09:44 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 31

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 30


Hôm nayHôm nay : 8834

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 22873

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23031906

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Tình Yêu Có Mù Quáng Không?

Chủ nhật - 03/02/2019 19:55
Tình Yêu Có Mù Quáng Không?

Tình Yêu Có Mù Quáng Không?

Kính thưa quý thính giả, Trong tuần trước, chúng ta đã đề cập đến vai trò lãnh đạo và khởi xướng của người chồng trong gia đình. Thông thường thì quý ông thiên về lý trí và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong gia đình, nhưng cũng không nên quên rằng người vợ thường thiên về tình cảm và nàng cần được đáp ứng tình cảm đúng mức.



                Kính thưa quý thính giả,

                Trong tuần trước, chúng ta đã đề cập đến vai trò lãnh đạo và khởi xướng của người chồng trong gia đình. Thông thường thì quý ông thiên về lý trí và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong gia đình, nhưng cũng không nên quên rằng người vợ thường thiên về tình cảm và nàng cần được đáp ứng tình cảm đúng mức. Tiến sĩ Ross Campbell cho biết một người chồng biết khởi xướng và hướng dẫn trong gia đình, nhưng đồng thời cũng biết lắng nghe và quan tâm đến tâm tư, tình cảm của vợ con, thì thiên đàng sẽ đến trong mái ấm gia đình của họ.

                Như đã hứa với quý thính giả tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến sĩ Ross Campbell tìm hiểu lý do tại sao người ta thường nói “Tình yêu là mù quáng”. Có thật vậy không? Tiến sĩ Campbell bắt đầu với câu chuyện gia đình của Yvonne và John sau đây:

                Yvonne than thở: “Thấy không? John chẳng còn yêu tôi nữa. Anh ta chỉ toàn chỉ trích tôi thôi.” Cô và chồng đến gặp tôi để được tư vấn về hôn nhân, như một biện pháp cuối cùng. Yvonne nói tiếp “Anh không thể nói điều gì tốt về tôi sao, anh John?” Tôi ngạc nhiên vì John thật sự không thể nghĩ ra bất cứ điều gì tốt về vợ mình. Yvonne là một phụ nữ có sức thu hút, thông minh, ăn nói hoạt bát và có nhiều tài nhưng dường như John chỉ có thể chỉ ra ở cô những nhược điểm mà thôi. Họ đã kết hôn được sáu năm. Lý do nào dẫn đến sự mâu thuẫn này?

                Khi suy nghĩ về tỉ lệ ly dị đáng ngạc nhiên như hiện nay thì thật khó để tin rằng hầu như tất cả những cuộc hôn nhân trong số đó đều khởi đầu bằng một viễn cảnh đầy hy vọng, hứa hẹn, yêu thương và những cảm giác tuyệt vời giữa tân lang và tân nương. Khởi đầu, mọi việc lúc nào cũng dường như thật đẹp đẽ và cả thế giới đều thật hoàn hảo. Hôn nhân của Yvonne và John cũng khởi đầu như vậy. Nhưng tại sao điều đó lại thay đổi đến độ khiến chúng ta giật mình! Vì sao điều đó lại xảy ra?

                Một yếu tố dẫn đến điều đó là do sự thiếu chín chắn. Nhưng thế nào là thiếu chín chắn? Thiếu chín chắn là điều thường gặp ở giới trẻ nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Trong phạm vi của câu chuyện nói trên, thiếu chín chắn có thể được định nghĩa là sự thiếu năng lực chịu đựng (xử trí) ở mức độ nhận thức đối với những cảm xúc song hành trái ngược lẫn nhau. Sự song hành hai cảm xúc trái ngược nhau đơn giản có nghĩa là việc đồng thời tồn tại những cảm xúc đối lập hoặc mâu thuẫn với một người khác.

                Điều này giải thích câu nói “Tình yêu là sự mù quáng.” Khi mới bước vào tình yêu hoặc trong những tuần đầu, tháng đầu sau khi kết hôn, chúng ta luôn cho rằng người yêu của mình là người hoàn hảo nhất, chẳng có điểm gì đáng chê trách. Vì vậy, chúng ta nén lại (từ chối, làm ngơ) tất cả những điểm mà mình không thích ở người phối ngẫu. Lúc ấy, chúng ta chỉ nhận ra những điểm tốt của họ mà quên đi những khiếm khuyết như hình dáng hay ngoại hình của người đó, tính người đó quá nhiều chuyện hoặc quá trầm lặng, người đó có khuynh hướng càng lúc càng mập ra hay gầy hơn, người đó quá hoạt bát hoặc khép kín, người đó hay buồn rầu, ủ rũ, người đó không có khả năng trong các lĩnh vực như thể thao, âm nhạc, hội họa, may vá hay nấu nướng.

                Kính thưa quý thính giả,

                Nếu chúng ta cứ cố tình làm ngơ trước những khuyết điểm không mong đợi ở người bạn đời của mình thì mọi việc cũng sẽ ổn thỏa trong giai đoạn đầu chung sống. Nhưng một khi đã sống với nhau ngày này qua ngày khác, tháng nọ qua tháng kia, chúng ta sẽ khám phá nhiều về họ hơn: có điểm thì tốt, có điểm thì không tốt nhưng cũng có những điểm mà chúng ta không chịu nổi. Chừng nào chúng ta còn đủ sức che dấu những nhược điểm đó trong vô thức của mình, thì người bạn đời sống bên cạnh chúng ta vẫn tiếp tục là một mẫu người gần như hoàn thiện và không có điểm gì xấu.

                Nhưng điều rắc rối ở đây là chúng ta không thể nào đè nén được điều đó mãi mãi. Một lúc nào đó, sức chịu đựng của chúng ta sẽ đạt đến độ bão hòa. Thời điểm đó có thể là vài ngày sau khi cưới mà cũng có thể là vài năm. Nhanh hay chậm là phụ thuộc vào (1) khả năng đè nén, không quan tâm và làm ngơ trước những nhược điểm (2) Mức độ trưởng thành của chúng ta, hay nói cách khác là khả năng của xử trí một cách có ý thức trước những cảm xúc lẫn lộn.

                Khi đến thời điểm bão hòa, chúng ta không thể tiếp tục đè nén những cảm xúc tiêu cực của mình lâu hơn nữa. Đột nhiên, chúng ta sẽ thấy mình phải sống những ngày tháng trong sự bất mãn đối với người phối ngẫu. Một lần nữa, vì sự thiếu trưởng thành của bản thân, chúng ta lại đè nén tất cả những cảm nhận tốt trước kia về người bạn đời của mình và bắt đầu tập trung vào những điểm xấu của họ. Chúng ta phạm phải sai lầm một lần nữa. Lúc đó, hình ảnh của người chúng ta yêu dấu ngày nào giờ đây đảo ngược một cách hoàn toàn, ở người đó chỉ toàn những điểm xấu chứ rất ít hoặc không có điểm gì tốt cả. Người đó giờ đây gây cho chúng ta khó chịu hơn là dễ chịu.

                Điều này xảy ra một cách nhanh chóng. Hai tháng trước đây, John vẫn còn nghĩ rằng Yvonne là một mẫu người thật hoàn hảo, nhưng bây giờ, anh ta thậm chí không chịu nổi sự có mặt của cô. Yvonne vẫn không có gì thay đổi so với trước đó nhưng những cảm nhận của John về cô hoàn toàn đảo lộn.

                Chúng ta phải xử lý như thế nào trước vấn đề đang là nguyên nhân gây hại cho cấu trúc xã hội và đe dọa sức mạnh của những tế bào quốc gia nói trên? Như thường lệ, đưa ra cách giải quyết thì dễ chứ thực hiện thì rất khó. Trước hết, chúng ta cần nhận ra rằng trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Thật kỳ lạ vì chúng ta nghe câu nói đó mỗi ngày nhưng lại không tin điều đó. Vì thế, chúng ta đã tham dự trò chơi đè nén cảm xúc và mong đợi quá nhiều về một sự hoàn hảo ở người mình yêu.

                Thứ hai, chúng ta phải luôn tự nhận biết giá trị của người bạn đời cũng như nghĩa vụ pháp lý của chúng ta đối với người đó. Ngay với chính bản thân mình, tôi luôn tâm niệm rằng những gì tôi thấy thích ở vợ và những điều mà tôi mong đợi ở cô ấy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Về phương diện này thì vợ tôi cũng như bao người phụ nữ khác. Tôi cũng đã phải mất một thời gian dài để có thể tìm ra những điểm tốt của cô ấy trong những lúc cảm thấy thấy vọng về cô ấy.

                Thứ ba, chúng ta phải học cách chấp nhận người phối ngẫu của mình bằng chính con người thật của họ, kể cả những lỗi lầm của họ. Quyết định ly dị để tìm được một người tốt hơn, một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn và ngay cả để tìm đến một cuộc tình mới…đều là những chuyện xa vời, chưa kể đến những mặc cảm tội lỗi và những nan đề khác có thể xảy ra nếu chúng ta làm như vậy. Nên nhớ rằng vợ hoặc chồng của bạn là những người không thể thay thế.

                Ước mong qua câu chuyện tuần này, quý vị học biết cách chấp nhận và tha thứ cho người bạn đời của quý vị, để rồi chính quý vị cũng được chấp nhận và được thứ tha. Xin hẹn gặp lại quý vị trong tuần tới.
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn