05:31 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24


Hôm nayHôm nay : 12705

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 261279

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22990686

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Phần Thưởng Cho Cha Mẹ Dành Ưu Tiên Cho Con Cái

Thứ hai - 17/06/2019 21:15
Phần Thưởng Cho Cha Mẹ Dành Ưu Tiên Cho Con Cái

Phần Thưởng Cho Cha Mẹ Dành Ưu Tiên Cho Con Cái

Trong những tuần qua, tiến sĩ Ross Campbell hướng dẫn chúng ta về tầm quan trọng trong việc để ý, quan tâm đến con cái. Chúng ta cũng được học cách nào để sắp xếp ưu tiên và phân chia thời giờ cách hữu lý, hầu có đủ thời giờ quan tâm, chú ý đến con. Sự quan tâm, để ý đến con đòi hỏi cha mẹ phải hy sinh và dành nhiều thời gian, nhưng sự quan tâm, chú ý thật đúng mức tới con cái sẽ mang lại một phần thưởng thật quý giá.


Phần Thưởng Cho Cha Mẹ Dành Ưu Tiên Cho Con Cái
 

     Kính thưa quý thính giả,
 

     Trong những tuần qua, tiến sĩ Ross Campbell hướng dẫn chúng ta về tầm quan trọng trong việc để ý, quan tâm đến con cái. Chúng ta cũng được học cách nào để sắp xếp ưu tiên và phân chia thời giờ cách hữu lý, hầu có đủ thời giờ quan tâm, chú ý đến con. Sự quan tâm, để ý đến con đòi hỏi cha mẹ phải hy sinh và dành nhiều thời gian, nhưng sự quan tâm, chú ý thật đúng mức tới con cái sẽ mang lại một phần thưởng thật quý giá.
 

     Trong tuần này, chúng ta sẽ được nghe tiến sĩ Ross Campbell kết luận đề tài về sự quan tâm, chú ý đến con như sau: 
     
     Minh họa dưới đây nói lên tầm quan trọng của việc lập ra một thời gian biểu để có thể quan tâm chăm sóc đến từng đứa con trong gia đình. Điều này rất khó khăn. Với một gia đình có hai con thì mỗi bậc cha mẹ thường chỉ có thể dành thời gian cho một trong hai đứa. Nhưng nếu gia đình nào có nhiều hơn hai đứa con, thì họ lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Và dĩ nhiên, trong những gia đình mà cha mẹ sống độc thân thì mọi việc lại càng nan giải hơn nữa. Tuy nhiên, nếu cha mẹ biết lập ra một kế hoạch chi tiết thì họ luôn nhận được phần thưởng cho người làm cha mẹ. Chẳng hạn vào một ngày đặc biệt nào đó (cứ cho là thứ sáu tuần tới) một trong ba đứa nhỏ được mời đi dự tiệc ở đâu đó, đứa thứ hai đến nhà bà con chơi, chỉ còn một đứa ở nhà. Bậc cha mẹ nào biết lên kế hoạch kỹ lưỡng và biết đặt con mình là thứ tự ưu tiên sẽ xem đó là một cơ hội vàng để có thể dành sự quan tâm đặc biệt đến đứa còn ở nhà. Dĩ nhiên, việc lên kế hoạch của chúng ta cũng còn phải tùy thuộc vào nhu cầu tình cảm của mỗi đứa trẻ, nếu không chúng ta sẽ rơi vào nan đề của gia đình với 10 đứa con nói trên. Thật sự rất khó nếu trong gia đình, chúng ta vừa có những đứa con có nhiều đòi hỏi về tình cảm lẫn những đứa ít đòi hỏi điều đó. Chúng ta phải gạt bỏ suy nghĩ chỉ tập trung chú ý đến những đứa con tỏ vẻ cần cha mẹ nhất. Tất cả mọi trẻ em đều có một nhu cầu tình cảm giống như nhau, mặc dù bên ngoài có đứa biểu lộ điều đó, có đứa lại không. Đặc biệt, những trẻ không tỏ ra đòi hỏi nhiều hay những trẻ thụ động (đó thường là những đứa con giữa) lại là những em dễ bị tổn thương nhất. Nếu những đứa con khác trong gia đình thuộc dạng trẻ hay đòi hỏi về nhu cầu tình cảm thì cha mẹ cũng dễ thường bỏ quên những đứa con giữa cho đến khi chúng gây ra nhiều rắc rối.
 

     Tìm kiếm những cơ hội bất chợt đòi hỏi thêm thời gian. Chẳng hạn như bạn có thể ở riêng một mình với một trong những đứa con trong khi những đứa khác đang chơi ngoài sân. Đây chính là một cơ hội để đổ đầy bể chứa cảm xúc của trẻ và giúp ngăn ngừa những rắc rối có thể xảy ra khi bể chứa đó khô cạn. Trong những dịp như thế, khoảng thời gian để chúng ta quan tâm chú ý đến trẻ sẽ không được dài cho lắm nhưng chỉ một vài phút ngắn ngủi ấy thôi cũng có thể làm nên những điều khiến bạn kinh ngạc. Mỗi phút giây đều có ý nghĩa. Công việc mà chúng ta đang làm đó cũng giống như việc bỏ tiền vào một tài khoản tiết kiệm. Miễn là phần cân đối của tài khoản ổn thỏa hay mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt đẹp, đời sống tình cảm của trẻ sẽ càng phong phú và trẻ sẽ ít gây rắc rối hơn. Đây cũng chính là việc làm nhằm đầu tư cho tương lai của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn thiếu niên.
 

     Mỗi món tiền cọc mà bạn đầu tư nói trên bảo đảm cho những năm tháng niên thiếu của con bạn sẽ được mạnh mẽ, lành mạnh, và đó là phần thưởng cho cả cha mẹ và con cái. Phần thưởng mà chúng ta nhận được sẽ rất lớn. Còn gì đáng buồn hơn khi con cái của chúng ta trở thành những đứa trẻ ương bướng khi bước vào tuổi vị thành niên? Và cũng chẳng có gì sung sướng bằng việc nhìn thấy chúng trở thành những đứa trẻ sống thăng bằng!
 

     Quý thính giả thân mến,
 

     Dĩ nhiên, việc quan tâm chú ý đến trẻ trong những khoảng thời gian dài hơn cũng là điều rất quan trọng. Trẻ lớn hơn thì khoảng thời gian chúng cần được quan tâm cũng sẽ dài hơn. Những trẻ lớn hơn cần thời gian để “khởi động”, để bỏ đi những rào cản phòng thủ đang gia tăng và cảm thấy thoải mái để có thể chia sẻ những suy nghĩ thầm kín nhất của mình, đặc biệt là những điều đang khiến các em bối rối. Như bạn thấy, nếu trẻ em được quan tâm chú ý thường xuyên như thế ngay từ giai đoạn đầu đời, sau này các em sẽ đón nhận điều đó một cách hết sức tự nhiên và cũng dễ dàng bày tỏ tình cảm của mình đối với bố mẹ. Ngược lại, nếu bố mẹ không dành cho các con sự quan tâm chú ý, làm sao trẻ có thể học tập giao tiếp một cách có ý nghĩa với cha mẹ mình được? Một lần nữa, phần thưởng chúng ta có được ở đây cũng rất lớn. Còn gì đáng buồn hơn khi con bạn không thể chia sẻ với cha mẹ chúng những cảm xúc của mình ngay lúc chúng đang gặp nan đề? Và cũng không có điều gì tuyệt vời bằng khi con của bạn có thể tâm sự với bạn mọi thứ.
 

     Thực hiện tất cả những điều này thật không dễ và đòi hỏi chúng ta phải mất nhiều thời gian. Nhưng tôi đã từng gặp không ít người và nghe họ chia sẻ về những phương cách họ đặt ra để thực hiện công tác nói trên. Tôi nhớ có lần Joe Bayly, một nhà văn Cơ đốc quá cố, đồng thời cũng là một nhà quản lý xuất bản, đã nói cho tôi nghe về cách thức của ông. Ông đánh dấu trong lịch hẹn của mình những khoảng thời gian rõ ràng dành riêng cho gia đình. Và nếu lỡ có ai đó điện thoại cho ông để xin một cuộc hẹn phỏng vấn vào những thì giờ đã biệt riêng đó, ông lịch sự trả lời họ rằng mình đã có một cuộc hẹn khác.
 

     Joe Bayly có một cách hữu hiệu khác để dành sự quan tâm cho các con. Ông làm những lá cờ riêng cho mỗi thành viên trong gia đình. Mỗi lá cờ được ông tô vẽ thích hợp với tính cách của từng đứa con. Ông tặng những lá cờ đó cho con vào ngày sinh nhật của chúng. Sau đó, những lá cờ này sẽ được treo lên trên một cột cờ phía trước nhà vào những dịp đặc biệt, chẳng hạn như vào lần sinh nhật kế tiếp của bọn trẻ, hay sau những chuyến đi xa của chúng, hoặc khi chúng chuẩn bị đi học xa nhà. Đây chính là một ví dụ về sự quan tâm cách gián tiếp của cha mẹ đối với con cái.
 

     Chúng ta đã đề cập đến việc phụ huynh cần dành sự chú ý quan tâm đến trẻ khi ở riêng với chúng và tách biệt khỏi những thành viên khác trong gia đình. Dù đây là điều hoàn toàn đúng, nhưng vẫn có những lúc chúng ta phải dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ khi có sự hiện diện của nhiều người khác trong nhà. Điều này thật sự cần khi trẻ bị bệnh, hoặc đang trải qua một tổn thương tình cảm hay một lý do đáng tiếc nào đó khiến trẻ thu mình lại. Tôi nói thu mình lại ở đây có nghĩa là trẻ trở nên khó khăn trong việc điều khiển những cảm xúc và hành vi của mình.
 

     Đây là một ví dụ: Một ngày nọ, có hai vợ chồng đến nhờ tôi tư vấn về đứa con trai 12 tuổi của mình, là cháu Tim. Cậu em họ của Tim, năm nay cũng 12 tuổi đã đến ở với gia đình hai vợ chồng đó. Cậu em này là một đứa trẻ có nhiều đòi hỏi về mặt tình cảm. Cậu ta tỏ ra vượt trội hơn Tim và hầu như lôi kéo tất cả sự quan tâm của ba mẹ Tim. Tim có cảm giác vị trí của mình đã bị thay thế bởi cậu em quá nổi trội ấy. Thế là em trở nên chán nản, khép kín và thỉnh thoảng không thèm nói chuyện với ai cả. Tôi đã khuyên cha mẹ cậu bé phải đồng thời quan tâm nhiều đến Tim giống như với đứa em họ của cháu; đó là họ phải dành thời gian ở riêng với Tim lẫn thời gian ở riêng với cháu mình. Tuy nhiên, khi cả hai đứa trẻ có mặt cùng một lúc thì cậu em họ vẫn là người trội hơn. Vì thế, tôi khuyên họ chú ý dành sự quan tâm cho từng đứa một mỗi khi cậu cháu trai lại tỏ ra lấn áp. Trong những lúc đó, cha mẹ của Tim vẫn có thể dành sự quan tâm cách đồng đều cho cả hai bằng cách nhìn thẳng vào mắt Tim khi tới lượt cậu bé nói, dành cho con ánh mắt quan tâm, những cử chỉ yêu thương khi thuận tiện và thể hiện sự đáp ứng trước những ý kiến của Tim. Rồi khi đến lượt của cậu cháu trai nói, họ lại phải thực hiện theo cách giống như đã làm đối với Tim.
 

     Cách dành sự tập trung chú ý nói trên sẽ có tác dụng tốt đối với trẻ nếu chúng cũng được quan tâm như thế lúc ở riêng một mình với cha mẹ. Tiện thể, tôi cũng muốn dùng những nguyên tắc đơn giản vừa nêu để hướng dẫn cho các giáo viên nhằm giúp họ làm tốt hơn công tác giảng dạy cũng như cải thiện nhận thức của mình về từng học sinh trong lớp.
 

     Việc quan tâm chú ý đến trẻ đòi hỏi phải có thời gian vì thế rất khó để chúng ta duy trì điều đó. Thậm chí có lúc nó còn trở thành gánh nặng đối với phụ huynh sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng quan tâm chú ý đến trẻ lại là việc làm hữu hiệu nhất để đổ đầy bể chứa cảm xúc của trẻ nhỏ và cũng chính là một sự đầu tư cho tương lai của chúng.
 

     Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rằng cha mẹ có thể yêu con thái quá không. Xin hẹn gặp lại quý vị
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: quan tâm, đến con

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn