05:24 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 40


Hôm nayHôm nay : 6780

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 20819

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23029852

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Góc suy niệm: VÌ YÊU THƯƠNG CHÚNG TA NÊN CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT!

Thứ năm - 26/03/2020 21:19
Góc suy niệm: VÌ YÊU THƯƠNG CHÚNG TA NÊN CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT!

Góc suy niệm: VÌ YÊU THƯƠNG CHÚNG TA NÊN CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT!

Lý do Chúa chết trên thập tự giá là vì Ngài yêu chúng ta vô cùng, ngay cả những lúc khổ sở nhất mà Ngài vẫn chịu đựng không xuống khỏi thập tự giá, bóng tối tối tăm của sự chia cách với Thượng Đế, nếu Ngài xuống khỏi thập tự giá thì chúng ta sẽ phải chết trong tội lỗi mình.

Góc suy niệm: VÌ YÊU THƯƠNG CHÚNG TA NÊN CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT!

        Khi một phạm nhân bị kết án tử hình, thì y phải vác cây gỗ ngang từ Tòa án đến pháp trường, trước khi đi lãnh án, phạm nhân bị tra tấn một cách dã man. Hình phạt này xuất phát từ Ba Tư, vì tại đây người ta cho rằng: Đất là nơi Thánh của Thần Ormazd nên tử tội phải được nâng lên khỏi đất không làm ô uế tài sản của Thần ấy. Hình phạt này sau được du nhập vào xứ Carthage thuộc về Bắc phi và rồi sau đó nữa thì chính quyền La-mã đã áp dụng cho các nước bị họ chiếm đóng. Chết vì bị đóng đinh vào thập tự giá là việc rất khủng khiếp mà chính chính quyền La-mã cũng khiếp sợ hình phạt nầy. Cicio nói “Đây là cái chết tàn ác và khủng khiếp nhất”. Tacitus thì cho rằng: “Đó là cái chết đáng khinh bỉ nhất”. Nếu một phạm nhân sau bị luận tội và bị kết án tử thì ngay khi quan tòa tuyên bố “This ad Crotceih” án lệnh được thực hiện ngay tức khắc. Trước khi bị đóng đinh vào thập tự giá, phạm nhân bị đánh đòn, sau đó được đặt giữa bốn tên lính La-mã với cây thập tự mang trên vai, đi trước là một viên chức mang tấm bảng ghi tội ác của phạm nhân. Tội nhân được dẫn qua các đường phố với hai mục đích:

        1- Răn đe những người khác
        2 - Nếu có ai bênh vực cho phạm nhân thì bước ra trưng dẫn bằng chứng thì cuộc thi hành phải tạm thời dừng lại để xét xử lại. 

        Theo luật La-mã tử tội phải bị treo lên cho đến chết, còn luật Do-Thái thì tử tội phải được hạ xuống trước khi trời tối ngày mới bắt đầu. Theo luật La-mã thì xác chết nầy không được chôn, mà đem ném cho chim chóc hoặc chó đồng ăn, còn luật Do-Thái thì trên đất không được để sọ người. Chính vì vậy, mà hai tên tướng cướp bị đánh gãy ống chân để máu ra nhanh mà chết sớm, nhưng quân lính đến thấy Đức Chúa Giê-xu đã chêt rồi, nên chúng không đánh gãy xương chân nữa, mà một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và huyết chảy ra.

        Thưa quý vị cùng các bạn thân mến!

        Lý do Chúa chết trên thập tự giá là vì Ngài yêu chúng ta vô cùng, ngay cả những lúc khổ sở nhất mà Ngài vẫn chịu đựng không xuống khỏi thập tự giá, bóng tối tối tăm của sự chia cách với Thượng Đế, nếu Ngài xuống khỏi thập tự giá thì chúng ta sẽ phải chết trong tội lỗi mình. Sức mạnh lớn lao nhất trong tình yêu là tình nguyện hy sinh cho dù có bị mọi người chế giễu chỉ trích, phỉ nhổ. Một tình yêu đến nỗi kẻ thuộc về Ngài cũng phải tra xét tấm lòng của mình để biết rõ mức độ tình yêu của Ngài. Nỗi đau đớn thật quá sự hiểu biết của mỗi một chúng ta, Chúa đã chết để vâng lời Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn. Ngài yêu chúng ta nên không kết án tội chúng ta. Ngài vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta đến với Ngài. Chúng ta nên hiểu rằng, Ngài chết là vì cớ tội lỗi chúng ta và chúng ta phải cảm ơn về sự hy sinh của Ngài, Ngài đã cất đi sự buồn rầu và bệnh hoạn của mỗi người, ban cho chúng ta sự cứu rỗi trọn vẹn.

        Trong lịch sử loài người chưa hề có ai có cái chết như vậy bao giờ. Ngài đến với con người, đi giữa vòng con người, cung ứng mọi nhu cầu cho con người, nhưng rồi Ngài phải chết, thế có phải Ngài yêu chúng ta không nào?

        Khi Ngài bị đóng đinh từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9 tức 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều, thì khắp đất đều tối tăm mù mịt. Chỗ Ngài đóng đinh: Đồi Gô-gô-tha là một ngọn đồi không một bóng cây, có hình giống cái sọ người, mà các nhà họa đồ cho là đồi Sọ. Trời nắng chang chang không một gợn mây, thế mà lại tối tăm, không phải nhật thực cũng không phải bão táp sa mạc kéo về, vì nhật thực chỉ kéo dài khoảng 7 phút mà thôi. Hơn nữa, ngày lễ Vượt qua của dân Do Thái cử hành lúc trăng tròn thì không thể xảy ra nhật thực được. 

        Trước thảm cảnh con Đức Chúa Trời chịu chết vì tội nhân loại, muôn vật phủ một màu tang trong lặng lẽ u buồn, thiết tưởng suốt hơn ba tiếng đồng hồ tối tăm đó là thời gian thê lương và ảm đạm nhất. Dân Do Thái và chính quyền La-mã đã làm một việc, mà cả trời đất đều tối tăm và u buồn cho muôn vật. Không phải Ngài chết cho dân Do Thái và chính quyền La-mã mà Ngài đã chết cho toàn thể nhân loại, trong đó có cả bạn và tôi đã đóng đinh Ngài. 

        Thập tự giá đau thương mà Chúa đã chết đã trở thành nguồn sức mạnh lớn lao, từ hình cụ nhục nhã, dã man đã trở thành biểu tượng của sự vinh hiển và tình yêu tuyệt vời. Ngày nay chúng ta đều chứng kiến trên các cơ quan từ thiện, bệnh viện, nhà thờ, hội Chữ thập đỏ, trong nhà các Cơ-đốc nhân, ngay trong cả nghĩa trang cũng có sự hiện diện của nó. Vậy, thập tự giá không được lạm dụng vào những bổng lộc riêng tư. Không nên trang sức vào người bằng những báu vật đắt tiền làm quí giá, để mà phô trương giàu sang quí phái, mà chúng ta phải kinh nghiệm một cách riêng tư, để chúng ta chứng quyết tình thương của Chúa, và chúng ta chiêm nghiệm tình yêu của Ngài.

        Thập tự giá nơi đó, Ngài bị treo lên, Ngài đã chết để chúng ta được hạ xuống, chúng ta được sống. Chúng ta nên cảm ơn Chúa vô cùng!

        Nhà thơ Tường Lưu là môt người rất yêu mến Chúa, ông có hàng ngàn bài thơ ca ngợi Chúa qua rất nhiều thi tập, nhân đây tôi xin trích một đoạn thơ của ông với nhan đề: “Diệu kỳ quá đổi”: 
 
“Nhưng trên hết con là người tội lỗi
Đường thế gian con đi đã bấy lâu
Chúa cứu con, đem con khỏi vực sâu
Cảm ơn Chúa, thật diệu kỳ quá đổi!
Con là ai… Chúa thương con đến thế!
Một tội nhân đáng hư mất mà thôi!
Chúa đặt tay, Chúa bao phủ suốt đời
Cảm ơn Chúa, thật diệu kỳ quá đổi”…
Tâm Linh thi tập 13 – 2008.

 
        Ước mong qua sự giải bày lời Kinh Thánh trên đây, quý vị và các bạn nhận được sự kinh nghiệm tình yêu Chúa và mở lòng mình ra tiếp nhận hồng ân của Ngài.

        Muốn thật hết lòng!

 
Mùa Thương Khó 2020
Hồ Galilê.
 
Từ khóa: thập tự

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn