Ý NGHĨA CỦA LỄ GIÁNG SINH
Hơn hai nghìn năm đã trôi qua, chúng ta đang sống trong những năm đầu của kỷ nguyên 21. Hòa với niềm vui chung của toàn thể nhân loại trên khắp thế giới, mừng đại Lễ kỷ niệm Thiên Chúa giáng trần lần thứ 2021.
Ý NGHĨA CỦA LỄ GIÁNG SINH
Hơn hai nghìn năm đã trôi qua, chúng ta đang sống trong những năm đầu của kỷ nguyên 21. Hòa với niềm vui chung của toàn thể nhân loại trên khắp thế giới, mừng đại Lễ kỷ niệm Thiên Chúa giáng trần lần thứ 2021. Những người con Chúa khắp nơi, đang hân hoan chào đón sự kiện lịch sử có một không hai trong lịch sử loài người. Chúng ta không nên nghĩ rằng kỷ niệm sinh nhật của Chúa Giê-xu, đồng nghĩa với sinh nhật con người. Tại Mỹ đây người ta thường kỷ niệm sinh nhật của những nhân vật lịch sử, những người có công trạng với đất nước. Chẳng hạn như kỷ niệm sinh nhật các vị tổng thống Abraham Lincoln, George Washington v.v…Vì sự ra đời của Chúa Cứu Thế Giê-xu là một biến cố lớn trong lịch sử nhân loại, chung quanh ngày Chúa ra đời có nhiều sự việc huyền nhiệm, lạ lùng mà Thánh sử ghi lại. Trước hết, ngày Chúa Giê-xu giáng sinh là ngày đem lại niềm vui lớn muôn dân. “Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết”.Ê-sai 9:1 có nghĩa là Chúa giáng sinh giải thoát con con người khỏi tử thần, sự chết và âm phủ. Ngày Chúa ra đời là cái mốc chia đôi giòng lịch sử của nhân loại. Ngày nay khi nhắc đến thời gian trong lịch sử, chúng ta nói đến trước công nguyên và sau công nguyên, hay trước Chúa và sau Chúa, tức là trước và sau khi Chúa Giê-xu sinh ra. Ngày Chúa Giê-xu ra đời có ảnh hưởng trên tất cả mọi người trên thế giới này. Mỗi chúng ta đều có ngày sinh và ngày chết, những ngày đó được tính dựa vào thời điểm Chúa Giê-xu giáng sinh.
Bạn đã kỷ niệm sinh nhật của mình lần thứ mấy rồi? Mỗi ngày qua đi, chúng ta lại tiến gần đến sự chết, vậy bạn đã chuẩn bị gì cho mùa Giáng sinh năm nay?
Đức Chúa Jesus-Christ đến thế giới này không phải để làm phép lạ, chữa bệnh, đuổi quỉ trừ tà ma, hóa bánh cho kẻ đói được ăn no, đi bộ trên mặt nước, quở sóng biển cuồng phong im lặng như tờ, kêu kẻ chết sống lại, ra khỏi mộ phần, giải phóng người bị áp bức phu tù, thay đổi thể chế chính trị v.v... Chính các Sứ đồ ngày xưa theo Chúa về Giê-ru-sa-lem, họ nghĩ rằng Chúa đăng quang lên ngôi làm vua, Chúa sẽ thay đổi chính thể chính trị La-mã hà khắc, cai trị trên xứ sở Do Thái của họ, nên họ tranh nhau chức quyền. Câu chuyện trên đường về thủ đô, các môn đồ theo Chúa về Giê-ru-sa-lem để chịu thương khó, nhưng rồi mỗi người mang một ưu tư riêng. Chúa sẽ lập nước trời lên ngôi làm vua, phen nầy ắt họ sẽ làm lớn.Mác 9:35 họ tranh luận với nhau xem người nào lớn nhất, mẹ của hai con trai Xê-bê-đê thì xin cho con mình một đứa ngồi bên hữu, đứa ngồi bên tả... (tương đương Bộ trưởng). Nhưng họ có biết đâu, Chúa về Giê-ru-sa-lem để chịu chết đền tội cho loài người. Khi Chúa Jesus khởi sự thi hành chức vụ trên đất thì Ngài liền rao giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời. Hãy nghe lời Ngài phán: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành”.Mác 1:15
Tiếp theo đây, Chúa phán: “Chúng ta hãy đi các nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến”.Mác 1:38 Bản Dịch mới (Hiện đại) như sau “Chính vì việc này mà ta đến”. Đó là việc rao giảng Phúc-âm nước trời.
Quả thật, nơi đâu có sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì nơi đó là thiên đàng. Bởi vậy, nên người Pha-ri-si hỏi Chúa (Gồm các nhà lãnh đạo Tôn giáo Do Thái chủ trương giữ luật pháp Môi-se nhưng cố tình làm trái ngược luật pháp ấy): Khi nào nước Đức Chúa Trời sẽ đến? Chúa Giê-xu trả lời rằng:
“Nước Đức Chúa Trời đến một cách không rõ ràng, vì nầy nước Đức Chúa Trời ở trong lòng các ngươi”, do đó chúng ta nhận biết Chúa và tiếp nhận Ngài vào lòng, để Ngài sống và ngự trị trên đời sống chúng ta thì chúng ta kinh nghiệm thiên đàng. Lại nữa, khi Giăng Báp-tít gởi môn đệ của ông đến hỏi Chúa Giê-xu rằng:
“Thầy có phải là Đấng phải đến hay là chúng tôi phải đợi đến Đấng khác?”. Chúa Giê-xu đã trả lời với môn đồ Giăng như sau:
“Cứ về thuật lại những việc mà anh em đã chứng kiến tại đây: Người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, người điếc được nghe, người nghèo được nghe Phúc-âm, người chết được sống lại” và Ngài nhắn thêm:
“Phúc cho người nào không nghi ngờ ta”.Ma-thi-ơ 11:4-6. Ai đi bộ trên mặt nước, ai ra lệnh cho bão tố vô tri dừng lại, ai hóa bánh cho năm đến bảy ngàn người ăn no khi đoàn dân đang đói? Đang khi Giăng hỏi nước Đức Chúa Trời đã đến chưa? Thì Chúa Giê-xu xác nhận rằng: Nước thiên đàng đang hiện diện nơi đây, và đưa chứng cớ cho Găng Báp-tít thấy. Những phép lạ đầy dẫy trong Kinh Thánh và đang thể hiện ngày hôm nay đây đó, chúng ta khó bề chấp nhận, nhất là những ai quen suy nghĩ logic khoa học. Nhưng câu hỏi được đặt ra: Sức mạnh nào đã khiến hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại tin vào Kinh Thánh, và biết bao nhiêu con người đã được biến đổi cuộc đời khi họ tìm kiếm và gặp được Chúa, gặp được thiên đàng trong lòng họ?.
Bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu được gọi là tuyên ngôn của nước Trời gồm có 8 phước lành, mà phước đầu tiên Chúa Giê-xu dạy:
“Phước cho ai biết tâm linh mình nghèo khó vì sẽ hưởng nước trời”.Ma-thi-ơ 5:3(Bản Diễn ý). Tâm linh nghèo khó là gì?
- Là cuộc đời sống mà không có Chúa, người ấy đang tuyệt vọng, người ấy đang nô lệ cho tội lỗi, cuộc đời bị trói buộc trong dục vọng, bất an, người ấy cần được giải thoát.
- Người ấy muốn được tự do, người ấy đang bị buồn chán, người ấy đang bị cô đơn, người ấy thiếu tình yêu thật, họ đang đau khổ, đang bị bệnh tật, người ấy cần sự giải cứu sẻ chia.
- Người ấy cần đến ánh sáng cho cuộc đời, vì phía trước là cả một tương lai tối tăm, cuộc đời đang trống rỗng.
- Người ấy đang thiếu hạnh phúc, tâm hồn họ là một khoảng trống vắng và buồn tênh. Bạn đang đi tìm hạnh phúc, nhưng bạn sẽ thất vọng, mặc dù bạn đang có học thức, kỷ luật, đạo đức, tự bỏ mình hy sinh cho cá nhân, sống trong sạch, biến cãi xã hội, tất cả điều đó dĩ nhiên là tốt, vì cần thiết nhưng những điều đó không đáp ứng cho tâm linh đang nghèo khó của bạn, bởi vì sao?. Tâm linh bạn đang thiếu nước Trời, bạn sẽ được lời Chúa phán ngọt ngào:
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu phiền, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”.Ma-thi-ơ 11:28-30 và “Kẻ trộm chỉ đến cướp giết và hủy diệt, còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật”.Găng 10:10
Thay lời muốn nói!
Bạn đang mệt mỏi và nặng gánh ưu phiền chăng?
Bệnh dịch kéo dài, đau ốm, bệnh tật, khó khăn, không có việc làm, con cái không được đến trường, buôn bán kinh doanh đình trệ, không có thu nhập v.v... và tất cả những khó khăn khác đang hiện hữu trong cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình. Tôi và gia đình tôi cũng ở trong một hoàn cảnh chung của đất nước như vậy?
Bạn hãy đến với Chúa Giê-xu ngay hôm nay, Ngài sẽ lau ráo những giọt nước mắt của quí vị, Ngài biết những nỗi thống khổ của quí vị. Chúa sẽ ban sự bình an, sự chữa lành, và Ngài sẽ dẫn dắt quí vị đến đồng cỏ xanh tươi, đến mé nước bình tịnh và Ngài sẽ bổ lại linh hồn cho quí vị. Ngài sẽ là nguồn nước sống làm cho quí vị được thỏa lòng trong nơi cằn khô của hoang mạc. Đời sống quí vị sẽ nên sung mãn như vườn năng tưới, như suối nước chẳng hề khô hạn vậy.
Kính chúc quí vị và các bạn một mùa giáng sinh 2021 an lành và một năm mới 2022 hạnh phúc.
Amen!
Hồ Galilê - Giáng Sinh 2021