08:48 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 4441

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999888

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 5 NÚI SI-NA-I

Thứ tư - 12/05/2021 21:00
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 5 NÚI SI-NA-I

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 5 NÚI SI-NA-I

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 5 NÚI SI-NA-I


ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 5
NÚI SI-NA-I
 

        I/ Vị trí:

        Vị trí này không được biết chắc. Những núi sau đây được nhiều học giả khác nhau xem là núi Si-na-i: Jebel Mũsa. Ras es-safsaheh, Jebel Serbãl và một ngọn núi gần el-Hrob. Có nhiều giả thuyết khác nhau để chỉ ra ra đâu là núi Si-na-i. Tuy nhiên, truyền thống và đa số các học giả hiện đại đều chấp nhận Jabel Mũsa là núi Si-na-i, thêm vào đó, nơi này có quần thể đá hoa cương thật hùng vĩ và một số trạm dừng chân trên đường đi đến đó đã đưa ra cùng một kết luận.


 

        II/ Trong Cựu Ước:

        Trong Cựu Ước, núi Si-na-i còn được gọi là núi Hô-rếp. Sau khi đi qua Ma-ra và Ê-lim, dân Y-sơ-ra-ên đến Si-na-i trong tháng thứ 3 sau khi khởi hành từ Ai Cập (Xuất 19:1), và đóng tại chân núi ấy trên một đồng bằng mà từ đó có thể nhìn thấy đỉnh núi (Xuất 19:16,18,20). Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài cho Môi-se trên núi này và ban Mười Điều Răn với các luật lệ khác. Giao ước lập tại đây giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết các chi phái lại với nhau và uốn nắn họ trở thành một dân tộc phục vụ Đức Chúa Trời.


 

        Tại chân núi Jebel Mũsa là tu viện Thánh Catherine. Tại đây, Tischendorf đã phát hiện một bản thảo của Kinh Thánh Hy Lạp nổi tiếng có từ thế kỷ thứ tư gọi là Codex Sinaiticus.
 

        III/ Trong Tân Ước:

        1. Trong bài giảng cuối cùng trước khi tuận đạo, Ê-tiên có hai lần đề cập đến núi Si-na-i trong việc ám chỉ Đức Chúa Trời hiện ra cùng với Môi-se tại bụi gai cháy (Công 7:30, 38; Xuất 3:1 sử dụng từ đồng nghĩa là Hô-rếp). Ê-tiên nhắc những người buộc tội ông rằng ngay cả một địa điểm ngoại bang như Si-na-i ở Tây Bắc Ả Rập cũng trở thành thánh địa bởi vì Đức Chúa Trời đã vui lòng tự bày tỏ chính mình tại đó; Ngài không bị giới hạn bởi địa lý Do Thái.


 

        2. Trong Ga 4:21-31, Phao-lô dùng một phóng dụ để xác nhận dân Y-sơ-ra-ên trước tiên với người vợ nô lệ A-ga (sáng 16:15; 21:2,9), sau đó với núi Si-na-i “trong xứ A-ra-bi” (tức là chỉ thuộc khu vực hoang mạc cằn cỗi). A-ga và Si-na-i biểu tượng tương ứng cho những người ở ngoài giao ước của lời hứa và bị trói buộc bởi luật pháp của Môi-se. Cả hai đều được xem là đại diện cho “Giê-ru-sa-lem hiện nay”, nghĩa là  Do Thái giáo, là sự nô lệ (cho Luật pháp và gánh nặng quá sức vì phần thêm vào của phái Pha-ri-si cũng như cho người La-mã). Ngược lại, “Giê-ru-sa-lem trên trời” là “tự do” (sinh trong sự tự do) và là “mẹ chúng ta”, người mẹ của tất cả Cơ Đốc Nhân, tức là “con cái của lời hứa giống như Y-sác”.
 

        3. Trong Hê 12:19-29, mặc dù không trực tiếp nêu tên, núi Si-nai, làm biểu tượng cho giao ước cũ, được làm tương phản với núi Si-ôn, là biểu tượng cho việc ban ra phúc âm dưới giao ước mới. Nhưng nỗi khiếp sợ kinh hoàng tại núi Si-na-i vào lúc ban bố Luật pháp được mô tả trong Xuất 19:16-19; 20:18-21; Phục 4:11, và độc giả được cảnh cáo rằng chối bỏ phúc âm với các đặc ân của nó sẽ chịu sự đoán phạt càng kinh khiếp hơn thậm chí còn kinh khiếp hơn sự đoán phạt dành cho việc bất tuân luật pháp.

 

Nguồn: “Thánh Kinh Tân Từ Điển”-I.Howard Marshall, A.R.Millard, J.I.Packer, D.J.Wiseman

 Vĩnh Phước ngày 12 tháng 5 năm 2021

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn