09:56 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 95

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 94


Hôm nayHôm nay : 15218

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22993199

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Cá Tính Bẩm Sinh

Chủ nhật - 13/01/2019 19:28
Cá Tính Bẩm Sinh

Cá Tính Bẩm Sinh

Quý thính giả thân thương, Trong hai tuần trước, chúng ta đã cùng nhau đi qua một số nan đề mà các bậc cha mẹ thường phải đương đầu trong vấn đề nuôi dạy con cái. Đó là hầu hết các bậc cha mẹ hết mực thương yêu và lo lắng cho con, nhưng nhiều khi con cái không cảm nhận được tình thương này và tỏ ra bất mãn với cách cư xử của cha mẹ.

                  

                  Quý thính giả thân thương,

                  Trong hai tuần trước, chúng ta đã cùng nhau đi qua một số nan đề mà các bậc cha mẹ thường phải đương đầu trong vấn đề nuôi dạy con cái. Đó là hầu hết các bậc cha mẹ hết mực thương yêu và lo lắng cho con, nhưng nhiều khi con cái không cảm nhận được tình thương này và tỏ ra bất mãn với cách cư xử của cha mẹ. Các em thường dễ thấy bị tổn thương khi cha mẹ thi hành kỷ luật khi các em sai trật. Vấn đề chính ở đây là làm sao cân bằng giữa sự bày tỏ tình thương và thi hành kỷ luật. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ trình bày những yếu tố bẩm sinh có ảnh hưởng như thế nào trên cá tính các em như sau.

                  Chúng ta hãy cùng xem xét 9 đặc tính bẩm sinh sau đây. Thông tin này được trích từ nghiên cứu của hai tiến sĩ Stella Chess và Alexander Thomas. Nghiên cứu của họ đi sâu vào việc giải thích nguyên nhân hình thành cá tính của trẻ em. Điều này giúp chúng ta giải thích lý do vì sao một số trẻ lại tỏ ra dễ nuôi, dễ thương, dễ bảo hơn những trẻ khác. Nó cũng cho chúng ta biết tại sao trẻ nhỏ được nuôi dưỡng trong cùng một gia đình, trong cùng một điều kiện nhưng tính tình lại khác nhau đến vậy.

                  Quan trọng nhất, Chess và Thomas còn giúp chúng ta thấy rằng cá tính của trẻ không chỉ được quyết định bởi hoàn cảnh gia đình nhưng còn là do đặc điểm của từng trẻ. Đây là một kết quả tuyệt vời làm xoa dịu những lời chỉ trích bất công đổ lỗi cho cha mẹ về tất cả những gì xảy ra cho con cái họ. Một thói quen đáng buồn của nhiều người (kể cả những nhà chuyên môn) là thường kết luận rằng cha mẹ hoàn toàn có lỗi về bất cứ điều gì liên quan đến các con mình. Nghiên cứu của Chess và Thomas còn chứng minh rằng nhiều trẻ em dễ thất bại trước khó khăn hơn những em khác.

                  Chúng ta hãy cùng xem tóm tắt về nghiên cứu của họ. Họ mô tả 9 loại cá tính của trẻ mà ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh mà người lớn đã có thể nhận ra. Những đặc tính này không chỉ là do bẩm sinh (có từ lúc trẻ mới sinh) nhưng còn là những đặc tính căn bản sẽ phát triển cùng với trẻ. Môi trường sống có thể làm thay đổi những đặc điểm của trẻ nhưng cá tính là những điều ăn sâu vào toàn bộ nhân cách và kéo dài trong suốt cuộc đời của trẻ mà không dễ gì thay đổi được. Chín đặc tính bẩm sinh đó là:

  1. Mức độ hoạt động: là mức độ vận động vốn có của trẻ, quyết định việc trẻ sẽ tỏ ra thụ động hay hiếu động.
  2. Chu kỳ (đều đặn hay rối loạn) là những hoạt động có thể dự đoán trước của trẻ như: đói, cách cho ăn, sự bài tiết, chu kỳ thức ngủ.
  3. Dễ gần hay khó gần: thể hiện qua khả năng đáp ứng của trẻ trước một sự vật gây kích thích mới như đồ ăn, đồ chơi mới hay người lạ.
  4. Khả năng hòa hợp: Thể hiện qua tốc độ và những hành vi của trẻ để đáp ứng trước sự thay đổi về cấu trúc của môi trường xung quanh.
  5. Cường độ phản ứng: là lượng năng lượng được trẻ sử dụng để biểu lộ tâm trạng của mình.
  6. Giới hạn của phản ứng: là mức độ kích thích cần thiết để khiến trẻ đáp ứng.
  7. Đặc điểm tâm trạng (tích cực hoặc tiêu cực) Ví dụ: thích vui đùa, thoải mái, vui vẻ, thân thiện là những tâm trạng tích cực. Ngược lại, khó chịu, hay khóc, không thân thiện là những tâm trạng tiêu cực.
  8. Mức độ tập trung: thể hiện qua cách trẻ cư xử trước những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
  9. Thời gian tập trung và sức bền: Khoảng thời gian trẻ còn có thể kiểm soát những hoạt động của mình và tiếp tục duy trì những hoạt động đó bất chấp những chướng ngại.

                  Các mục 3, 4, 5 và 7 là những đặc điểm quan trọng quyết định trẻ sẽ trở thành một đứa con dễ nuôi hay khó nuôi, mức độ khôi phục hoạt động của trẻ có cao hay không, trẻ có phải là người sống khép kín trong những môi trường mới hay không, trẻ có phải là người luôn thấy khó hòa hợp với môi trường mới, không chịu nổi những sự thay đổi hay không, hay trẻ là người luôn mang tâm trạng bất ổn, dễ bị tổn thương và căng thẳng, đặc biệt là những khi cha mẹ đòi hỏi quá nhiều ở trẻ. Tiếc thay, những trẻ có những cá tính tiêu cực nói trên lại ít nhận được tình thương và sự yêu mến của người lớn.

                  Điều chúng ta học được ở đây là những đặc tính cơ bản của trẻ có liên quan nhiều đến cách chăm sóc và dưỡng dục của người mẹ. Với những đặc tính đã nêu trên, Chess và Thomas đã đưa ra một số tiêu chuẩn để đánh giá trẻ sơ sinh. Từ những dữ kiện nói trên, họ dễ dàng đoán được trẻ nào sẽ là “những em bé dễ chịu” hay nói cách khác là những trẻ dễ chăm sóc, dễ gần và dễ nuôi. Ngược lại, những trẻ khó chăm sóc, khó gần và khó nuôi được gọi là “những em bé khó chịu.” Những trẻ này đòi hỏi nhiều ở mẹ hơn “những em bé dễ chịu.”

                  Quý thính giả thân mến,

                  Sau đó, Chess và Thomas tiến hành so sánh sự phát triển của trẻ dựa trên cách người mẹ chăm sóc các em. Chess và Thomas nghiên cứu và thấy rằng những đứa trẻ được mẹ mong đợi hay là người mẹ thật sự muốn có con và sống trong bầu không khí yêu thương của mẹ sẽ cảm thấy mình được chấp nhận. Hai nhà nghiên cứu cũng thấy rằng khi trẻ có mẹ là người không muốn có con hay những bà mẹ cố ý hay vô tình bỏ bê đứa bé và không đem tình thương đến cho con, sẽ nhận ra rằng mình không được chấp nhận và yêu thương.

                  Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng “những em bé dễ chịu” và những người mẹ muốn có con là một sự kết hợp tuyệt vời. Những đứa trẻ này sẽ phát triển tốt và hầu như không gặp phải một hậu quả tiêu cực nào.

                  Đối với “những em bé khó chịu,” những bà mẹ muốn có con cũng gặp phải một vài khó khăn với chúng nhưng những điều đó không thành vấn đề. Trong tình thương của mẹ, “những đứa trẻ khó chịu này” nói chung cũng sẽ phát triển tốt. Nhưng đối với những bà mẹ không muốn có con, thì con cái họ sinh ra sẽ không phát triển tốt cho dù đó là “những đứa trẻ dễ chịu”. Những trẻ này sẽ gặp khó khăn nhiều hơn so với “những em bé khó chịu” nhưng có mẹ là người muốn có con và sẽ gặp nhiều điều tiêu cực hơn tích cực. 

                  Còn “những em bé khó chịu” mà gặp phải những người mẹ không muốn có con thì thật đáng buồn. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Những trẻ này phải ở trong tình trạng khó khăn và có khuynh hướng bị gọi là “những trẻ có nguy cơ rủi ro cao.” Nhiều trường hợp của những trẻ như thế khiến chúng ta phải đau lòng. Các em có nguy cơ bị ngược đãi và bỏ rơi. Quả thật, các em rất dễ gặp phải những điều tiêu cực đó.

                  Khi tổng hợp tất cả những tài liệu quí giá này lại với nhau, chúng ta phát hiện những sự thật rất đáng báo động. Trước tiên, chúng ta thấy rằng sự hòa hợp của trẻ với thế giới xung quanh không chỉ phụ thuộc vào bầu không khí gia đình và cha mẹ chúng. Nhưng những đặc tính bẩm sinh của mỗi em nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, tăng trưởng và trưởng thành của chúng. Những đặc tính này cũng có ảnh hưởng và thậm chí quyết định việc trẻ sẽ trở nên khó hay dễ nuôi dạy. Chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cha mẹ kiểm soát con cái vì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một mối quan hệ hai chiều.

                  Trong công việc thực tế mỗi ngày, tôi đã giúp cho nhiều bậc phụ huynh nhận thức những điều nói trên để sửa chữa vô số sai lầm của mình. Một bài học quan trọng nữa dành cho các bậc làm cha mẹ đó là bất kể con cái họ có cá tính bẩm sinh như thế nào, thì người mẹ và ngay cả người cha mới chính là những nhân tố quan trọng quyết định sự hình thành cá tính của con họ. Chúng ta thấy rằng dù cho đứa trẻ có khó nuôi như thế nào đi nữa thì thái độ của người mẹ cũng có thể đem lại những tác động lớn hơn đến kết quả sau cùng. Cha mẹ có khả năng thay đổi những đặc tính bẩm sinh của trẻ khiến chúng tốt hơn hay xấu đi.

                  Đó chính là điều quyển sách này nói đến. Đây là một quyển sách chỉ dẫn: cha mẹ phải có mối quan hệ như thế nào với con cái để chúng có thể phát triển một cách tốt nhất; hay làm thế nào các bậc phụ huynh có thể đáp ứng cho con cái nhu cầu tình cảm mà chúng rất cần. Ở đây, chúng ta không thể nào nói hết tất cả mọi vấn đề liên quan đến việc nuôi dạy con cái. Vì thế, tôi chỉ trình bày những hiểu biết căn bản và hữu hiệu cho các bậc phụ huynh.

                  Hầu hết những bậc phụ huynh đều cảm thấy mình có tình thương đối với con cái và cho rằng mình đã bày tỏ tình thương thật rõ ràng và đúng mức đối với chúng. Đây chính là sai lầm lớn nhất ngày nay. Nhiều phụ huynh không thể bày tỏ được tình thương tận đáy lòng mình cho con cái, lý do là vì họ không học biết cách để làm điều đó. Vì thế, nhiều trẻ cho rằng mình không thật sự được yêu thương và chấp nhận một cách vô điều kiện. Tôi nghĩ điều này thực sự có liên quan đến hầu hết những rắc rối mà trẻ gây ra. Trừ khi giữa cha mẹ và con cái có một mối quan hệ yêu thương ràng buộc, nếu không, tất cả những điều khác (chẳng hạn như kỷ luật, quan hệ bạn bè, trường lớp) đều sẽ bị sai trật và sinh ra nhiều rắc rối.

                  Sau khi đồng ý với nhau những vấn đề trên, trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra những nguyên tắc căn bản hết sức quan trọng để thiết lập mối quan hệ yêu thương ràng buộc đó. Xin hẹn gặp lại quý vị trong tuần tới.
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: cha mẹ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn