được sinh ra với cá tính tự nhiên nào, tình yêu thương của cha mẹ và bầu không khí gia đình vẫn là yếu tố quyết định để giúp trẻ phát triển tốt đẹp.

                 Sau đây, tiến sĩ Ross Campbell sẽ bắt đầu phân tích về điều kiện và hoàn cảnh trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến tâm tính của trẻ như thế nào.

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Trước khi bàn về những nguyên tắc cơ bản để có thể thật sự yêu thương trẻ đồng thời thiết lập một sự kỷ luật đối với trẻ, chúng ta hãy cùng xem những điều kiện tiên quyết để có thể nuôi dạy con tốt. Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất, đó chính là gia đình. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét một vài điểm thật sự cần thiết.

                 Mối quan hệ quan trọng nhất trong gia đình chính là mối quan hệ trong hôn nhân. Đây là mối quan hệ chính yếu trong tất cả những mối quan hệ khác, kể cả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lẫn sự an toàn của trẻ phần lớn đều dựa trên tính chất mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ chúng. Điều này giúp bạn hiểu được vì sao việc giúp đỡ người chồng và người vợ có một mối quan hệ tốt đẹp là điều quan trọng trước khi chúng ta cố gắng nỗ lực để giải quyết những nan đề của họ trong việc nuôi dạy con cái. Mối quan hệ trong hôn nhân của bạn càng tốt đẹp, bạn sẽ càng thấy hiệu quả và hài lòng khi ứng dụng những chỉ dẫn trong các chương sau.

                 Tuy nhiên, nếu bạn là một người cha hoặc mẹ đã ly hôn thì tôi vẫn bảo đảm với bạn rằng những nguyên tắc của quyển sách này cũng rất có ích cho bạn. Với hoàn cảnh hiện tại, những bậc cha mẹ độc thân đôi khi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhưng cũng có lúc gặp nhiều thuận lợi hơn những gia đình khác. Nhưng dù bạn đang sống một mình hay sống cùng với người phối ngẫu thì cách bạn quan hệ với con cái mình cũng sẽ tạo nên nhiều điều khác biệt so với bất cứ gia đình nào khác.

                 Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu những khác biệt giữa sự giao tiếp thông qua sự nhận thức bằng trí óc hay lý trí và sự giao tiếp thông qua tình cảm hay cảm xúc. Những người giao tiếp chủ yếu bằng phương tiện nhận thức thường chỉ bàn đến những sự kiện thực tế trong đời sống . Họ sẽ chỉ nói về những chủ đề như các môn thể thao, thị trường chứng khoán, tiền bạc, nhà cửa, công ăn việc làm và tránh bàn đến về những chủ đề có liên quan đến lãnh vực cảm xúc. Họ thường không cảm thấy thoải mái khi phải xử trí những vấn đề nghiên về cảm xúc phức tạp, đặc biệt là những cảm xúc khó chịu như sự giận dữ. Vì thế, họ cũng tránh nói về những chủ đề có liên quan đến tình yêu, nỗi sợ hãi và sự giận dữ. Loại người này sẽ gặp khó khăn trong việc gần gũi và khích lệ người phối ngẫu của mình.

                 Ngược lại, có nhiều người giao tiếp thông qua phương diện tình cảm. Họ dễ chán nản trước những thông tin đơn thuần và luôn thấy mình cần được chia sẻ những cảm nhận của cá nhân đối với người khác, đặc biệt là với người phối ngẫu. Họ cho rằng bầu không khí giữa chồng và vợ càng tránh được sự căng thẳng, khó chịu, giận dữ và cay đắng thì càng tốt. Vì thế, họ luôn muốn nói về các vấn đề có liên quan đến cảm xúc và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn với người bạn đời của mình. Điều đó khiến bầu không khí gia đình yên ổn và giữ cho mối quan hệ giữa hai vợ chồng trở nên dễ chịu.

                 Quý thính giả thân mến,

                 Dĩ nhiên, không ai là người chỉ toàn giao tiếp thông qua nhận thức hoặc thông qua cảm xúc mà thôi. Tất cả chúng ta đều nằm ở một vị trí nào đó trên thang đo giữa cảm xúc và lý trí. Hãy thử tưởng có một biểu đồ bắt đầu với cảm xúc bên trái và chấm dứt bên phải với lý trí. Nếu tính tình và cách thức giao tiếp của một người thiên về cảm xúc thì người đó sẽ được mô tả nằm về phía trái của biểu đồ. Ngược lại, những người với tính tình và cách thức giao tiếp thiên về hướng nhận thức thì người đó sẽ nằm về phía tay phải của biểu đồ. Tất cả chúng ta đều ứng với một vị trí nào đó giữa hai thái cực lý trí và cảm xúc. Bạn thấy mình đang ở vị trí nào?

                 Theo bạn, nam giới và nữ giới sẽ ở những vị trí nào trong biểu đồ trên? Đúng như sự phỏng đoán, thông thường phụ nữ có khuynh hướng tình cảm hơn trong cách cư xử đối với người khác, đặc biệt là đối với chồng và con. Còn nam giới thì thường thể hiện sự giao tiếp thông qua nhận thức nhiều hơn.

                 Ở đây, có lẽ bạn nghĩ rằng những người ở về phía bên phải của biểu đồ, tức là thiên về lý trí nhiều hơn, thì tốt hơn những người ở về phía bên trái, tức là những người thiên về tình cảm. Đây là một nhận thức sai lầm phổ biến. Thật ra, mỗi loại tính cách đều có mặt lợi và bất lợi. Những người có tính cách hướng về phía bên phải của biểu đồ, hay nói cách khác, là những người giàu tình cảm, không hẳn là những người thiếu sáng suốt và kém thông minh hơn những người ở về phía bên trái. Họ đơn giản chỉ là những người nhận thức được cảm xúc và có khả năng xử trí những cảm xúc đó tốt hơn. Ngược lại, những người nằm về bên phải của biểu đồ vốn không thể bày tỏ được những cảm xúc của mình nên họ đơn giản chỉ đè nén những cảm xúc đó và vì thế họ trở thành những người ít tình cảm hơn.

                 Đây là một điều rất đáng ngạc nhiên: những người được gọi là sống bằng lý trí (ở về phía bên phải của biểu đồ) cũng bị cảm xúc chi phối giống như những người sống bằng tình cảm, nhưng khác nhau ở chỗ những người sống bằng lý trí không nhận ra sự chi phối đó. Chẳng hạn như bản thân những người có tính nghiêm khắc, hay những người ra vẻ trí thức trịnh trọng cũng có những cảm xúc sâu sắc nhưng họ thường dùng sử dụng rất nhiều năng lượng của bản thân nhằm che dấu những cảm xúc đó để tránh gây phiền toái cho mình. Thật không may, chính việc làm này của họ lại gây phiền toái cho người khác. Khi có một người nào đó (chẳng hạn như người vợ hay những đứa con là những ngươi giàu tình cảm) đến gần để nhận được sự yêu thương và gần gũi, họ chẳng những không đáp ứng mà còn tỏ ra bực bội vì bị người khác làm phiền đến sự cân bằng riêng tư của mình.

                 Sau khi hiểu được là có người thiên về lý trí, có người thiên về tình cảm, chúng ta mới hiểu được tại sao có căng thẳng và ngộ nhận giữa vợ chồng với nhau và điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và con cái như thế nào. Đó là điều chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong những tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn