01:02 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 2861

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22998308

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

THÁNH CA XƯA... THÁNH CA NAY

Thứ tư - 03/07/2019 21:26
THÁNH CA XƯA... THÁNH CA NAY

THÁNH CA XƯA... THÁNH CA NAY

20 năm về trước, tôi thường hát Thánh ca xưa, tôi say mê, yêu thích, bên cạnh đó tôi hát những ca khúc mới. Nhận định về nhạc sĩ Cơ Đốc mỗi người một vẽ trong âm nhạc, nét riêng của mình và nhiều năm sáng tác làm nên sự nghiệp âm nhạc cho Chúa, có điều tôi chưa đủ thời gian tiếp cận. Giai đoạn 1990 tôi nghe, Vũ Đức Nghiêm là âm nhạc trong ngục tù. Thiên Kiều Giang kể chuyện âm nhạc. Phạm Toàn Ái hoan ca trong âm nhạc. Đặng Ngọc Quốc hoà âm mới trong âm nhạc. Giai đoạn 2010 Tiến Nguyễn thổn thức trong âm nhạc. Lê Anh Đông triết lý trong âm nhạc. David Dong thờ phượng bằng âm nhạc

 

THÁNH CA XƯA... THÁNH CA NAY


       20 năm về trước, tôi thường hát Thánh ca xưa, tôi say mê, yêu thích, bên cạnh đó tôi hát những ca khúc mới. Nhận định về nhạc sĩ Cơ Đốc mỗi người một vẽ trong âm nhạc, nét riêng của mình và nhiều năm sáng tác làm nên sự nghiệp âm nhạc cho Chúa, có điều tôi chưa đủ thời gian tiếp cận. Giai đoạn 1990 tôi nghe, Vũ Đức Nghiêm là âm nhạc trong ngục tù. Thiên Kiều Giang kể chuyện âm nhạc. Phạm Toàn Ái hoan ca trong âm nhạc. Đặng Ngọc Quốc hoà âm mới trong âm nhạc. Giai đoạn 2010 Tiến Nguyễn thổn thức trong âm nhạc. Lê Anh Đông triết lý trong âm nhạc. David Dong thờ phượng bằng âm nhạc...vvThánh ca xưa là những trải nghiệm thuộc linh sóng gió cuộc đời tín nhân, anh hùng đức tin. Ba trăm hay bốn trăm năm trước vẫn còn rụng động tỉnh thức bao linh hồn, trong đó có tôi. Hội thánh truyền thống vẫn hát Thánh ca. Một số nơi dùng Thánh ca lễ 1 cho người lớn tuổi, còn lễ 2, lễ 3 dùng thánh ca sau này còn gọi là ca khúc cho phù hợp. Thật ra âm nhạc là đời sống, tâm linh ảnh hưởng bởi đời sống. Nhạc thánh ca xưa sử dụng chung hội thánh bởi lẽ giai điệu đơn giản phù hợp cho hội chúng cùng ý nghĩa thần học, tâm linh. Thánh ca nay trẻ trung giai điệu bắt tai vì tuổi trẻ hiện nay thời đại công nghệ, âm nhạc cần phù hợp, tuổi trẻ sau này có trình độ âm nhạc phổ thông nhất định.

 

       Vũ Đức Nghiêm sau khi đi HO thì không còn ai nhắc đến tên ông nữa, ca khúc cũng vậy. Những năm  định cư ở Mỹ, tôi thấy đâu đâu cũng hát nhạc Vũ Đức Nghiêm, vì sao gọi âm nhạc ngục tù, bởi lẽ đánh thức tâm linh người Việt trên đất Mỹ nhớ lại ngày tị nạn, ngày vượt biển và thậm chí những năm tháng tù đày... cảm nhận được nổi khổ ấy đau cắt thế nào, và ca khúc Vũ Đức Nghiêm xướng lên tôi chạnh lòng rươm rướm nước mắt. Chị Thiên Kiều Giang kể chuyện âm nhạc, chị kể bằng câu chuyện Kinh thánh như Ađam Con ở Đâu?, Nhà Cha từ “Người con trai hoang đàng”, Nước Sống truyện “Người đàn bà bên giếng”, Khi Chúa Vào Thuyền truyện “Chúa làm yên sóng gió”... Ca khúc thường hát kêu gọi truyền giảng, tín hữu vẫn chạm lòng xao xuyến. Chừng hai năm sau anh ca trưởng tập cho ca đoàn bản Tạ ơn Bàn Tay Tạo Hóa, anh phối bè đuổi cho giọng nữ trầm và nam cao, thanh niên chúng tôi say sưa ca, đến nỗi yêu mến Chúa vô cùng. Hơn 20 năm rồi, nhắc lại tôi vẫn nhớ giai điệu bè du dương ấy, chính xác không sai một nốt. Một lần đi trại hai ngày Vũng Tàu năm 1995, tối đến ngồi lại với nhau giữa tiếng sóng vỗ bãi cát dài trắng xóa, sao ngơ ngẩn trời xa, anh chơi guitar, anh thổi harmonica trổi lên khúc Tạ Ơn Bàn Tay Tạo Hóa làm tôi rợn cả người. Thấy lòng yêu mến Chúa các anh em. Tôi tự nhủ, chị Thiên Kiều Giang quả là một nghệ sĩ Cơ Đốc. Thời điểm này âm nhạc mới vào hội thánh, CD Dưới Ánh Mặt Trời của Đặng Ngọc Quốc, thổi làn gió mới vào hội thánh, lạ và mới ở hòa âm tiết tấu ảnh hưởng âm nhạc Mỹ, một số bài được giáo hạt đưa vào Thánh ca như Một Đêm Đông và Bên Cha.

 

       Năm 2011, kỉ niệm 100 Tin Lành đến Việt Nam, hội thánh bung ra truyền giảng thì triết lý âm nhạc của Lê Anh Đông bùng nổ. “Điều con thấu hiểu” ca khúc xoáy lòng, để ý sẽ nghe câu ca triết lý.  Thời điểm này, hội thánh phấn hưng mang âm nhạc thờ phượng như David Dong và Hillsong. Giới trẻ thờ phượng ảnh hưởng Hillsong trong cảm xúc, chảy lệ, cử chỉ. Không phê bình khi Thánh Linh thăm viếng, chỉ tệ hại khi trở thành thói quen trào lưu. Cần hiểu thế này, với người Châu Âu và Mỹ âm nhạc là đời sống văn hóa trong xương máu, chuyện cử chỉ, cảm xúc là bình thường. Thử tượng tượng, nơi hãng xưởng máy móc công nghệ, người Mỹ vừa làm, vừa ca hát nhảy nhót, người đi bộ dọc đường hai tai đeo headphone, nhảy nhót lăn lộn trên phố... thành phố lớn vẫn nghe tiếng saxophone, violin, guitar giữa phố chợ đông người... bất cứ nơi nào trên nước Mỹ, làm gì thì làm âm nhạc chiếm một thị trường đứng nhất nhì thế giới, như huyết thống xương máu. Vài anh em tìm hiểu bên trong hậu trường cho biết: Hillsong là một cách làm tiền của vị mục sư. Một số anh em thuộc linh nhận định lời ca lặp đi lặp lại, không có chiều sâu, chủ yếu bằng cảm xúc. Chọn lựa cho thích hợp.
 

       Khoảng 5 năm trở lại, thanh niên trào lưu hiện đại hóa, công việc và thời gian, thờ phượng bằng âm nhạc thờ phượng như David Dong và Hillsong. Làn nhạc Tiến Nguyễn xuất hiện, giản dị không cầu kỳ hòa âm mà thức tỉnh và thổn thức, cái gì ấy như kim chạm tim, co thắt từng hồi. Còn rất nhiều nhạc sĩ Cơ Đốc như Nguyễn Duy Trung, Hoàng Siêu, Trùng Dương, Ngân Hà, Bích Hạnh, Kinh Kha... cả sự nghiệp sáng tác vì chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều nên chưa thể kể ở đây.
 

       Bao nhiêu bản là một sự nghiệp sáng tác cho Chúa? Không dám khẳng định, nhưng sáng tác rồi để đấy cũng như một văn bản vô tri vô giác, nên được cất tiếng ca ngợi và dâng Chúa.  Việc này đôi khi thấy là xông vào, bỏ việc sau lưng, vì thế làm nhạc có những giây phút rất hạnh phước. Cảm xúc đặc biệt. Người viết nhạc cũng thế, có ý tưởng, cảm xúc, thì bỏ việc leo lên đàn viết giấy cứ thế mà ra ca khúc. 15 phút, 1, 2 ngày có khi lâu hơn. Mỗi ca khúc ra đời là đứa con tinh thần, chắc chắn người nhạc sĩ thẩm thấu, hạnh phước để dâng Chúa. Ca khúc là câu chuyện là số phận nào đó riêng biệt đức tin người nhạc sĩ. Chắc chắn tâm tình người chỉ hiểu được khi bạn hết lòng lắng nghe và cảm nhận. Âm nhạc chạm lòng khi bạn dành thì giờ nghe đi nghe lại và rộng mở tâm hồn.
 

       Ngày nay mua bán trên Youtube, nếu còn sống thì viết cho Chúa, có thể viết cho ca đoàn, tốp ca, đơn ca,... chúng ta không mua bán trên Youtube như một số kênh, nhưng cũng bẽ bàng kênh không quảng cáo chỉ là cá nhân thì ít lượt vào. Kênh quảng cáo thì lượt vào cao, là kênh mua bán, rất khó cho nhạc sĩ Cơ Đốc truyền thống. Chúa dùng cách nào đó đưa nhạc thánh ca Tin lành ra ngoài để truyền giảng. Trong thời điềm cần Chúa vẫn dùng. Truyền giảng ngày nay bằng âm nhạc, sách báo, truyện ngắn, phim kịch... nghệ thuật dễ tiếp nhận. Dùng kênh uy tín up lên cả vấn đề, có nhạc sĩ Cơ Đốc Chúa dùng up CD nửa nhạc đời, nửa nhạc Tin Lành từ từ len lỏi vào để truyền giảng người nghe chấp nhận, tìm hiểu, vài lần up lên cả CD nhạc Thánh. Chúng ta tin rằng quyền năng Tin Lành đang ảnh hưởng đất Việt, cả Công Giáo. Nhạc thánh ca Công Giáo hiện nay chuyển lời ca hơi hướng Tin lành, Các vị Linh Mục giảng và kêu gọi tin Chúa. Tín đồ Công giáo tìm Kinh thánh của Tin Lành để đọc và học... tôi theo dõi Youtube comment các bạn trẻ. Từ việc này dẫn đến việc nọ, chúng ta hãy truyền giảng bằng mọi cách, đừng cứng nhắc theo một khuôn khổ nào cả, hãy giang rộng đôi tay chia xẻ mọi người, mọi giáo phái, mọi dân tộc.
 

       Hội thánh phát triển hơn 100 năm, 5 thế hệ, mỗi thế hệ có đời sống khác nhau, âm nhạc ảnh hưởng khác nhau. Thánh ca xưa thích hợp người lớn lại không thích hợp người trẻ. Thánh ca nay không thích hợp người lớn nhưng thích hợp tuổi trẻ. Thế hệ trước có thể dùng nhắc nhở hướng dẫn con cháu để viết thánh ca mới mà không sai lệch thần học, gây dựng tâm linh. Hướng dẫn tuổi trẻ dùng Thánh ca xưa chơi một cách mới, sáng tạo.Hãy hát cho Chúa một bài ca mới. Mới không có nghĩa từ bỏ cái cũ. Mới có thể dùng cái cũ với kĩ năng mới và sáng tạo. Hội thánh tôi dùng Thánh ca cũ thờ phượng, ban thờ phượng dùng một cách mới, đổi cách chơi... khó khăn cho hội thánh lúc ban đầu, dần dần hội thánh thích ứng thờ phượng Chúa tươi mới. Sự thay đổi này bởi ơn Chúa. Tạ ơn Chúa.
 

       Facebook Bạn Hữu Âm Nhạc khoảng 400 nhạc sĩ Cơ Đốc, hơn 4000 ca khúc mới. Tôi thầm tạ ơn Chúa, không biết các mục sư có ý định chọn lọc in quyển Thánh ca mới phổ biến ở Việt Nam và hải ngoại. 400 nhạc sĩ viết tiểu sử Thánh ca, ra đời song song Thánh ca mới. Thiết nghĩ đây là một di sản để lại cho hội thánh Chúa và thế hệ sau này.
 

KIM HÂN
Nguồn: songdaoonline.com

THÁNH CA XƯA... THÁNH CA NAY

Từ khóa: trong âm, âm nhạc, nhạc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn