13:10 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 16


Hôm nayHôm nay : 5295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271364

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23000771

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Ngôn Ngữ Yêu Thương 3: Quà Tặng

Thứ hai - 23/03/2020 21:18
Ngôn Ngữ Yêu Thương 3: Quà Tặng

Ngôn Ngữ Yêu Thương 3: Quà Tặng

Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau học hỏi về “Lời Khẳng Định” và “Thời Gian Chất Lượng” là ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai để bày tỏ tình yêu thương của chính mình ta đến người yêu hay người vợ, người chồng. Chúng tôi xin mời quý vị trong tuần này và những tuần tới, cùng chúng tôi khám phá ngôn ngữ thứ ba để bày tỏ tình yêu.


Ngôn Ngữ Yêu Thương 3: Quà Tặng


           Kính thưa quý thính giả,
 

           Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau học hỏi về “Lời Khẳng Định” và “Thời Gian Chất Lượng” là ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai để bày tỏ tình yêu thương của chính mình ta đến người yêu hay người vợ, người chồng. Chúng tôi xin mời quý vị trong tuần này và những tuần tới, cùng chúng tôi khám phá ngôn ngữ thứ ba để bày tỏ tình yêu.
 

           Về ngôn ngữ thứ ba này, Tiến sĩ Gary Chapman kể lại những khám phá kỳ thú của ông như sau:
 

           “Tôi ở Chicago khi nghiên cứu về nhân chủng học. Vì liên hệ trong những công trình về dân tộc học, tôi được viếng thăm nhiều sắc dân thật lạ lùng trên khắp thế giới. Tôi đến Trung Mỹ để nghiên cứu những nền văn hóa cao cấp của người Mayana và người Aztecs. Tôi vượt Thái Bình Dương để nghiên cứu các bộ lạc Melanesia va Polynesia. Tôi nghiên cứu dân Éskimos của vùng lãnh nguyên phía bắc và thổ dân Ainus của Nhật Bản. Tôi quan sát những nét văn hóa về tình yêu và hôn nhân và thấy rằng trong mọi văn hóa mình đã nghiên cứu, thì việc tặng quà là một phần quan trọng trong tiến trình chuyển từ tình yêu đến hôn nhân.
 

           “Các nhà nhân chủng học và chính tôi cũng thấy thật say mê khi khám phá ra rằng có những nét văn hóa luôn luôn có mặt trong mọi nền văn hóa. Có thể nào tặng quà là cách biểu lộ tình yêu trong mọi nền văn hóa không? Phải chăng thái độ yêu thương lúc nào cũng đi kèm theo với ý niệm ban tặng không? Đây là những câu hỏi phần nào mang tính chuyên môn và hơi triết lý, nhưng nếu câu trả lời là có, thì đây là câu trả lời xác đáng nhất cho các cặp vợ chồng tại Bắc Mỹ.”
 

           “Tôi đã đi một chuyến thực tập về nhân chủng học tại đảo Dominica. Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu văn hóa của người Carib Indians, và trên chuyến đi tôi gặp Fred. Fred không phải người Carib mà là một thanh niên da đen hai mươi tám tuổi. Fred bị mất một bàn tay trong một tai nạn đánh cá bằng chất nổ. Từ khi gặp tai nạn anh không thể tiếp tục nghề đánh cá được nữa. Anh có nhiều giờ rãnh rồi và tôi vui được làm bạn với anh. Chúng tôi dành nhiều giờ nói về văn hóa của anh.”
 

           “Lần đầu tôi viếng nhà Fred, anh nói với tôi: “Ông Garry ạ, mời ông uống nước trái cây nhé?” Tôi nhiệt tình đáp ứng. Anh quay sang em trai, bảo: “Em lấy nước trái cây mời ông Garry đi”. Người em quay lưng, đi ra con đường đất, leo lên cây dừa và mang vào một trái dừa xanh. Fred ra lịnh: “Chặt ra đi.” Bằng ba nhát dao rựa nhanh nhẹn, người em chặt quả dừa, để lộ một khoảng trống hình tam giác nơi đầu quả. Fred trao qua đưa cho tôi và nói: “Nước trái cây cho ông đây”. Nước màu xanh, nhưng tôi vẫn uống - uống hết vì tôi biết đó là món quà của tình yêu. Tôi là bạn của anh, và bạn thì được mời uống nước trái cây.”
 

           “Vào cuối những tuần lễ ở bên nhau, khi tôi chuẩn bị rời đảo nhỏ đó, Fred trao cho tôi biểu tượng sau cùng của tình bạn. Đó là một cây gậy cong queo dài hơn ba tấc mà anh lấy từ dưới lòng đại dương. Nó láng bóng vì được đập vào đá. Fred nói cây gậy đó sống ở vùng biển Dominica rất lâu và anh muốn tôi giữ nó để nhớ đến vùng đảo xinh đẹp này. Cho đến ngày nay khi nhìn cây gậy này, hầu như tôi có thể nghe trọn âm thanh rì rào của sóng biển Caribbean. Nhưng nó không nhắc tôi nhớ đến Dominica nhiều bằng nhớ đến tình bạn Fred dành cho tôi.”
 

           Kính thưa quý thính giả,
 

           “Quà tặng là một vật gì mà bạn có thể cầm trên tay và nói: “Xem nầy, chàng đã nghĩ về tôi,” hay là: “Nầy, nàng đã nhớ đến tôi.” Phải nghĩ đến ai đó rồi bạn mới tặng quà. Chính món quà là biểu tượng của sự suy nghĩ đó. Có tốn tiền hay không, chẳng phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bạn nghĩ đến người ấy. Và điều quan trọng không phải là chỉ có ý nghĩ trong trí, mà là ý nghĩ đó đã được thực sự biểu lộ qua món quà được ban tặng như là dấu hiệu của tình yêu.”
 

           “Các bà mẹ nhớ những ngày con cái mang hoa từ vườn vào tặng. Họ cảm thấy được yêu thương, dù rằng đó chính là cánh hoa mà thậm chí chính họ không muốn hái. Ngay từ những năm đầu tiên, con cái đã thích tặng quà cho cha mẹ, có thề là một dấu hiệu nữa cho thấy tặng quà là điều cơ bản trong tình yêu.”
 

           “Quà tặng là biểu tượng thấy được của tình yêu. Phần lớn nghi thức hôn phối bao gồm việc trao và nhận nhẫn. Người cử hành lễ nói: “Những chiếc nhẫn này là dấu hiệu cụ thể của mối ràng buộc tâm linh bên trong, liên kết hai tâm hồn đang yêu đến bất tận.” Đây không phải là câu nói hoa mỹ vô nghĩa. Nó nói lên một chân lý quan trọng – vật được dùng biểu tượng có mang giá trị tình cảm. Có lẽ điều này được phơi bày càng sinh động hơn, khi một cuộc hôn nhân sắp đến hồi sắp tan rã, thì người chồng hoặc vợ không đeo nhẫn cưới nữa. Đó là dấu hiệu rõ rệt cho thấy hôn nhân đang rắc rối trầm trọng. Một người chồng nói: “Khi bà ấy ném nhẫn cưới vào tôi và giận dữ bước ra khỏi nhà, đóng sầm cửa sau lưng, tôi biết cuộc hôn nhân của chúng tôi đang rắc rối nghiêm trọng. Suốt hai ngày tôi không nhặt nhẫn bà ấy lên. Cuối cùng thì tôi cũng cầm lên, lệ tuôn không kiềm chế được.” Nhẫn là biểu tượng của hôn nhân, nhưng lại nằm trong tay ông ta mà không ở trên ngón tay bà vợ, đó là lời nhắc nhở rằng hôn nhân của họ đang tan rã. Chiếc nhẫn cô độc khơi đầy những xúc động sâu xa trong người chồng.”
 

           “Những vật để làm biểu tượng của tình yêu, đối với người này quan trọng hơn những người kia. Đó là lý do mà mọi người có thái độ khác nhau đối với nhẫn cưới. Một số người không bao giờ tháo nhẫn sau ngày cưới. Những người khác ngay cả việc đeo nhẫn vẫn không có. Đó là một dấu hiệu nữa cho thấy con người có những ngôn ngữ yêu thương chính khác nhau. Nếu nhận quà là ngôn ngữ yêu thương chính của tôi, thì tôi sẽ đặt nặng giá trị vào chiếc nhẫn mà bạn cho tôi và tôi sẽ rất hãnh diện khi đeo nó. Tôi cũng sẽ vô cùng xúc động với những quà tặng của bạn qua nhiều tháng năm. Tôi xem đó là những biểu lộ của tình yêu. Thiếu những quà tặng là vật làm biểu tượng, tôi có thể nghi ngờ tình yêu của bạn.”
 

           Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ngôn ngữ “Quà Tặng” trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com

 
Từ khóa: ngôn ngữ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn