16:30 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 11494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 37408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23046441

Trang nhất » Dưỡng linh » Văn - Thơ - Nhạc

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Người Mẹ Tài Xế

Thứ ba - 09/05/2017 21:15
Người Mẹ Tài Xế

Người Mẹ Tài Xế

Vui vẻ là bầu không khí mà trong đó mọi sự đều tấn phát. Johann Paul Friedrich Richter



              Vui vẻ là bầu không khí mà trong đó mọi sự đều tấn phát.
              Johann Paul Friedrich Richter

              “Mẹ đã quá chán mệt vì suốt cả đời cứ phải ở trong cái xe hơi kia!” Tôi càu nhàu và vùng vằng nắm lấy chùm chìa khóa xe đang để ở trên mặt bàn bếp. Thằng Ngọc Sơn, đứa con trai của tôi, vừa mới nhắc tôi việc chiều hôm ấy chúng tôi phải đi mua cho nó giày để chơi môn thể thao bóng rổ.

              “Mẹ đã tính ra là mẹ phải bỏ ra ít nhất khoảng hai trăm dặm mỗi tuần để đưa tụi con nào là đi sinh hoạt, đi học thêm, đi tập hát, tập kịch, nào là đi mua sắm, đi tập dợt làm cổ vũ viên, rồi lại còn phải đưa tụi con tới nhà bạn bè đủ thứ! Hai trăm dặm một tuần như thế có phải là ít đâu, thế mà có ai xót thương cho mẹ không?” Giọng nói của tôi như phai nhạt đi khi tôi chợt nhận ra là đã chẳng có ai chú ý nghe những gì tôi vừa nói.

              Vì là một người mẹ độc thân nên tôi là người duy nhất phải làm cái chuyện lái xe nhàm chán, đưa đón bất cứ lúc nào cho bốn đứa con nhỏ của tôi khi chúng cần đi đâu đó.

              Con Bích Thủy lại nhắc nhớ tôi “Mẹ! Mẹ đừng quên là tối nay có dạ vũ ở trường con đó nghe”.

              Khi trở về nhà sau cuộc đi chơi ‘nợ đời’ ấy, tôi sụp xuống trên chiếc ghế nệm trước máy truyền hình để xem báo chí qua loa thì bỗng nhiên thằng Ngọc An, đứa con trai mới sáu tuổi của tôi, đã xà vào sát bên tôi “Mẹ ơi, mình đi ra cửa hàng bây giờ được chưa hả mẹ?”

              Tôi trả lời nó với một giọng uể oải rã rời “Không con à, bây giờ không được đâu”.

              Ngọc An phụng phịu nói “Nhưng ngày mai là sinh nhật của mẹ mà”.

              Ừ, đúng rồi, sinh nhật của tôi. Thế mà tôi đã quên bẵng đi mất chuyện này. Tôi đã hứa với Ngọc An là sẽ đưa nó đi mua quà cho tôi. Nó đã dành dụm chắt chiu những đồng bạc cắc, những đồng hào của nó để mà mua quà sinh nhật cho tôi. Nó đã quyết định là nó sẽ mua cho tôi một đôi bông tai và nó muốn tôi giúp nó trong việc chọn lựa chúng.

              Tôi nói “Thôi được rồi, Ngọc An à. Để mẹ vô mang giày lại và sửa soạn một chút. Mẹ con mình sẽ đi ngay bây giờ.”

              Làm sao ai mà có thể nói lời từ chối đối với một con tim to tát ở trong một tấm thân thể bé bỏng như thế kia?

              Trong cửa tiệm, chúng tôi xem xét tìm kiếm giữa các quầy hình vòng tròn trưng bày những bông tai. Ngọc An chỉ cho tôi một đôi bông tai mà nó thích. Tôi nói với nó là đôi bông tai ấy đẹp lắm đấy. (Đôi bông tai này đang được bán giảm giá chỉ còn có ba đôla, tức là một đôla ít hơn những gì nó có trong cái ví tiền kiểu anh hùng cao bồi nhỏ xíu của nó)

              Biết rằng nó đã thỏa ý nên tôi nói “Này Ngọc An, con hãy quyết định những gì con muốn làm trong lúc mẹ đi qua bên quầy đằng kia một chút nghe, để mua vớ cho anh Sơn.” Tôi thầm hiểu là nó muốn được ở một mình.

              Từ dẫy quầy cạnh bên, tôi đã có thể nghe giọng nói đầy hãnh diện của Ngọc An “Dạ, có ạ,” Khi bác phụ nữ trông hàng hỏi rằng nó có muốn có một chiếc hộp để đựng bông tai hay không. “Đây là quà sinh nhật cho mẹ con đó, và con sẽ gói nó trong giấy đỏ có hình những trái tim màu trắng”

              Sau khi dừng lại để hai mẹ con mỗi người ăn một túp kem, chúng tôi trở về nhà, và Ngọc An biến mất vào trong phòng của nó với miếng giấy đỏ và một cuộn băng keo trong tay.

              Tôi nói với theo “Ngọc An, con con cưng của mẹ, đi thay đồ ngủ, rồi qua phòng mẹ nghe con, mẹ con mình sẽ đọc sách trong giường mẹ trước khi đi ngủ.”

              Sau khi đã nhảy lên giường tôi, Ngọc An nép sát vào bên tôi thủ thỉ:

              “Mẹ ơi, hôm nay là ngày vui nhất của đời con đó mẹ!”

              “Vậy sao? Mà vì lý do gì vậy hả con?”

              “Vì hôm nay là ngày đầu tiên mà con đã có thể làm được mọi điều cho mẹ!” Rồi tức thì, nó choàng hai tay ra ôm lấy tôi như lối ôm của loài gấu.

              Trong lúc Ngọc An vanh vách lật giở và đọc một trong những quyển sách cấp một của nó, tôi suy nghĩ đến những hành động lúc ban cho của chính tôi. Tôi nhận ra rằng tôi đã vẫn luôn luôn cho các con của tôi thật nhiều, nhất là ở trong những lúc lái xe hơi. Tuy vậy, dường như tôi không bao giờ cảm thấy vui vẻ về điều này.

              Một lúc sau, khi tôi đang kéo đắp chăn lại cho đứa bé với tấm lòng rộng lớn vào trong giường của nó, thì nó hỏi:

              “Mình không cầu nguyện hả mẹ?”

              Tôi đã quên khuấy việc này “Ồ, phải cầu nguyện cưng à.”

              Tôi nắm lấy đôi tay nhỏ bé của Ngọc An trong đôi bàn tay tôi và cảm tạ Đức Chúa Trời về đứa con trai út của mình, và về tất cả những đứa con của tôi. Tôi đã thiết tha cầu xin Chúa giúp tôi trở nên một người mẹ vui vẻ hơn cho các con mình.

              Sau đó tôi đi tìm để đọc lại câu Kinh Thánh đã vẫn hằng vang vọng trong trí ức tôi, câu Kinh Thánh nói về kẻ ban cho cách vui vẻ: "Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phàn nàn hay là vì ép uổng, vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng" (2 CôRinhTô 9:7).

              Chẳng bao lâu sau đó, tôi đã quyết tâm chấm dứt cái thói hay cau có cằn nhằn về chuyện lái xe. Trong khi trở thành một người tài xế vui vẻ là một điều mà tôi đã từng nghĩ là không đời nào mình có thể đạt được, thì tôi khám phá ra rằng tôi đang lắng nghe những điều mà trước đó tôi không bao giờ nghe biết. Trên đường đi đến chỗ học đánh trống hay tập ban nhạc, Ngọc Sơn, đang ở tuổi mười bốn, nói lớn ra ý tưởng của nó về việc có nên gia nhập đội túc cầu. Nó cũng kể cho tôi nghe về đứa bạn gái cùng lớp đã gọi điện thoại cho nó vào tối hôm qua, rồi bàn luận với tôi về việc nó có phải kiếm việc làm thêm sau giờ đi học ở trường, nó nói cho tôi về những gì nó muốn làm với cuộc đời của nó.

              Khi Bích Thủy, đang ở tuổi mười lăm, cùng ngồi trong xe với tôi thì nó huyên thuyên nói đi nói lại về những trò khôi hài mới nhứt của nhóm cổ vũ viên của chúng nó, rồi về đứa nam học sinh nọ muốn xin được đi theo lúc tan trường về, rồi về những chuyện của hội đồng học sinh lạc quyên, và về việc nó cần người giúp đỡ trong môn toán hình học.

              Trên đường đi đến chỗ học dương cầm của Hồng Vy, hay lúc đi đến lớp học confirmation, hay một dịp đặc biệt nào đó ở trường trung học nghệ thuật Milwaukee ở trong thành phố, nơi mà nó đã là học sinh lớn tuổi, chúng tôi đã nói với nhau về chuyện Hồng Vy sẽ muốn vào trường đại học nào, chuyện học hành của nó ở trường nghệ thuật đang đi tới đâu và vì sao Hồng Vy lại cảm thấy rằng mình đã chẳng hòa đồng trong xã giao bạn hữu.

              Tôi thật là hết sức ngạc nhiên sửng sốt về những gì mà mình đã không hề hay biết khi tôi còn đang là một người mẹ cáu kỉnh, tôi bắt đầu trông ngóng những cơ hội lái xe vòng vòng thành phố với sự thay phiên có mặt của bốn đứa nhỏ con tôi. Khi được cho cơ hội thì những đứa trẻ trở nên cởi mở như những đóa hoa vươn cánh dưới nắng mai. Chúng tôi đã cười đùa với nhau, thảo luận, chất vấn, chia sẻ những cảm xúc với nhau và trở nên gần gũi nhau càng hơn. Tôi vẫn phải lái xe hai trăm dặm mỗi tuần, thế nhưng tôi lại mong chờ từng dặm đường một, bởi vì thời gian lái xe đã trở thành thời gian của gia đình trong chiếc xe của chúng tôi. Thời gian quý báu hàng đầu, thời gian để ban cho cách thật vui mừng.

Motorized Mother by Patricia Lorenz - YMI chuyển ngữ
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn