06:51 EDT Thứ sáu, 10/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 45


Hôm nayHôm nay : 9875

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23107871

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Điều Gì Làm Tôi Chết?

Điều Gì Làm Tôi Chết?

“Nhưng ấy là tội lỗi đã làm cho tôi chết, hầu khi nó nhân điều lành làm chết tôi, tự bày ra nó là tội lỗi; đến nỗi tội lỗi nhân điều răn trở nên cực ác” (câu 13b BTT).

Xem tiếp...

Nguyên Tắc Thứ 1: Suy Nghĩ Của Chúng Ta Tạo Nên Cảm Xúc

Thứ ba - 13/12/2016 20:09
Nguyên Tắc Thứ 1: Suy Nghĩ Của Chúng Ta Tạo Nên Cảm Xúc

Nguyên Tắc Thứ 1: Suy Nghĩ Của Chúng Ta Tạo Nên Cảm Xúc

Kính thưa quý độc giả, Tuần qua chúng ta đã bắt đầu chương thứ hai trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với chương đề: Bạn Suy Nghĩ Thế Nào Thì Bạn Là Người Như Thế Ấy.

                 

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Tuần qua chúng ta đã bắt đầu chương thứ hai trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với chương đề: Bạn Suy Nghĩ Thế Nào Thì Bạn Là Người Như Thế Ấy. Chúng ta thường liên hệ nguyên nhân về cách chúng ta cảm nhận với các biến cố trong đời sống của mình. Chúng ta cảm thấy vui sướng và mãn nguyện nếu những việc tốt lành xảy ra cho mình. Ngược lại, nếu những điều xấu xảy đến, thì chúng ta lại cảm thấy buồn rầu hoặc bực bội. Nói cách khác, chúng ta đã luôn được dạy để tin rằng những cảm giác và cảm xúc của chúng ta được định đoạt bởi các biến cố xảy ra trong đời sống mình.

                 Nền văn hóa hiện nay, qua phương tiện truyền thông-đặc biệt là ngành quảng cáo-liên tục củng cố niềm tin này. Các quảng cáo ấy nói gì? Bạn hãy dùng thử nước thơm mang nhãn hiệu này của chúng tôi để súc miệng đi, rồi bạn sẽ thấy vui vẻ! Bạn hãy dùng thử dầu gội của chúng tôi và loại bỏ những mảng gàu khó chịu đó, rồi bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn vì mọi người sẽ muốn gần gũi và trò chuyện với bạn. Bạn hãy dùng thử thuốc con nhộng mới của chúng tôi, hoặc mua một chiếc giường mới mang thương hiệu này của chúng tôi, rồi bạn sẽ có giấc ngủ ngon. Các ví dụ quảng cáo loại này cứ tiếp tục mãi không dứt.

                 Sự thật là những cảm xúc và hành vi cư xử của chúng ta không tùy thuộc vào những gì đang diễn ra xung quanh trong môi trường mà chúng ta sống. Chúng ta có thể thay đổi những loại nước súc miệng, dùng loại dầu gội mới, uống một viên thuốc ngủ hoặc nằm trên chiếc giường mới mua mà vẫn thao thức mãi, vẫn không thấy vui hoặc vẫn cảm thấy cô đơn. Lý do chính, đó là một điều gì khác đang hành động vốn định đoạt những sự đáp ứng về cảm xúc và hành vi cư xử trước các tình huống trong đời sống. Các nhà lý luận dựa trên kinh nghiệm gợi ý rằng yếu tố thêm vào này là những suy nghĩ, hay hệ thống niềm tin của chúng ta. Những suy nghĩ, hay hệ thống niềm tin này, là cái mà tôi gọi là Sự Tự-Nhủ.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Tuần qua chúng ta đã xem qua những khái niệm căn bản về cảm xúc của con người và chúng ta dùng các mẫu tự ABC cho dễ hiểu. Trong đó:

                 - A là biến cố kích hoạt hay một sự việc nào đó xảy ra; điều này bao gồm mọi thứ đang diễn ra trong thế giới chúng ta. 
                 - B là hệ thống niềm tin, tức là các suy nghĩ hay suy đoán kích thích; tức là sự Tự-Nhủ của chúng ta. Và chính loại suy nghĩ này, vốn có thể không luôn rõ rệt, lại là nguyên nhân của những phản ứng thuộc về cảm xúc và hành vi cư xử.
                 - C là hệ quả.

                 Bây giờ chúng ta hãy dùng các mẫu tự ABC để phân tích ví dụ về việc tôi gọi điện thoại cho một người, nhưng người kia đã không chịu trả lời cuộc gọi của tôi, trong đó có:
                 - A là biến cố kích hoạt, tức việc người kia không chịu trả lời cuộc gọi của tôi.
                 - B, là vì thế trong tôi nảy sinh ra các suy nghĩ hay suy đoán kích thích - chẳng hạn như:
                 o Họ không muốn nói chuyện với mình.
                 o Họ không thích mình nữa.
                 o Họ quá bận rộn nên không quan tâm đến mình.
                 o Rõ ràng, có nhiều thứ khác trong đời sống họ quan trọng hơn mình.

                 - Từ B lại dẫn đến hệ quả C, nghĩa là vì tôi đã có những suy nghĩ kích thích như vậy, nên tôi cảm thấy tổn thương và bị khước từ.

                 Vì vậy công thức của chúng ta là:
                 A + B = C

                 Sự Tự-Nhủ Là Gì?

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Sự Tự-Nhủ ám chỉ những hệ thống niềm tin hay những mẫu suy nghĩ của chúng ta-tức là chữ B trong công thức A + B = C đã nói ở trên. Những hệ thống niềm tin này có thể là lời nói, là ý nghĩ riêng tư thầm kín, hoặc những lời chúng ta buộc miệng thốt lên trong vô thức. Chúng ta thường nói chuyện với tỉ lệ 150 đến 200 từ trong một phút. Một số cuộc nghiên cứu đã gợi ý rằng chúng ta nói thầm với chính mình trong những suy nghĩ riêng tư với tỉ lệ khoảng 1300 từ trong một phút. Quả đúng là chúng ta nói nhiều thật phải không quý thính giả?

                 Những cuộc nghiên cứu khác gợi ý rằng vì phần lớn các suy nghĩ của chúng ta ở dưới dạng các hình ảnh hoặc khái niệm trong tâm trí, chúng ta có thể nghĩ đến một điều gì đó trong một giây phút thoáng qua vốn đòi hỏi chúng ta phải mất nhiều phút để miêu tả bằng lời nói. Ngay cả một từ trong suy nghĩ của chúng ta cũng có thể thật phong phú về ý nghĩa đến độ phải cần đến hàng trăm từ ngữ bằng lời để giải thích nó rõ ràng. Sự Tự-Nhủ là một sức mạnh rất lớn vốn đã luôn hoạt động bên trong đời sống chúng ta. Chúng ta chỉ cần học biết làm thế nào để sử dụng sức mạnh này cho sự thay đổi tích cực mà thôi.

                 Sau đây, chúng tôi xin trình bày năm nguyên tắc căn bản hình thành nền tảng cho sự Tự-Nhủ.

                 Nguyên Tắc Thứ Nhất: Suy Nghĩ của Chúng Ta Tạo Nên Cảm Xúc Của Chúng Ta

                 Thật dễ để nhanh chóng công nhận một sự thật hiển nhiên, rằng sự Tự-Nhủ chẳng phải là một điều gì mới mẻ. Epictetus, một triết gia Hy-lạp trong thế kỷ đầu tiên, đã được ký thuật lại trong quyển Enchiridion, tạm dịch là Sách Hướng Dẫn hay Quyển Sổ Tay, đã phát biểu rằng “người ta thường bối rối lo phiền, không phải vì các sự việc, mà do bởi cách họ nhìn các sự việc ấy.” Epictetus hiểu rằng trong mọi tình huống, phản ứng của chúng ta thường dựa vào cách thức chúng ta diễn giải các sự kiện ấy. Và sự lựa chọn đó tạo nên các cảm xúc của chúng ta.

                 Điều Epictetus cho là ông đã khám phá ra, thật sự lại có nguồn gốc thậm chí từ rất lâu đời. Sách Châm ngôn chương 23:7 trong Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “Ai nghĩ trong lòng thế nào, thì hắn quả là thể ấy.” Và Tiên Tri Giê-rê-mi cho chúng ta một sự ký thuật vốn minh họa rõ ràng nguyên tắc này. Trong Ca Thương đoạn 3 nhà Tiên Tri Giê-rê-mi bị ngã lòng. Thực ra đó là một cách nói thận trọng-vì nếu như ông viết những điều này trong xã hội hiện đại thì rất có thể là ông sẽ bị đưa vào bệnh viện. Hãy để ý những triệu chứng như sau trong câu 1-3:

                 là người đã thấy khốn khổ
                 bởi gậy thạnh nộ của Ngài.
                 Ngài đã dắt ta và khiến ta bước đi
                 trong tối tăm, chẳng bước đi trong sáng láng.
                 Chắc Ngài trở tay cả ngày
                 nghịch cùng ta nhiều lần.
                 câu 1-3

                 Thật khốn khổ và vô vọng biết bao! Giê-rê-mi tin rằng Đức Chúa Trời đang áp bức ông, làm cho ông phải gánh chịu sự ngã lòng về cảm xúc kinh khiếp này. Nhưng nó trở nên tồi tệ hơn. Giê-rê-mi cũng có những triệu chứng trong thể xác ông nữa. Sang câu 4 ông viết:

                 Ngài đã làm hao mòn thịt và da,
                 đã bẻ gãy xương ta.

                 Trong câu 7-9, Giê-rê-mi miêu tả một cảm giác kinh khiếp của việc bị mắc bẫy-một cảm giác rất hiện đại.
                 Ngài đã bao bọc ta bằng tường, mà không cho ra; lại làm cho nặng xiềng ta.
                 Khi ta kêu la và xin cứu, Ngài bịt tai chẳng nghe lời cầu nguyện;
                 Lấy những đá đẽo lấp lối ta;
                 Ngài đã làm cho đường nẻo ta quanh quẹo.

                 Những câu ta thán này cho thấy Tiên Tri Giê-rê-mi đang đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về tất cả những cảm giác của ông: Đức Chúa Trời đang bịt tai chẳng nghe lời cầu nguyện của ông. Ngài đang lấy đá lấp lối của ông. Ngài đang giăng bẫy bắt lấy ông. Chính do lỗi của Đức Chúa Trời mà Giê-rê-mi cảm thấy mình bị mắc bẫy, đang trong tình trạng vô vọng, hoàn toàn mất kiểm soát.

                 Nhưng như vậy vẫn dường như chưa đủ. Giê-rê-mi thêm vào một triệu chứng nữa. Ông sợ hãi. Ông nghĩ Đức Chúa Trời đã quyết tâm bắt lấy ông, và ông không thể tin cậy ai được nữa. Ngay cả các bạn hữu ông cũng quyết tâm bắt lấy ông. Trong câu 10-15 ông than thở:

                 Ngài đối với ta như gấu rình rập,
                 như sư tử nơi kín đáo;
                 Khiến ta lạc đường và vồ xé ta,
                 cho ta phải sầu não.
                 Ngài đã giương cung và chọn ta 
                 làm tròng cho tên Ngài.
                 Ngài đã khiến tên trong bao Ngài
                 vào trái cật ta:
                 Ta làm trò cười cho cả dân ta,
                 họ lấy ta làm bài hát cả ngày.
                 Ngài đã làm cho ta đầy dẫy sự đắng cay,
                 cho ta no nê bằng ngải cứu.

                 Một lần nữa, Giê-rê-mi trở lại với sự ngã lòng về thể xác vốn gia tăng gấp bội với cảm giác tuyệt vọng hoàn toàn của ông. Câu 16-17 viết rằng:

                 Hẳn nhiên ông đã bị như thế! Phước lành của ông đã không còn nữa. Một người sẽ mong đợi điều gì khác khi các hoàn cảnh của đời sống người ấy bi đát như vậy! (đây là biến cố kích hoạt hay một sự việc xảy ra trong đời sống mà chúng ta dùng mẫu tự A trong công thức A + B = C để diễn tả.)

                 Giờ đây ông mong muốn phủ phục trong sự đau đớn của mình. Vì thế ông cho phép bản thân mình chìm ngập trong tất cả những suy nghĩ trước đó. Sang câu 18-20, ông than thở: 

                 Ta rằng: “Hết sức mạnh [sự vinh hiển] ta,
                 Dứt lòng trông đợi Đức Giê-hô-va”
                 Hãy nhớ đến sự hoạn nạn khốn khổ ta,
                 là ngải cứu và mật đắng!
                 Hồn ta còn nhớ đến,
                 và hao mòn trong ta.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Làm thế nào để Tiên Tri Giê-rê-mi thoát khỏi sự trói buộc của những suy nghĩ tiêu cực này và trở nên một tiên tri lớn của Đức Chúa Trời? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu giải đáp trong chương trình phát thanh lần tới. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn