07:08 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 26

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 24


Hôm nayHôm nay : 7063

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23021171

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 4 BIỂN GA-LI-LÊ

Thứ ba - 27/04/2021 04:15
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 4 BIỂN GA-LI-LÊ

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 4 BIỂN GA-LI-LÊ

Ga-li-lê: một hồ lớn ở vùng Ga-li-lê, cũng được gọi là “biển Ki-nê-rết” (Dân số ký 32:11) hoặc “Ki-nê-rốt” (Giô-suê 12:3) trong Cựu Ước, và trong Tân Ước là “hồ Ghê-nê-xa-rết” (Lu ca 5:1) và “biển Ti-bê-ri-át” (Giăng 21:1). Tên hiện nay của nơi này là Yam Kinneret.


ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 4 BIỂN GA-LI-LÊ
 

        Ga-li-lê: một hồ lớn ở vùng Ga-li-lê, cũng được gọi là “biển Ki-nê-rết” (Dân số ký 32:11) hoặc “Ki-nê-rốt” (Giô-suê 12:3) trong Cựu Ước, và trong Tân Ước là “hồ Ghê-nê-xa-rết” (Lu ca 5:1) và “biển Ti-bê-ri-át” (Giăng 21:1). Tên hiện nay của nơi này là Yam Kinneret.
 

        Hồ dài khoảng 21 km và rộng 11 km, thấp hơn mực nước biển 211 m. Sông Giô-đanh chảy qua biển này từ Bắc xuống Nam, nên nước ở biển này là nước ngọt- không giống như nước của Biển Chết- và ngành đánh cá ở biển hồ này khá nổi bật trong phần ký thuật của Tân Ước, nổi tiếng khắp đế quốc La Mã và tạo nên một ngành thương mại xuất khẩu rất phát đạt. Mặt khác, do vị trí của biển hồ nằm sâu dưới lòng khe nứt sông Giô-đanh và được bao quanh bởi các ngọn đồi nên biển hồ dễ bị tác động bởi những luồng gió hút từ trên xuống và thường có giông bão bất ngờ.
 


Hồ Ga-li-lê




Đánh cá thời xưa tại hồ
 

        Bao quanh hồ là một đồng bằng với những chỗ rộng hẹp khác nhau, nói chung, những sườn dốc ở phía đông thường dốc đứng (Mác 5:13) và có phần nào thoai thoải về hướng tây. Về hướng bắc và hướng nam là các đồng bằng của sông Giô-đanh vì nước sông chảy vào và ra khỏi hồ.

 

        Hai bên bờ hồ là nơi vị trí của các thị trấn như Ca-bê-na-um, Bết-sai-đa, ..., là nơi Chúa Cứu Thế đã thi hành phần lớn chức vụ của mình. Vào thời Chúa Giê-xu, các thành phố này đã hình thành một vành đai an cư lạc nghiệp thịnh vượng, và hầu như nối liền nhau xung quanh hồ, các thành này đã trao đổi, buôn bán qua lại với nhau. Ngày nay, chỉ có Ti-bê-ri-át vẫn còn là một thị trấn- mặc dù vị trí của những thị trấn kia không được xác định chính xác nữa, những mô hình mậu dịch bị thay đổi đã tước mất tầm quan trọng chủ đạo của nơi đây trong đời sống sinh hoạt của vùng này.

 
Ti-bê-ri-át ngày nay

 

        Nguồn: “Thánh Kinh Tân Từ Điển”-I.Howard Marshall, A.R.Millard, J.I.Packer, D.J.Wiseman

Vĩnh Phước, ngày 29 tháng 4 năm 2021

(st- HT)

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn