01:23 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 6


Hôm nayHôm nay : 68

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23011242

Trang nhất » Tin tức » Khối Cơ Đốc Giáo Dục

NGUYÊN TẮC DẠY DỖ của Sam Doherty (Phần 2)

Thứ hai - 20/08/2012 00:55
NGUYÊN TẮC DẠY DỖ của Sam Doherty (Phần 2)

NGUYÊN TẮC DẠY DỖ của Sam Doherty (Phần 2)

Sam Doherty đã đưa ra 10 nguyên tắc dạy Lời Chúa cách hiệu quả. Những nguyên tắc dạy hiệu quả giúp cho việc dạy Lời Chúa của chúng ta không chỉ nhẹ nhàng mà còn giúp cho học viên hứng thú trong việc học tập Lời Chúa. Việc áp dụng các nguyên tắc cũng giúp cho chúng ta luôn tiến bộ trong công tác dạy Lời Chúa của mình.


SỐ 4: NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LẼ THẬT
     Chúng ta nhận không từ nơi Chúa nên phải cho không.
     Chúng ta dạy học viên giữ những gì chúng ta đã giữ
     Người dạy lời Chúa không chỉ có trọng trách giải thích rõ ràng Lẽ Thật của Chúa cho học viên, người dạy phải đưa ra cho các học viên các áp dụng Lẽ Thật cách thực tiễn và cụ thể vào cuộc sống đời thường của họ.
     “Tôi tin nên tôi nói, tôi hiểu nên tôi dạy”

1. Tầm quan trọng của việc áp dụng lời Chúa vào cuộc sống
    Người dạy lời Chúa có trách nhiệm “bắt một chiếc cầu” từ Lẽ Thật đã được mặc khải trong quá khứ đến cuộc sống hiện tại của học viên. Việc áp dụng lời Chúa cho học viên đòi hỏi người dạy am tường Lẽ Thật trọng tâm (trọng yếu) của phân đoạn Kinh thánh, của câu chuyện Kinh thánh và các áp dụng nêu ra phải xoay quanh Lẽ Thật trọng tâm nầy. Lẽ Thật trọng tâm là nguồn gốc để từ đó có các áp dụng cho cuộc sống.

     Khi áp dụng lời Chúa cho học viên, cũng cần chú ý đến các loại đối tượng học viên để có các áp dụng phù hợp.
Khi áp dụng Lẽ Thật của Chúa, nên đưa ra và nhấn mạnh các áp dụng tích cực (các việc làm tích cực – ví dụ: hãy nói thật với nhau thay vì đừng nói dối).
 
2. Việc áp dụng lời Chúa dành cho học viên luôn đi kèm với lời khích lệ, kêu gọi, thách thức; khôn có bất kỳ sự ép buộc hay áp đặt nào.
    Học viên phải “vừa muốn, vừa làm theo ý của Đức Chúa Trời”; việc thực hành lời Chúa trong đời sống là sự lựa chọn chân thành của học viên.

    Người dạy giúp học viên áp dụng lời Chúa vào cuộc sống đời thường của họ theo trình tự đi từ chỗ “tổi hiểu” (giải thích) đến “tôi cảm thấy tôi phải …” (tác động đến tình cảm) và rồi đến chỗ “tôi sẽ làm” (thách thức, khích lệ, hướng dẫn) Khích lệ, thách thức, hướng dẫn là việc giáo viên cần phải làm.

SỐ 5: NGUYÊN TẮC MINH HỌA
    Không thể dạy hiệu quả nếu không có sự minh họa

1. Minh họa là điều cần thiết trong khi dạy lời Chúa.
    “Minh họa” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “soi sáng”. Minh họa được ví như chiếc cửa sổ của một ngôi nhà. Minh họa là làm rõ chủ đề đang dạy bằng cách liên kết chủ đề đó với điều học viên đã biết rõ và hiểu đầy đủ. Việc minh họa ngoài chủ đích để soi sáng, nó còn đem lại sự hấp dẫn, thích thú nơi người học. Minh họa còn là phương tiện để người dạy đem bài học đi vào trong tâm trí của học viên, chuẩn bị học viên sẳn sàng đối với Lẽ Thật sẽ được dạy dỗ.
      Các minh họa cho bài dạy có thể là câu chuyện kể, hình ảnh, vật dụng…

2. Chúa Giê-xu luôn dùng minh họa để dạy dỗ
    Các học giả đã nhận thấy rằng trong Phúc âm Ma-thi-ơ, Chúa đã dùng khoảng 55% trong các bài giảng dạy để minh họa (6.600 từ/12.000 từ). Chúa đã dùng các sự kiện, các câu chuyện kể, các vật thể quen thuộc, các hình ảnh đôi khi dí dỏm, các ẩn dụ… để minh họa.

3. Lẽ Thật trọng tâm phải được minh họa
    Khi chọn Lẽ Thật trọng tâm để dạy cho học viên, phải tìm một vài minh họa thích hợp. Minh họa phải ngắn gọn, thích hợp, tươi mới, dễ hiểu và hiệu quả (sát với nội dung Lẽ Thật – tránh suy nghĩ lệch hướng). Minh họa không được dung tục, tầm thường, hoặc sai trật. cần nói rõ cho học viên đâu là câu chuyện thật, đâu là câu chuyện tưởng tượng (sáng tác, hư cấu).

4. Nguồn phương tiện minh họa
    Các minh họa được rút ra từ cuộc sống thường ngày, từ sách vở, tạp chí, internet, từ kinh nghiệm cá nhân, từ câu chuyện kể của người khác (tuyệt đối tránh những câu chuyện riêng tư, nhạy cảm)

5. Các áp dụng Lẽ Thật nên có phần minh họa rút ra từ
    Cuộc đời của các nhân vật trong Kinh thánh, các nhân vật có thật thời nay hoặc chia sẻ kinh nghiệm thật của mình (tránh sa đà, “nổ”). Đặt ra các tình huống giả định trong tương lai và thảo luận với học viên cách áp dụng lời Chúa cho từng trường hợp.

6. Những nguy hiểm cần tránh khi sử dụng minh họa.
    Trong một bài dạy, một đề tài cần minh họa, tránh dùng quá nhiều minh họa dẫn đến làm rối học viên.
    Đừng để mắc sai lầm trong minh họa (về ý tưởng, về chi tiết, về ý nghĩa – ví dụ: coi chừng giải thích sai ý nghĩa của câu chuyện “giấc mộng kê vàng”). Đừng kể câu chuyện tưởng tượng như thật; đừng phóng đại, tô màu; đừng hư cấu thêm các chi tiết không thật vào câu chuyện có thật (ví dụ: đứa con trai hoang đàng đi về nhà, xin làm đầy tớ mấy ngày trôi qua mà cha không nhận ra nó….)

     Đừng dùng minh họa như một phương tiện để gây thích thú hoặc giải trí (khác với câu chuyện kể gây chú ý, dẫn nhập vào nội dung bài học). Minh họa không thay thế, cũng không được phép che lấp Lẽ Thật và sự áp dụng lời Chúa vào cuộc sống.

SỐ 6: NGUYÊN TẮC THU HÚT
      Dạy hiệu quả cần có: con người thu hút, sứ điệp hấp dẫn, cách dạy lôi cuốn.
1. Người dạy có sức thu hút học viên
    Dáng vẻ bên ngoài (trang phục, tác phong, ngoại hình…) của người dạy luôn có ảnh hưởng nhất định trên người học. Nó tạo ra sự thân thiện, tin cậy, “ưa nhìn”, trọng thể (chinh phục tình cảm học viên); kéo học viên về phía người dạy (tạo sự chú ý nơi học viên).

Một số đặc tính của người giáo viên thu hút (hấp dẫn người khác), đó là:
   - Người dạy vững vàng, nghiêm túc, quyết đoán; kiểm soát được mọi tình huống. Lạc quan, suy nghĩ tích cực.
   - Người dạy vui vẻ, linh hoạt, biết vui đùa (óc khôi hài), thông minh, thông thái.
   - Người dạy nhiệt tình có lòng sốt sắng, tích cực luôn thu hút nguồi khác. Sự vui thích trong công việc (lấy lòng vui mà làm) không chỉ đem đến cho người dạy hứng thú, hiệu quả mà còn tạo ra cho người học sự hăng hái trong việc học tập. Biến bổn phận (phải làm) thành đặc ân (vui thích làm) sẽ tạo nên một sức thu hút rất mạnh.
   - Người dạy quan tâm đến từng học viên và không ngừng vun đắp mối quan hệ bạn hữu với họ. Thể hiện tình yêu thương chân thành qua việc quan tâm đến các nhu cầu (thuộc linh, thuộc thể, tình cảm); cảm thông, báo dung đối với từng học viên; chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

2. Sứ điệp hấp dẫn
    Quy luật dạy thứ nhì của tiến sĩ Gregory: “Học viên phải là người tham gia với lòng ham thích bài học”. Giáo viên phải chuẩn bị bài dạy thú vị, hấp dẫn.

     Châm ngôn 15:2 “Lưỡi khôn ngoan truyền ra sự tri thức cách phải” nhắc nhở người dạy phải cố gắng làm cho việc học trở nên thích thú, trước hết qua việc chuẩn bị bài dạy hấp dẫn.

     Việc làm cho lời Chúa trở nên hấp dẫn đối với học viên bắt đầu với việc xác định rõ ràng mục tiêu của việc dạy là đem lời      Chúa đến với học viên, làm rõ ý nghĩa, áp dụng cụ thể vào đời sống học viên nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm linh, đem lại sự thay đổi tích cực đời sống của họ.

     Một sứ điệp hấp dẫn đối với học viên là sứ điệp đáp ứng như cầu của học viên, làm thỏa mãn lòng khao khát của họ, đem lại ích lợi và cung cấp cho họ sự giúp đỡ thiết thực.

3. Cách trình bày lôi cuốn
    - Một sứ điệp hấp dẫn cần được trình bày một cách lôi cuốn học viên. Việc trình bày sứ điệp (việc dạy dỗ) lôi cuốn trước hết phải tùy thuộc vào đối tượng học viên để chọn lựa cách thức trình bày phù hợp.

   - Người giáo viên dạy Kinh thánh cũng là một “diễn viên” biết cách thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ (từ ngữ, vần điệu, âm sắc…), giọng nói (bỗng, trầm, các sắc thái biểu cảm…) và ngôn ngữ cơ thể (các cử động của chi thể, các điệu bộ, nét mặt…)

    -  Các thị cụ, đạo cụ, không gian được bày trí có chủ đích và đẹp cũng góp phần lôi cuốn học viên ham thích sứ điệp. Ham thích là mẹ của sự chú ý. Một kịch bản với tình tiết bất ngờ, ấn tượng cũng tạo nên sự lôi cuốn người học đến với sứ điệp.

    -  Cách trình bày lôi cuốn nhằm tạo nên sự chú ý liên tục của học viên đối với sứ điệp (mục đích chính); nhưng phải luôn ghi nhớ: phương cách trình bày sứ điệp phải luôn luôn phù hợp và hài hòa với sứ điệp mình muốn dạy dỗ cho học viên; phương pháp trình bày sứ điệp phải đúng đắn, hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh và làm cho học viên suy nghĩ tích cực về Đức Chúa Trời và Lẽ Thật của Ngài. Phương pháp lôi cuốn, ấn tượng không được phép lấn át hay thay thế sứ điệp.

   - Trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong khi diễn đạt: đúng từ, đúng văn phạm, ý từ logic, lý luận hợp lý chứ không ngụy biện; tránh các từ đệm vô nghĩa (cái, sự, thì, a, là, mà…)

    -  Tránh các thói quen không tốt: gãi đầu, bẻ ngón tay, vuốt tóc, sửa kiếng, nhìn lên trần nhà mà không nhìn học viên.

    - Sử dụng phương tiện nghe nhìn cho đúng cách, hiệu quả. Đừng lạm dụng các phương tiện kỹ thuật (làm cho học viên mất chú ý vào sứ điệp – ví dụ: lam dụng Powerpoint chiếu linh tinh trong khi dạy)


 

Tác giả bài viết: Sam Doherty

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin mới nhất

  • CẢM TẠ - SINH NHẬT LẦN THỨ 40 BAN PHỤ NỮ HTTL VĨNH PHƯỚC (1984-2024)

    CẢM TẠ - SINH NHẬT LẦN THỨ 40 BAN PHỤ NỮ HTTL VĨNH...

  • LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH...

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH...

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY PHỤ NỮ TIN LÀNH 3/2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY PHỤ NỮ TIN LÀNH...

  • TRUYỀN GIẢNG ĐẦU NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    TRUYỀN GIẢNG ĐẦU NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

  • BAN CAO NIÊN THỜ PHƯỢNG CHÚA & BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM KỲ 2024-2025

    BAN CAO NIÊN THỜ PHƯỢNG CHÚA & BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY ĐẦU NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY ĐẦU NĂM MỚI GIÁP...

  • NHÓM THỜ PHƯỢNG CHÚA GIAO THỪA NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

    NHÓM THỜ PHƯỢNG CHÚA GIAO THỪA NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

  • BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 30 (1994 – 2024)

    BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI KHÓ KHĂN TRONG PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC

    HTTL VĨNH PHƯỚC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI KHÓ...