11:30 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 5016

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23000463

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Cách Yêu Con Thích Hợp và Không Thích Hợp

Thứ hai - 24/06/2019 21:16
Cách Yêu Con Thích Hợp và Không Thích Hợp

Cách Yêu Con Thích Hợp và Không Thích Hợp

Trong những tuần qua, tiến sĩ Ross Campbell cho chúng ta biết, để bày tỏ tình thương với con, thì việc quan tâm, chú ý đến con cái đòi hỏi nhiều thời giờ hơn, so với những việc khác như cái nhìn, cách đụng chạm, âu yếm. Tuy vậy, tiến sĩ Ross Campbell cũng nhấn mạnh rằng quan tâm, chú ý đến con là phương pháp hữu hiệu nhất để đổ đầy bể chứa yêu thương của con. Do vậy, các bậc cha mẹ nên sắp xếp thời giờ, dành ưu tiên cho con, nếu muốn con cái mình cảm nhận rằng chúng ta yêu thương và quan tâm đến chúng.


Cách Yêu Con Thích Hợp và Không Thích Hợp


     Kính thưa quý thính giả,
 

     Trong những tuần qua, tiến sĩ Ross Campbell cho chúng ta biết, để bày tỏ tình thương với con, thì việc quan tâm, chú ý đến con cái đòi hỏi nhiều thời giờ hơn, so với những việc khác như cái nhìn, cách đụng chạm, âu yếm. Tuy vậy, tiến sĩ Ross Campbell cũng nhấn mạnh rằng quan tâm, chú ý đến con là phương pháp hữu hiệu nhất để đổ đầy bể chứa yêu thương của con. Do vậy, các bậc cha mẹ nên sắp xếp thời giờ, dành ưu tiên cho con, nếu muốn con cái mình cảm nhận rằng chúng ta yêu thương và quan tâm đến chúng.
 

     Trong những tuần lễ tới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một thắc mắc phổ biến của các bậc cha mẹ, đó là có bao giờ chúng ta yêu con thái quá không? Khi nào là yêu con thái quá? Điều này có ảnh hưởng gì trên con cái?
 

     Về vấn đề này, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
 

     Chúng ta hãy cùng xem xét việc yêu thương con thái quá. Đây cũng là vấn đề gây ra nhiều tranh luận. Một vài người cho rằng yêu con thái quá sẽ làm nó hư hỏng, trong khi những người khác lại nói rằng cha mẹ không thể bị xem là quá yêu thương con cái. Sự lẫn lộn trong vấn đề này thường dẫn đến việc những người ủng hộ từ cả hai phía đi đến chỗ thái quá. Những người thuộc nhóm ủng hộ quan điểm thứ nhất thường đi theo chủ trương áp dụng biện pháp kỷ luật khắc khe còn những người trong nhóm kia lại có khuynh hướng quá nuông chiều con cái.
 

     Chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề theo quan điểm của một tình yêu thích hợp, vì chính điều đó sẽ giúp chúng ta nuôi dưỡng con cái đúng cách đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng về mặt tình cảm cũng như tính tự lập của trẻ. Khi đó, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta phải căn cứ vào nguyên tắc, đó là trẻ cần được thương yêu nhiều bằng một tình thương phù hợp thay vì một tình thương không thích hợp.
 

     Nhưng thế nào là một tình thương không phù hợp?
 

     Chúng ta có thể định nghĩa tình thương không thích hợp là tình thương được bày tỏ với trẻ qua những hành động dưới đây của cha mẹ:
 

     - Cản trở sự phát triển về mặt tình cảm của trẻ vì không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của chúng.

     - Nuôi dưỡng trẻ ở mức luôn luôn phải lệ thuộc vào cha mẹ.

     - Cản trở tính tự lập của trẻ.
 

     Kính thưa quý thính giả,
 

     Có bốn dạng yêu thương không thích hợp thường gặp là:
 

     Thứ nhất là “Giữ Con Cho Riêng Mình”.
 

     Khư khư giữ lấy con cho riêng mình là khuynh hướng của những bậc cha mẹ cứ bắt con quá lệ thuộc vào mình. Paul Tournier, một nhà tư vấn nổi tiếng người Thụy Sĩ, đã trình bày điều này khá rõ ràng trong bài viết của mình với tựa đề “Ý Nghĩa của Sự Sở Hữu” (The meaning of Possessiveness). Ông nói rằng khi trẻ còn nhỏ, chúng sẽ phụ thuộc vào cha mẹ “một cách hiển nhiên và gần như hoàn toàn.” Nhưng nếu sự lệ thuộc này không giảm đi khi trẻ lớn hơn, nó sẽ trở thành một chướng ngại vật trong quá trình phát triển về mặt tình cảm của trẻ. Nhiều phụ huynh cứ khiến con mình phải sống lệ thuộc như thế. Tiến sĩ Tournier cho rằng cha mẹ đã thể hiện ý muốn đó thông qua “lời đề nghị hoặc sự dọa nạt ép buộc”, nếu không thì bằng cách áp đặt thẩm quyền của mình rồi bắt con phải phục tùng. Cha mẹ cho rằng con cái thuộc quyền sở hữu của mình. Họ tự cho mình thẩm quyền đó bởi vì chúng là con của họ. Những bậc phụ huynh này có khuynh hướng đối xử với con mình như thể chúng là những đồ vật hay tài sản mà họ đang sở hữu chứ không phải như với một con người có nhu cầu cần được tăng trưởng, cần được phát triển tính độc lập và tự lực.
 

     Trẻ em cần được cha mẹ tôn trọng để trẻ có thể phát huy đúng con người của mình. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là cha mẹ không đưa ra những giới hạn [cho trẻ] hay có thái độ bi quan vì bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng cần được hướng dẫn và kỷ luật. Điều này thật ra có nghĩa là cha mẹ sẽ khuyến khích trẻ suy nghĩ và để trẻ tự do phát triển đồng thời giúp trẻ nhận ra mình là một con người độc lập và càng lúc càng phải có trách nhiệm nhiều hơn về bản thân mình.
 

     Nếu cha mẹ không quan tâm đến việc giúp trẻ trở nên tự lập, một trong hai vấn đề sau đây sẽ phát sinh:
 

     Thứ nhất, trẻ sẽ trở nên quá lệ thuộc vào chúng ta và luôn tỏ ra khúm núm phục tùng nên sẽ không thể nào học được cách sống với thế giới xung quanh. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những kẻ hung hăng hay những giáo phái có sức lôi kéo.
 

     Thứ hai, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ càng lúc càng trở nên xấu đi. Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ càng bày tỏ sự chống đối trước cách giáo dục của cha mẹ.
 

     Ở đây, tiến sĩ Tournier đề nghị chúng ta nên “sở hữu giống như không sở hữu”. Đó cũng là thông điệp tuyệt vời của Kinh Thánh: Con người không có quyền sở hữu thật sự đối với bất cứ điều gì trên thế gian này. Chúng ta chỉ là những người quản lý những của cải mà Đức Chúa Trời giao phó, “vì cả quả đất và mọi vật đều thuộc về Chúa” (I Cô-rinh-tô10:26, BDM)
 

     Dĩ nhiên, bậc phụ huynh nào cũng đều sở hữu một số tài sản nào đó. Nhưng chúng ta cần để ý (1) cái nào là tài sản của chúng ta; (2) Không để những tài sản đó ảnh hưởng đến sự quan tâm của chúng ta về hạnh phúc trọn vẹn của con mình, nhất là đối với nhu cầu được sống tự lực của con; (3) luôn luôn nhận thức điều đó trong khả năng của mình và (4) tránh bị ảnh hưởng của điều đó.
 

     Kính thưa quý thính giả,
 

     Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những cách bày tỏ tình thương không thích hợp và nên tránh trong gia đình. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: quan tâm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn