06:32 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 26

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 25


Hôm nayHôm nay : 6848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11923

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23020956

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Sự Kỳ Vọng Ảo Tưởng

Thứ hai - 08/07/2019 21:25
Sự Kỳ Vọng Ảo Tưởng

Sự Kỳ Vọng Ảo Tưởng

Trong hai tuần trước, chúng ta được tiến sĩ Ross Campbell hướng dẫn về những dạng thức bày tỏ tình thương không thích hợp. Dạng thức thứ nhất là giữ con riêng con mình, cản trở chúng phát triển thành một người lớn độc lập và trưởng thành. Dạng thức thứ nhì là những hành vi gần gũi quá đáng, sẽ cố ý hay vô tình gợi dục và những cảm giác không lành mạnh.


Sự Kỳ Vọng Ảo Tưởng


     Kính thưa quý thính giả,
 

     Trong hai tuần trước, chúng ta được tiến sĩ Ross Campbell hướng dẫn về những dạng thức bày tỏ tình thương không thích hợp. Dạng thức thứ nhất là giữ con riêng con mình, cản trở chúng phát triển thành một người lớn độc lập và trưởng thành. Dạng thức thứ nhì là những hành vi gần gũi quá đáng, sẽ cố ý hay vô tình gợi dục và những cảm giác không lành mạnh.
 

     Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta những dạng thức không phù hợp khác. Tiến sĩ bắt đầu như sau:
 

     Tôi sẽ dẫn chứng cho bạn thấy hai ví dụ nữa. Ví dụ thứ hai cho chúng ta thấy thế nào là cách yêu con đúng đắn. Cách ấy bao gồm những sự đụng chạm nhằm giúp trẻ xác định được giới tính của mình. Nhưng ví dụ thứ nhất lại cho chúng ta thấy hậu quả khi cha mẹ thiếu đi tình yêu thương đúng đắn đó.
 

     Rusty là bạn thân của tôi. Tên anh ta có nghĩa là cứng rắn hay “nam tính.” Anh là người hướng dẫn về khoan máy trong hạm đội lính thủy Mỹ. Anh và người vợ dịu dàng có với nhau 4 đứa con trai. Rusty muốn các con cũng trở nên giống như mình, cứng rắn và khỏe mạnh, vì thế anh cư xử với chúng bằng những nguyên tắc khó khăn và khắc nghiệt như với những tân binh lính thủy. Giữa cha và con không có tình thương, con cái phải tuyệt đối vâng lời và không được thắc mắc.
 

     Phản ứng của bạn về tình huống này rất quan trọng. Theo bạn, bốn cậu con trai đó sẽ phát triển như thế nào? Bạn có nghĩ rằng chúng sẽ trở nên giống như cha mình không? Bạn có cho rằng chúng sẽ trở nên “nam tính” không?


     Lần gần đây nhất tôi đã gặp lại bốn cậu con trai đó và thấy rằng chúng yếu ớt như con gái. Điệu bộ, cách nói năng, ăn mặc…tất cả đều như con gái. Bạn có thấy ngạc nhiên không? Bạn không cần phải ngạc nhiên vì tôi nhìn thấy điều đó mỗi ngày. Những em trai bị cha bỏ rơi, bị đối xử khắc nghiệt và thiếu tình thương dần dần sẽ trở nên giống như những đứa con gái.
 

     Đây là ví dụ thứ hai. Nhiều năm trước đây, mục sư của chúng tôi là một người có vóc dáng cao to và cường tráng. Ở ông có một điều gì đó gây cho người ta phải chú ý. Ông có một trái tim nồng ấm và đầy tình thương. Lúc đó, con trai ông cũng được 3 tuổi, cùng tuổi với con trai David của tôi nhưng cậu bé đó cao hơn con tôi một cái đầu và nặng hơn đến gần 10 ký. Cậu bé là “hình ảnh thu nhỏ của người cha đầy nam tính.” Vị mục sư của chúng tôi đã dành cho con mình một tình thương sâu sắc và gần gũi. Ông thường bày tỏ tình thương dạt dào qua việc ôm, ghì chặt, hôn và vật lộn với con.
 

     Theo bạn đứa trẻ này sẽ phát triển như thế nào? Nó có trở nên giống như cha mình hay không? Bạn cũng đoán là có phải không? Anh bạn nhỏ đó rất giống cha của mình. Cậu ta có một sự nhận thức vững vàng, lành mạnh về giới tính của mình. Cậu bé cũng sống rất bình an, vui tươi, đáng yêu và rất con trai. Với một người cha như thế, cậu bé sẽ đứng vững vàng trong thế giới này.
 

     Nếu cả hai ví dụ nói trên vẫn chưa đủ để thuyết phục bạn rằng tất cả trẻ em (con trai lẫn con gái) không những chỉ cần một sự bảo đảm mà còn rất cần nhận được một tình thương tràn trề và đúng đắn của cha mẹ, thì tôi sẽ kể cho bạn một thực tế khác. Tôi chưa bao giờ đọc được từ một nghiên cứu nào hay bản thân tôi cũng chưa từng thấy một đứa trẻ nào được người cha yêu thương, quan tâm và bày tỏ tình thương cho con, lại trở thành những người mất định hướng về giới tính của mình.
 

     Do những nhận thức sai lầm (và nhiều điều khác nữa) mà chúng ta vừa xem qua, có rất ít những bậc phụ huynh biết cách nuôi dưỡng tình cảm cho con mình một cách đúng đắn. Mặc dù tình yêu trong lòng họ dành cho con rất dạt dào nhưng họ lại không chịu bày tỏ điều đó. Tôi tin rằng một khi cha mẹ chịu sửa đổi những quan niệm sai lầm nói trên của mình cũng như hiểu được những nhu cầu của con trẻ, đa số các bậc phụ huynh sẽ có thể đem đến cho con một tình thương đúng đắn và đầy đủ như chúng đáng phải có.
 

     Kính thưa quý thính giả,
 

     Loại tình yêu không phù hợp thứ ba đó là kiểu tình yêu quá kỳ vọng và ảo tưởng. Sự kỳ vọng ảo tưởng hay kiểu tình yêu quá kỳ vọng ảo tưởng này có nghĩa là sống qua một người khác hay mơ mộng qua cuộc sống của một đứa trẻ.
 

     Một dạng mơ mộng có hại nhất đó là khi người mẹ sống trong những ảo mộng lãng mạn và mong mỏi điều đó qua con gái của mình. Người mẹ bày tỏ lòng mong ước đó qua việc đẩy con mình vào những mối quan hệ và những tình huống mà trong đó thể hiện những mong ước của chính bà. Bằng chứng của hiện tượng này là người mẹ thể hiện những ham muốn ám ảnh của mình và muốn biết rõ về những chi tiết thân mật khi con gái hẹn hò với bạn trai. Người mẹ đó giống như bị kích thích khi nghe con gái tâm sự về những điều thầm kín của nó. Hậu quả của việc làm này rất rõ ràng. Đứa con có thể bị đưa đẩy vào những tình huống mà cô không đủ trưởng thành hoặc không có kinh nghiệm để giải quyết. Hậu quả có thể gặp đó là việc mang thai. Một hậu quả to lớn nữa đó là việc đánh mất lòng tự trọng đối với con cái. Việc làm đó làm xúc phạm đến những nhận thức của con trẻ về chính bản thân mình cũng như sự tự trọng của chúng đối với những người xung quanh.
 

     Loại tình yêu kỳ vọng ảo tưởng này cũng có thể xảy ra giữa cha và con trai với những hậu quả tương tự. Trong trường hợp này, người cha thể hiện cho con thấy sự tự hào về tính dục của mình qua những “thành tích” của con. Điều đó sẽ gây hại không những cho đứa con mà gây hại cho cả những người có liên hệ với nó sau này. Đứa con sẽ bị ảnh hưởng một cách nặng nề từ người cha và trở thành kẻ chỉ xem phụ nữ như những món đồ với chức năng chính là làm thỏa mãn nhu cầu tính dục. Đứa con đó sẽ khó có thể nhận ra rằng phụ nữ cũng là những con người có tình cảm và bình đẳng với nam giới. Dĩ nhiên, có rất nhiều cách thể hiện loại tình yêu kỳ vọng ảo tưởng. Nhưng cách nói trên có sức gây hại lớn nhất.
 

     Một ví dụ nữa về sự kỳ vọng ảo tưởng đó là khi người cha dùng con mình để thỏa mãn những giấc mơ thể thao của chính ông. Để thấy rõ hiện tượng này, bạn có thể đến xem những trận đấu bóng chày dành cho trẻ em ở gần nhà. Những bậc phụ huynh có khuynh hướng sống trong sự kỳ vọng ảo tưởng sẽ tự nhiên trở nên bị kích động trong trận đấu như thể chính họ là một cầu thủ vậy. Chúng ta có thể thấy họ tỏ ra hết sức phẫn nộ với trọng tài khi ông ta thổi còi phạt con trai họ. Tệ hại nhất là những người cha với khuynh hướng nói trên sẽ trách mắng hoặc nhục mạ con khi nó phạm lỗi.
 

     Bạn nghĩ gì về điều này? Đó lại là một dạng tình yêu có điều kiện. Chúng ta càng quá kỳ vọng ảo tưởng vào con cái mình, tình yêu của chúng ta dành cho chúng sẽ càng trở nên có điều kiện. Tình yêu đó sẽ dựa vào những gì trẻ đạt được và tùy thuộc vào kết quả những thành tích đó với nhu cầu ảo tưởng của chúng ta.
 

     Chúng ta hãy đối diện với vấn đề này. Tất cả chúng ta đều vướng vào sự kỳ vọng ảo tưởng ở một chừng mực nào đó, bạn có thấy vậy không? Con trai David của tôi đã từng chơi bóng trong một đội bóng chày dành cho trẻ em và tôi đánh giá cháu là một cầu thủ khá giỏi. Khi ngồi xem cháu chơi bóng, không biết vì lý do gì, tâm trí của tôi cứ bị cuốn hút nghĩ về những ngày tôi còn tham gia đội bóng chày chuyên nghiệp. Tôi thấy chính mình hồi tưởng lại những khao khát lớn lao khi muốn đưa đội mình lên chức vô địch. Nỗi đau và sự thất vọng vì không đạt được mơ ước đó diễn ra trước mắt tôi trước những bàn thắng của David. Tôi tự hỏi tại sao mình lại có cảm giác đó. Thật là một điều sai lầm nếu tôi để cho sự kỳ vọng ảo tưởng của bản thân lôi kéo mình đến chỗ tìm cách lấp đầy giấc mơ đã mất qua chính con trai mình.
 

     Sự kỳ vọng ảo tưởng sẽ trở nên một điều có hại khi nó khiến tình yêu mà chúng ta dành cho trẻ thay đổi và trở nên tùy thuộc vào hành vi của trẻ. Đó là một tình yêu có điều kiện. Bậc làm cha mẹ như chúng ta không nên để những điều mình hy vọng, mong mỏi, và những mơ ước của bản thân quyết định tình yêu mà chúng ta dành cho con cái.
 

     Sự kỳ vọng ảo tưởng cũng có thể được xem như một loại tư tưởng sở hữu nếu điều đó khiến chúng ta xem trẻ là thứ tài sản có thể giúp chúng ta thực hiện giấc mơ của mình. Sống với những người cha người mẹ như thế thì làm sao trẻ có thể phát triển quyền lợi của mình, làm sao các em có thể suy nghĩ cách độc lập và biết dựa vào bản thân mình được?
 

     Chúng ta phải giữ để tình yêu mà chúng ta dành cho trẻ là một tình yêu vô điều kiện. Chúng ta phải yêu thương trẻ để giúp chúng thực hiện được những chương trình mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho cuộc đời chúng chứ không phải để bắt chúng thực hiện những kế hoạch của chúng ta.
 

     Kính thưa quý thính giả,
 

     Trong tuần tới, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một dạng thức bày tỏ tình thương không thích hợp. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: dạng thức

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn