20:52 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 55

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 52


Hôm nayHôm nay : 11494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 39812

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23048845

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Mục Đích Của Sự Quan Tâm Chú Ý

Thứ hai - 10/06/2019 21:21
Mục Đích Của Sự Quan Tâm Chú Ý

Mục Đích Của Sự Quan Tâm Chú Ý

Trong hai tuần vừa qua, tiến sĩ Ross Campbell đã hướng dẫn chúng ta tầm quan trọng về việc quan tâm, để ý đến con cái cũng như cách sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc một cách hữu lý trong đời sống, hầu chúng ta có đủ thời giờ quan tâm, chú ý đến con. Trong tuần này, tiền sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta về mục đích cũng như cách bày tỏ sự quan tâm của chúng ta đến với con cái.


Mục Đích Của Sự Quan Tâm Chú Ý
 

       Kính thưa quý thính giả.
 

       Trong hai tuần vừa qua, tiến sĩ Ross Campbell đã hướng dẫn chúng ta tầm quan trọng về việc quan tâm, để ý đến con cái cũng như cách sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc một cách hữu lý trong đời sống, hầu chúng ta có đủ thời giờ quan tâm, chú ý đến con. Trong tuần này, tiền sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta về mục đích cũng như cách bày tỏ sự quan tâm của chúng ta đến với con cái.
 

       Chúng ta có thể định nghĩa sự quan tâm chú ý như thế nào? Đó là lúc một đứa trẻ cảm nhận: “Mình đang được ở riêng một mình với mẹ (hoặc bố)”, “Bố (mẹ) là của riêng mình”, “Ngay lúc này mình là người quan trọng nhất trên thế gian này đối với bố (mẹ)”. Mục đích của sự quan tâm chú ý là nhằm đem đến cho trẻ cảm nhận này.
 

       Quan tâm chú ý không phải là điều tốt đẹp chúng ta đem đến cho trẻ chỉ khi thời gian cho phép mà đó là nhu cầu mỗi đứa trẻ đều cần đến. Việc trẻ có được đáp ứng những nhu cầu này hay không quyết định con người của chúng sẽ trở nên như thế nào trong tương lai và trẻ có được những người xung quanh chấp nhận không. Nếu không được quan tâm chú ý, trẻ em sẽ cảm thấy lo lắng vì thấy rằng có nhiều thứ khác còn quan trọng hơn mình. Điều đó đem đến cho trẻ cảm giác không an toàn, phá hoại sự phát triển về tình cảm cũng như tâm lý của đứa trẻ. Chúng ta có thể nhìn thấy những trẻ em như thế ngay trong nhà trẻ hoặc trong lớp học của mình. Những trẻ này thường tỏ ra thiếu trưởng thành so với những trẻ được cha mẹ thường xuyên dành thời gian quan tâm chú ý. Những trẻ nói trên thường sống khép kín và gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè. Các em này thường ít có khả năng xử lý và phản ứng rất kém trước những mâu thuẫn. Những trẻ đó luôn phụ thuộc vào giáo viên hoặc những người lớn mà các em tiếp xúc.
 

       Một số trẻ khác, đặc biệt là những em gái thiếu sự quan tâm của người cha, dường như lại có thái độ sống trái ngược hẳn. Những em đó thường hay nói nhiều, dễ bị kích động, hay bày tỏ sự quyến rũ của mình đối với những người xung quanh theo kiểu trẻ con và thường được các giáo viên mẫu giáo hoặc thầy cô dạy tiểu học đánh giá là sớm phát triển, dễ gần và trưởng thành. Tuy nhiên, khi các bé gái này lớn hơn một chút, những đặc tính này vẫn không thay đổi mặc dù điều đó dần dần không còn phù hợp nữa. Khi lên lớp 3 hoặc 4, các em thường trở thành những người đáng ghét trong mắt bạn bè và thầy cô. Nhưng nếu các em được người khác, đặc biệt là cha mình quan tâm chú ý thì những hành vi có tính chủ bại và những lo lắng của các em này sẽ giảm đi đồng thời các em có thể trưởng thành một cách lành mạnh.
 

       Chúng ta vừa học qua tầm quan trọng của sự quan tâm chú ý đối với trẻ em nhưng làm cách nào để chúng ta có thể làm được điều đó? Cách tốt nhất để bày tỏ sự quan tâm chú ý đối với trẻ là dành ra một khoảng thời gian ở riêng một mình với chúng. Nếu bạn nghĩ rằng đây là một điều khó thực hiện thì bạn đã nói đúng. Tìm thì giờ để ở riêng với trẻ và tránh đi mọi sự bận rộn khác là điều mà tôi cho là khó nhất trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng đây cũng là đặc điểm giúp chúng ta nhận ra những người cha người mẹ tốt trong những người làm cha mẹ, những bậc phụ huynh nào chịu hy sinh vì con cái giữa những phụ huynh không chịu hy sinh, người nào quan tâm đến con mình nhiều, người nào quan tâm ít, người nào biết thiết lập những ưu tiên và người nào không có những ưu tiên.
 

       Quý thính giả thân mến,
 

       Chúng ta phải chấp nhận rằng để có thể nuôi con tốt đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Nhưng để tìm được lượng thời gian như thế trong một xã hội quá năng động như hiện nay là một điều rất khó, nhất là khi trẻ em ngày nay cứ dán mắt vào màn ảnh ti-vi và hầu như không muốn làm gì khác ngoài việc đó. Chính vì thế, chúng ta càng phải tỏ ra quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn. Ngày nay, trẻ em đón nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài gia đình nhiều hơn bao giờ hết. Dù phải nỗ lực rất nhiều để dành ra thì giờ từ quỹ thời gian hạn hẹp của mình nhưng nên nhớ rằng phần thưởng mà chúng ta nhận được sẽ rất lớn. Không có niềm vui nào bằng nhìn thấy con cái mình hạnh phúc, an toàn, được bạn bè và người lớn yêu mến, đạt kết quả học tập cao nhất và cư xử cách tốt nhất. Hỡi những ai đang làm cha mẹ, xin hãy tin tôi, kết quả đó không phải tự nhiên mà có nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải trả giá! Chúng ta phải dành ra thời gian để ở riêng với từng đứa con của mình.
 

       John Alexander, cựu hội trưởng của tổ chức interVarsity Christian Fellowship, trong một buổi họp mặt vài năm trước đây đã chia sẻ lại những khó khăn của ông trong việc dành thời gian riêng cho bốn đứa con của mình. Ông đã quyết định dành ra ít nhất một tiếng rưỡi mỗi buổi chiều Chúa Nhật cho mỗi cháu. Mỗi người trong chúng ta cũng phải tìm cách để thực hiện như người đàn ông nói trên.
 

       Trong suốt những năm tháng làm cha, tôi cũng thấy thật khó để sắp xếp thời gian của mình. Nhưng tôi đã hết sức cố gắng để dành riêng một khoảng thời gian nào đó cho các con mình. Chẳng hạn như trong thời gian con gái tôi theo học một lớp nhạc vào mỗi chiều thứ hai hàng tuần gần văn phòng tôi làm việc, tôi đã sắp xếp những cuộc hẹn của mình để có thể đến đón cháu. Rồi chúng tôi ghé vào một nhà hàng để ăn tối. Chính lúc đó, tôi có thể dành trọn vẹn cho cháu sự quan tâm của mình và lắng nghe tất cả những gì cháu muốn nói. Chính những lúc gạt bỏ những áp lực cuộc sống qua một bên và ở riêng với con như thế, những bậc làm cha mẹ và con cái mới có thể phát triển một mối quan hệ bền vững mà mỗi trẻ nhỏ đều rất cần trước những thực tế cuộc sống . Những giây phút được ở riêng với cha mẹ là điều mà trẻ sẽ luôn nhớ đến những khi gặp nan đề, đặc biệt là trong những năm tháng bốc đồng, đầy mâu thuẫn của tuổi thiếu niên và khuynh hướng sống độc lập của lứa tuổi đó.
 

       Khi cha mẹ dành sự quan tâm chú ý cho con, thì đó cũng là lúc họ có cơ hội để bày tỏ tình yêu với chúng qua ánh mắt và cử chỉ. Chính trong lúc cha mẹ tập trung chú ý vào trẻ, ánh mắt và cử chỉ của cha mẹ sẽ có một ý nghĩa to lớn và để lại những ấn tượng sâu sắc hơn trong cuộc đời của trẻ.
 

       Dĩ nhiên, nếu một gia đình có nhiều con thì cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để có đủ thời gian quan tâm chú ý đến từng đứa một. Tôi nhớ có lần mình đã tư vấn cho một em bé gái 7 tuổi với vô số những nan đề của em tại trường học cũng như ở nhà. Em gặp khó khăn trong việc học, trong mối quan hệ bạn bè, trong mối quan hệ với anh chị em trong gia đình và với cả những hành vi trưởng thành của mình. Có lẽ, bạn cũng đoán được rằng cha mẹ của bé gái đó đã không quan tâm đến em đúng mức. Gia đình cô bé ấy có đến 9 anh chị em, vì thế, cha mẹ của em không thể chú ý đến em đúng mức được. Thật vậy, cha mẹ của bé gái đó đã không nhận ra rằng con mình đang bị tổn thương do không được cha mẹ chú ý chăm sóc vì tất cả những đứa con khác của họ đều sống rất bình thường. Cha mẹ của cô bé là những nông dân, vì thế cả ngày công việc của họ là: vắt sữa, cho gia súc ăn, và cày xới đất đai. Họ cũng dành đủ thời gian để ở riêng với những đứa con khác, vì thế cũng tránh được những nan đề của chúng. Nhưng với đứa con gái đặc biệt này, những yếu tố như độ tuổi, những việc lặt vặt cá nhân, thứ tự của cô bé trong gia đình, và một số nguyên nhân tự nhiên khác đã ngăn cản em không cảm nhận đủ sự chú ý quan tâm của cha mẹ. Em thấy mình bị bỏ rơi và không được thương yêu. Dù cha mẹ của cô bé rất mực yêu thương con mình, nhưng nếu đứa con không cảm nhận được tình yêu đó thì nó cũng không thể biết cha mẹ yêu mình.
 

       Trong tuần sau, tiến sĩ Ross Campbell sẽ nêu lên những phần thưởng lớn lao mà các bậc cha mẹ sẽ nhận được một khi con cái họ được quan tâm chú ý một cách đúng mức. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta, quan tâm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn