13:01 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 100

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 99


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266077

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22995484

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 2 CHIẾN TRẬN Y TẾ (tiếp theo)

Thứ tư - 03/03/2021 20:15
NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 2 CHIẾN TRẬN Y TẾ (tiếp theo)

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 2 CHIẾN TRẬN Y TẾ (tiếp theo)

Từng bước một, Đức Chúa Trời đã sử dụng các tôi tớ Ngài, tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài. Lời của Ngài đã tỏ ra cho Paul Adolph thấy ý chỉ của Ngài và để ngăn ngừa ông đi sai trật. Tin chắc vào sự lèo lái của Đức Chúa Trời dành cho đời sống mình, Paul cứ tiếp tục chuẩn bị mọi sự để đến Trung Hoa.


NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 2

CHIẾN TRẬN Y TẾ (tiếp theo)
 

        Từng bước một, Đức Chúa Trời đã sử dụng các tôi tớ Ngài, tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài. Lời của Ngài đã tỏ ra cho Paul Adolph thấy ý chỉ của Ngài và để ngăn ngừa ông đi sai trật. Tin chắc vào sự lèo lái của Đức Chúa Trời dành cho đời sống mình, Paul cứ tiếp tục chuẩn bị mọi sự để đến Trung Hoa. Thế rồi một ngăn trở trầm trọng đã xuất hiện. Khoảng bốn tháng trước khi ông tốt nghiệp trường y, Adolph bị nhiễm lao phổi. Vị bác sĩ thực tập nội trú trẻ tuổi này đã nếm trải tám tháng điều trị thật khắt khe, nối theo sau là sáu tháng làm thành viên bán thời gian nằm tại viện điều dưỡng lao phổi đầu tiên được thiết lập tại hoa Kỳ. Các sinh viên đồng lớp đã đến phòng bệnh bày tỏ lòng trắc ẩn với ông. Có người tỏ ra đau buồn vì nghĩ ông sắp kết thúc sự nghiệp đầy hứa hẹn của mình. Nhiều người khác thì chế giễu giống như mấy người anh của Giô-sép, họ nói: “Để coi giấc mơ của nó là gì?”
 

        Paul có Lời của Chúa và sự giúp đỡ của bạn bè trong Chúa khuyên ông cứ giữ lòng trung thành với sự kêu gọi của Ngài. Tấn sĩ Adolph trả lời mọi thắc mắc về sự hồi phục của ông như sau: “Tôi tự khích lệ mình nơi Chúa, và dân sự của Chúa cũng đã khích lệ tôi. Tôi nhớ có một vị giáo sĩ bác sĩ mà tôi đã gặp tại viện điều dưỡng Trudeau. Lúc bấy giờ tôi đã phục hồi và được phân công chăm sóc một vài bịnh nhân. Tôi đã chữa trị chứng tràn khí ngực của giáo sĩ bác sĩ. Đổi lại, ông cung ứng cho tôi những phát đạn thuộc linh, đặt niêm hy vọng vào các giác mơ đã bị bẹp dúm của tôi”.
 

        Thuốc men, nghỉ ngơi và cầu nguyện đã phục hồi lại sức khỏe của Adolph, nhưng hội truyền giáo nào sẽ nhận ông với lý lịch lao phổi như vậy chứ? Các hội truyền giáo khi ấy và bây giờ xem xét rất kỹ vấn đề sức khỏe của ứng viên. Một thân thể mạnh khỏe là đòi hỏi tối thiểu trước những điều kiện khắc nghiệt cho sự phục vụ ở nước ngoài. Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa đòi hỏi các ứng viên phải có một y sĩ nổi tiếng bảo đảm về sức khỏe. Phụ tá Giám đốc bệnh viện điều dưỡng Tredeau đã nói với ban điều hành Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa cách không chính thức rằng, thật thích hợp cho Paul phục vụ ở nước ngoài. Nhưng viên giám đốc viện điều dưỡng thì hoảng hồn trước ý kiến ấy. Trong khi chờ đợi ý của Đức Chúa Trời, cấp lãnh đạo Hội Truyền giáo đã quyết định chấp nhận Paul Adolph cho dù có như thế nào đi nữa. Sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời cho Paul đến Trung Hoa không thể bị từ chối, và ông có một người anh ở Trung Quốc bảo lãnh trách nhiệm về mặt gia đình nếu Paul có tái phát bịnh.
 

        Một số người thân quen nghĩ Paul Adolph điên rồ, vì tình trạng sức khỏe của ông như vậy mà đi vào Trung Hoa nội địa khắc nghiệt, thay vì làm bác sĩ giàu có tại Hoa Kỳ. Mọi sự họ nói đều đúng cả, nhưng Tấn sĩ Adolph không nhìn sự việc theo cách đó. Ông tin Trung Hoa là chỗ mà Đức Chúa Trời đã đặt để ông.
 

        Ông đã gặp được điều chi khi đến Trung Hoa? Ông đã gặp một thiếu nữ người Scotland tên Vivian MacDougall. Mặc dù Paul và Vivian đã gặp nhau trước đó ở trụ sở Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa ở Philadelphia, nhưng mối tình của họ đã chớm nở trong một hội nghị mùa hè đầu tiên của ông tại Trung Hoa. Một năm sau, họ làm đám cưới tại Bắc Kinh. Người anh cả của Paul, William, đã mở cửa nhà mình tại trường đại học Yenching để tổ chức đám cưới cho họ.
 

        Vào năm 1931, vị bác sĩ trẻ tuổi được chỉ định đến bệnh viện Wilmay Memorial, được xây dựng ở Luan, Shansi, vào năm 1913. Bệnh viện này bị bỏ trống kể từ năm 1915- chính năm mà Đức Giê-hô-va đã phán vơi Paul, lúc đó ông là sinh viên năm thứ nhất đang quỳ gối cầu nguyện bên giường ngủ của mình.
 

        Adolph nói, với đôi mắt màu xám hiền lành đang nhấp nháy: “Bệnh viện đã chờ đợi tôi suốt những năm tháng ấy. Đúng là một thách thức! Đôi khi tôi phải rùng mình suy nghĩ làm sao tôi có thể quên được lời kêu gọi của Chúa đối với tôi. Đức Chúa Trời đã đem lại phước hạnh to lớn vì tôi vâng phục Ngài và đi đến nơi mà Ngài đã sửa soạn cho tôi từ khi tôi còn nhỏ. Luan là một nơi đầy rắc rối trong thời kỳ nổi dậy của Nghĩa hòa Đoàn. Ở đây, các giáo sĩ của Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa đều bị quấy rối và bắt bớ. Nỗi đau khổ của các vị giáo sĩ đó đã cảm động ba mẹ tôi dâng tôi cho công việc của Đức Chúa Trời tại Trung Hoa, và một lễ khai mạc đã được tổ chức cho tôi ngay tại trung tâm của cuộc nổi dậy trước đây. Trong chiến tranh Trung-Nhật, bệnh viện của chúng tôi đầy những người bị thương. Người bị thương đến với chúng tôi qua những rặng núi bằng lừa cáng, cỡi lừa hoặc đi bộ. Một người lính Trung Hoa với đầu gối phải bung ra khi bị mìn khiến tôi rất quan tâm. Người lính nầy mang nặng tính kỳ thị. Những con giòi bò lúc nhúc trong và ngoài vết thương không được băng bó của anh ta. Cơn sốt của anh ta cao một cách nguy hiểm. Tôi bảo với anh ta rằng chúng tôi sẽ tiếp máu và sẽ cưa chân bị thương đó.
 

        Khi tôi tiếp xúc với vị sĩ quan chỉ huy của anh ta để yêu cầu cho máu để truyền máu cho anh ta, vị chỉ huy đó bảo: “Nó chỉ là lính trơn. Chúng tôi không thể cấp máu cho nó”. Đồng thời trong khu vực thành thị như thế này, người lính hấp hối kia không dám chửi rủa cấp chỉ huy của mình và đã dành cho tôi cách đối xử khiếm nhã đó. Tất cả nhân viên trong bệnh viện, dù là người Trung Hoa hay người ngoại quốc đã đáp lại bằng cách cầu nguyện cho người lính đó. Ngay thời điểm nầy, viên y tá trưởng của chúng tôi đã tình nguyện cho máu của mình. Khi người lính đã được phục hồi, anh ta thắc mắc tại sao viên y tá trưởng lại cho anh ta máu khi quân đội mà anh ta đã chiến đấu lại không cấp máu. Điều này đúng là tình yêu thương của Đấng Christ. Từ thời điểm này trở đi không còn có thành kiến nữa. Anh ta đã uống lấy sứ điệp Tin Lành và đời sống anh đã được biến đổi một cách đột ngột. Việc làm yêu thương này của viên y tá trưởng đã biến Tin Lành ra hiện thực, có sức hấp dẫn mạnh mẽ”.
 

        Đức Chúa Giê-xu Christ đã giảng đạo và chữa lành cho người bịnh. Những việc làm đã góp thêm chiều kích cho lời giảng. Mặc dù thật bận rộn, Chúa Giê-xu không bao giờ nản chí. Là người giám sát bệnh viện, là người quản lý về thuốc men, là nhà giảng đạo, và là nhà giải phẫu, Adolph cũng rất bận rộn. Ông luôn sống trong những đòi hỏi liên tục.
 

        Ngay từ đầu sự nghiệp của mình, Adolph kết luận rằng luôn luôn có thì giờ để làm theo mọi sự mà Đức Chúa Trời muốn ông phải làm. “Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho tôi thấy là tôi có thể làm vinh hiển Ngài thật nhiều trong việc cất bỏ đi phần ruột thừa đã bị viêm của một trong các tôi tớ Ngài giống như việc giảng một bài giảng. Nếu tài khéo của tôi có thể làm nguôi đi nỗi đau của một người thì phải làm điều đó trước hết”.
 

        Từ một viện điều dưỡng lao phổi ở New York đến một bệnh viện ở miền Tây Bắc Trung Hoa là một con đường thật dài. Đối với Paul Adolph, đó là con đường đã được xây bằng những viên đá của một đời sống từ chối không chịu chệch hướng ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời.
 

Vĩnh Phước, ngày 4 tháng 3 năm 2021

(HT- st)

Từ khóa: của ngài

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn