01:45 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42


Hôm nayHôm nay : 5020

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10095

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23019128

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Nan Đề (phần 2)

Thứ hai - 07/01/2019 19:54
Nan Đề (phần 2)

Nan Đề (phần 2)

Kính thưa quý thính giả, Trong tuần rồi chúng ta đã được nghe về nan đề của gia đình ông bà Jim và Esther Smith. Hai người này thật sự yêu thương nhau và yêu thương cậu con trai của mình tên là Tom.



                 Kính thưa quý thính giả,

                 Trong tuần rồi chúng ta đã được nghe về nan đề của gia đình ông bà Jim và Esther Smith. Hai người này thật sự yêu thương nhau và yêu thương cậu con trai của mình tên là Tom. Thế nhưng khi cậu lên mười ba tuổi thì Tom bỗng dưng bắt đầu có những sự thay đổi trong tánh tình và khi Tom vào trường trung học là lúc Tom xa rời những người bạn thân cũ và bắt đầu chạy rong với những đứa trẻ hay gây rối. Tính tình Tom bắt đầu thay đổi và trở nên giống như mấy đứa bạn mới của nó. Tom đã rất buồn chán chứ chưa bao giờ có được sự hài lòng với chính bản thân và cuộc sống của mình. Bao nhiêu năm qua, Tom cũng từng mong muốn có được một mối quan hệ gần gũi và ấm áp bên cha mẹ mình, nhưng càng lúc, ước mơ ấy càng mất dần đi...

                 Hôm nay chúng tôi xin mời quý thính giả tiếp tục theo dõi những nhận xét của tiến sĩ Ross Campbell:

                 Hầu hết những bậc phụ huynh đều gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con cái mình. Những áp lực và căng thẳng gia tăng mỗi ngày càng khiến những bậc làm cha mẹ trong những gia đình tại Mỹ dễ cảm thấy bối rối và chán nản hơn. Tỉ lệ ly hôn gia tăng, nền kinh tế gặp khủng hoảng, chất lượng giáo dục sa sút, tình trạng mất lòng tin vào các cấp lãnh đạo… Tất cả những điều đó đã gây ra những thiệt hại về mặt tình cảm cho những bậc làm cha mẹ. Họ đã phải lao nhọc vì công việc, còn tình cảm và tinh thần của họ càng lúc càng cạn kiệt vì thế họ lại càng thấy khó khăn hơn trong việc nuôi dưỡng con mình. Tôi chắc chắn rằng trong những hoàn cảnh khó khăn của họ thì con cái chính là gánh nặng lớn nhất. Vì trẻ em chính là đối tượng có nhu cầu lớn nhất trong xã hội và nhu cầu đó chính là tình thương.

                 Cha mẹ của Tom thật sự rất thương em. Họ đã làm những điều tốt nhất để nuôi dạy Tom nhưng vẫn còn thiếu một điều gì đó. Bạn có nhận ra đó là điều gì không? Đó không phải là tình thương vì cha me của Tom đã rất mực yêu thương em. Nguyên nhân cơ bản ở đây là Tom không cảm nhận được tình thương đó. Chúng ta có nên chê trách cha mẹ của Tom không? Có phải lỗi là ở họ không? Tôi không nghĩ như vậy. Sự thật là ông bà Smith luôn yêu thương con mình nhưng họ đã không biết cách để bày tỏ tình yêu đó. Giống như hầu hết những bậc phụ huynh khác, họ nghĩ mình đã đáp ứng được những nhu cầu của con: cơm ăn, nhà ở, quần áo, học hành, sự khuyên dạy…Trong khi đáp ứng cho con những điều nói trên, họ đã không để tâm đến nhu cầu cần được yêu thương bằng một tình yêu vô điều kiện của con mình. Dĩ nhiên bậc làm cha làm mẹ nào cũng có tấm lòng yêu thương con cái nhưng điều thách thức chúng ta ở đây là cách bày tỏ được tình yêu vô điều kiện đó.

                 Mặc dù cuộc sống ngày nay có quá nhiều nan đề, nhưng bậc phụ huynh nào thực lòng muốn cho con cái mình những điều mà chúng thật sự cần thì họ đều có thể học biết cách để làm được điều đó. Để có thể cho con trẻ mọi điều chúng cần trong những năm tháng tuổi thơ ngắn ngủi, tất cả những bậc làm cha mẹ cần phải biết được cách để có thể thật sự yêu thương chúng.

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Một rắc rối lớn khác mà các bậc cha mẹ thường thắc mắc, đó là “Kỷ luật như thế nào là đúng nhất”. Chúng ta hãy cùng nghe tiến sĩ Ross Campbell bàn luận về vấn đề này như sau:

                 Một vài ngày sau, khi gặp lại tôi, Tom đã kể tiếp câu chuyện như sau: “Cháu nhớ có một lần nọ, khi cháu được 6 hay 7 tuổi gì đó; thậm chí đến giờ cháu cũng còn thấy buồn, và đôi lúc muốn điên lên vì điều đó. Hôm đó, cháu chơi banh và vô tình làm vỡ kính cửa sổ. Cháu đã rất sợ hãi và trốn trong rừng cho đến khi mẹ đi tìm cháu về. Cháu rất biết lỗi về điều đó. Cháu còn nhớ mình đã khóc rất nhiều vì thấy mình thật tồi tệ. Khi bố cháu về nhà, mẹ đã kể lại việc cánh cửa bị bể và bố đã dùng roi quất cháu.” Nói đến đây, nước mắt Tom trào ra.

                 Tôi hỏi “Rồi cháu nói gì?”

                 Tom khẽ nói “Cháu chẳng nói gì cả”

                 Cách người cha kỷ luật đối với Tom đã khiến em mang lấy một cảm giác đau đớn, giận dữ và cay đắng đối với cha mẹ mình. Đó là cảm xúc mà em không thể nào quên được và cũng không bao giờ có thể tha thứ được nếu không có một sự giúp đỡ nào đó. Đã nhiều năm trôi qua nhưng Tom vẫn còn bị tổn thương bởi những điều đó.

                 Vì sao sự việc đặc biệt đó lại để lại một dấu ấn đau đớn trong ký ức của Tom đến như vậy, khi trong những lúc khác, Tom có thể chấp nhận những hình phạt mà không oán trách, thậm chí còn biết ơn cha mẹ? Phải chăng do lúc đó, Tom vừa mới thấy hối lỗi và ăn năn về việc mình làm bể kính cửa sổ? Phải chăng vì lỗi lầm đó cũng đã đủ khiến cậu bé đau khổ thay vì phải chịu thêm trận đòn đau đớn? Phải chăng hình phạt của cha đã khiến Tom nghĩ rằng cha mẹ không hiểu và không nhạy cảm trước cảm xúc của em? Phải chăng đó chính là lúc mà Tom cần nhận được sự ấm áp và thông cảm của cha mẹ hơn bao giờ hết, thay vì những hình phạt khắc nghiệt? Vậy làm thế nào để cha mẹ Tom biết được những điều đó? Làm sao để họ biết được mình phải áp dụng biện pháp kỷ luật nào cho phù hợp vào lúc đó?

                 Quí vị phụ huynh thân mến, các bạn nghĩ như thế nào? Chúng ta có nên suy tính trước việc mình sẽ tuần tự làm những gì để nuôi dạy con mình không? Bạn nghĩ chúng ta có nên quá cứng nhắc không? Chúng ta nên cứng nhắc đến mức nào? Chúng ta có nên cứ dùng hình phạt với trẻ mỗi khi chúng lầm lỗi không? Nếu có, thì chúng ta có nên luôn luôn dùng những hình phạt giống nhau không? Nếu không, thì chúng ta cần thay đổi như thế nào? Kỷ luật là gì? Kỷ luật và hình phạt có đồng nghĩa hay không? Phải chăng chúng ta chỉ cần học biết cách nào để huấn luyện con cái một cách hữu hiệu và cứ cứng nhắc với ý nghĩ đó? Hay chúng ta chỉ nên sử dụng khả năng cảm nhận và trực giác của mình trong việc dạy dỗ con cái mà thôi? Hoặc chúng ta sẽ sử dụng một vài phương pháp trong số những điều nói trên? Chúng ta sử dụng những phương pháp đó như thế nào là phù hợp? Chúng ta cần sử dụng khi nào?

                 Tất cả những bậc phụ huynh thật sự quan tâm đến con mình đều trăn trở với những câu hỏi nói trên. Chúng ta bị rối trí trước vô vàn đầu sách, bài báo, những buổi hội thảo chuyên đề, những nghiên cứu về việc nuôi dạy con. Những cách dạy đó có thể thay đổi đa dạng từ việc véo vào mạng sườn của trẻ đến việc thưởng kẹo cho trẻ.

                 Tóm lại, điều cần thiết ở đây là làm thế nào để ông bà Jim và Esther có thể giải quyết được tình huống này để vừa giúp Tom có được sự kỷ luật nhưng đồng thời vẫn giữ được một mối quan hệ yêu thương gần gũi với em. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề nan giải này ở những chương sau.

                 Theo tôi, tất cả những bậc làm cha mẹ đều nhất trí rằng ngày nay việc nuôi dạy con cái là điều cực kỳ khó khăn. Vì hầu hết thời gian của trẻ là ở dưới sự kiểm soát và tác động của những người ngoài, trong đó bao gồm: trường học, nhà thờ, hàng xóm, bạn bè và những phương tiện thông tin. Vì vậy, cha mẹ nghĩ rằng dù họ có làm tốt trách nhiệm của mình đến đâu đi nữa thì những nỗ lực đó cũng ít có tác động cách toàn diện đến con cái của họ.

                 Quý thính giả thân mến,

                 Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Trong tất cả những nghiên cứu mà tôi đọc đều cho thấy sức mạnh của gia đình vẫn có thể chiến thắng tất cả những ảnh hưởng từ bên ngoài đó. Tầm ảnh hưởng của cha mẹ to lớn hơn tất cả những điều khác. Gia đình là nơi chủ yếu quyết định sự hạnh phúc, an toàn và ổn định của trẻ. Gia đình là nơi giúp các em biết cách cư xử với người lớn, với bạn bè và với những em nhỏ khác. Gia đình là nơi giúp các em có niềm tin vào bản thân mình và khả năng của mình. Gia đình là nơi quyết định các em sẽ sống chan hòa hay thờ ơ xa cách với mọi người. Gia đình là nơi giúp các em biết phải cư xử như thế nào trong những hoàn cảnh mới. Vâng, mặc dù trẻ em bị tác động bởi rất nhiều thứ nhưng gia đình chính là nơi đem lại sự ảnh hưởng cho các em nhiều nhất.

                 Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nan đề khác mà các bậc cha mẹ thường phải đối diện trong cách nuôi dạy và bày tỏ tình thương với con mình. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn