21:10 ICT Thứ tư, 11/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 57

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 46


Hôm nayHôm nay : 11179

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25539528

Trang nhất » Tin tức » Khối Cơ Đốc Giáo Dục

LẬP KẾ HOẠCH CHO CƠ ĐỐC GIÁO DỤC (Phần I)

Thứ ba - 26/03/2013 11:06
LẬP KẾ HOẠCH CHO CƠ ĐỐC GIÁO DỤC (Phần I)

LẬP KẾ HOẠCH CHO CƠ ĐỐC GIÁO DỤC (Phần I)

Nếu Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã lập kế hoạch, Chúa Giê-xu dạy về việc lập kế hoạch, thì vấn đề của chúng ta không phải là có nên lập kế hoạch hay không mà là lập kế hoạch như thế nào.

Cơ Đốc Giáo Dục (CĐGD) trong một Hội Thánh địa phương không chỉ là hoạt động của Trường Chúa Nhật (TCN). TCN chỉ là một phần trong CĐGD. Cách đây không lâu, TCN là CĐGD, và ngày nay trong rất nhiều Hội Thánh, TCN là hoạt động rộng rãi và chi phối mạnh mẽ trong Hội Thánh. Điều đó không sai, nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung vào TCN và xem đó là hoạt động duy nhất của CĐGD thì chúng ta đang bỏ qua tính đa dạng (CĐGD) và rất nhiều cơ hội để thực hiện mạng lệnh Chúa truyền cách đầy trọn.
    Trong bài nầy chúng ta sẽ suy nghĩ về việc lập kế hoạch cho CĐGD nói chung hay cho một mục vụ hay ban ngành cụ thể nào đó.

I. LÝ DO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH

1. Theo Gương Chúa

   Một số người cho rằng việc lập kế hoạch là biểu hiện của sự thiếu đức tin, Kinh Thánh không dạy chúng ta về việc lập kế hoạch. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

   Việc lập kế hoạch được tìm thấy trong sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời phán, “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị ….” (Sáng 1:26). Bạn có cảm nhận được đây là kế hoạch của Ba Ngôi Đức Chúa Trời không? Trong câu Kinh Thánh này, chúng ta thấy có một nhiệm vụ được đề cập, với mục tiêu, mục đích rõ ràng. Và rồi, sau khi nhiệm vụ này được hoàn thành, Chúa lại phán: “Hãy sanh sản thêm nhiều…” (Sáng 1:27) – một nhiệm vụ rõ ràng được trao phó cho con người. Trong câu chuyện Giô-sép, chúng ta biết Đức Chúa Trời có kế hoạch cho cuộc đời của ông (Sáng 50:19-20).

   Lu-ca 14:28-31 ký thuật sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu về những điều cần thiết cho một người làm môn đồ của Chúa. Quyết định theo Chúa phải là một quyết định có sự cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận chớ không theo một cảm tính nhất thời. Chúa dùng hai hình ảnh để minh hoạt cho một người làm việc, quyết định có kế hoạch: người thợ xây và người ra trận. Đây là hai trong số những công việc mà nếu thiếu tính toán, lập kế hoạch cẩn thận thì sự thất bại là rất rõ ràng.

   Nếu Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã lập kế hoạch, Chúa Giê-xu dạy về việc lập kế hoạch, thì vấn đề của chúng ta không phải là có nên lập kế hoạch hay không mà là lập kế hoạch như thế nào.

2. Những Ích Lợi Khi Lập Kế Hoạch

   Việc lập kế hoạch có rất nhiều lợi ích. Dưới đây là một số ích lợi:
   a. Lập kế hoạch cung ứng sự chỉ dẫn để hiện thực hóa những ươm mơ của chúng ta. Victor Hugo từng nói: ”Nếu bạn biết lập kế hoạch cho những việc cần làm trong ngày và thực hiện theo đúng kế hoạch đó thì bạn sẽ tìm thấy được ngọn đèn soi đường để sẵn sàng tiến bước.”

   b. Việc lập kế hoạch giúp chúng ta thực hiện điều mình muốn một cách hiệu quả hơn. Khi có kế hoạch, chúng ta có thể có được một bản hướng dẫn rõ ràng về những việc cần làm cũng như những thế tự ưu tiên được đặt ra.

   c. Kế hoạch giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong công việc.

   d. Có một bản kế hoạch chi tiết, chúng ta có thể tiên liệu và chủ động điều chỉnh khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. Hay nói cách khác, kế hoạch giúp chúng ta sẳn sàng ứng phó và đối phó với những tình huống bất ngờ, sự thay đổi ngoài mong muốn..

   e. Bản kế hoạch giúp người quản lý có thể phối hợp mọi nguồn lực để thực hiện công việc cách hữu hiệu hơn.

   f. Một kế hoạch rõ ràng giúp chúng ta trong việc lượng giá, rút kinh nghiệm cho tương lai, ….

   Như đã trình bày, CĐGD hay mỗi một ban ngành là một phần trong Hội Thánh, góp phần trong sự phát triển của Hội Thánh. CĐGD hay ban ngành, mục vụ đó chỉ có thể hoàn thành sứ mạng của mình khi phối hợp chặt chẽ với Hội Thánh, hỗ trợ cho mục tiêu chung của Hội Thánh. Vì lẽ đó, việc lập kế hoạch cho CĐGD, ban ngành, mục vụ phải được đặt trong mục tiêu chung của Hội Thánh. CĐGD phải giúp hoàn thành những mục tiêu chung của Hội Thánh, chứ không phải là một mục vụ riêng lẻ trong Hội Thánh, “tranh đua” với các mục vụ khác nhưng hỗ trợ lẫn nhau để đạt đến mục tiêu chung.

II. CHU TRÌNH GIÁO DỤC: HƯỚNG DẪN CHO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH.

1. Định Nghĩa:

   Chu trình giáo dục là một mô hình cung cấp sự hướng dẫn để từ đó, người có trách nhiệm có thể lập kế hoạch và lên chương trình cho một công tác dạy dỗ hiệu quả.

2. Ích Lợi Của Chu Trình Giáo Dục Trong Việc Thiết Kế, Lập Kế Hoạch Cho Một Mục Vụ:
- Cung ứng một hệ thống đường lối cho việc lên kế hoạch và lượng giá: chu trình giáo dục đóng vai trò như một bảng chỉ đường, vạch ra những đường hướng, những điều cần suy nghĩ, cân nhắc, quyết định trong việc lên kế hoạch và từ đó có những tiêu chí để lượng giá.

- Cung ứng một định hướng có mục đích trong việc lên kế hoạch và lượng giá: bắt đầu một mục vụ hay lên kế hoạch cho một mục vụ đòi hỏi nhiều yếu tố, khía cạnh phải quan tâm. Chu trình giáo dục giúp cho người, nhóm hoạch định kế hoạch có định hướng, có mục đích cho từng phần trong quá trình lập kế hoạch được kết quả.

- Cho phép sự thống nhất trong lãnh đạo: chu trình giáo dục giúp cho nhóm lãnh đạo, lập kế hoạch có thể thấy những điểm chung, những điều trọng tâm trong kế hoạch cách rõ ràng và dễ dàng đi đến sự thống nhất từ khi lên kế hoạch cho đến khi thực hiện kế hoạch.

- Đảm bảo sư ưu tiên của Lời Chúa trong mục vụ: Chu trình giáo dục nhắc nhở người lập kế hoạch và những người dự phần thực hiện kế hoạch về những mạng lệnh của Kinh Thánh, thẩm quyền của Kinh Thánh trong từng phần của quá trình lên kế hoạch và thực hiện. Vì vậy, khi xem xét cẩn thận chu trình giáo dục, chúng ta có thể tránh việc đi quá xa với điều Kinh Thánh dạy dỗ.

3. Mười Yếu Tố Trong Chu Trình Giáo Dục:

   (1) Cầu Nguyện – Mạnh Lệnh Kinh Thánh
- Cầu nguyện: Một người thật sự nương dựa Chúa, tìm kiếm ý muốn của Chúa trong đường lối, chức vụ không thể bỏ qua việc cầu nguyện. Yếu tố này được đặt trong chu trình giáo dục với những mục đích như:


   · Nhắc nhở chúng ta tìm kiếm ý muốn Chúa;
   · Giúp chúng ta đi theo đường lối của Đức Chúa Trời, nương dựa và phụ thuộc Ngài;
   
· Hiệp nhất các thành viên trong ban điều hành

 
- Mạng lệnh Kinh Thánh: chúng ta được biết chương trình giáo dục được xây dựng trên lý thuyết giáo dục. Đối với Cơ Đốc nhân, triết lý giáo dục đó phải được đặt trên nền tảng thần học Kinh Thánh. Kinh Thánh là nền tảng cho đời sống, đức tin và mục vụ của Cơ Đốc nhân vì vậy Kinh Thánh phải là nền tảng cho những điều chúng ta thiết lập trong mục vụ.

   Do đó, chúng ta cần nhận biết chính mình là ai, tầm quan trọng của công tác chúng ta đang nhận lãnh từ nơi Chúa như thế nào, để chúng ta không thể bỏ qua bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng này. Ngoài Chúa, chúng ta không thể làm chi được, và thiếu sự hướng dẫn của Ngài, chúng ta không thể hoàn thành trách nhiệm mà Chúa giao phó.

   Một số gợi ý khi thực hiện bước thứ nhất trong việc lập kế hoạch:
   Bạn sẽ bắt đầu mục vụ mới của mình trong tinh thần cầu nguyện như thế nào? Ví dụ: bạn sẽ lên kế hoạch cầu nguyện về những lãnh vực nào, những điều nào cần được nhấn mạnh? Bạn sẽ tổ chức, cam kết cầu nguyện cho mục vụ mà bạn đang chịu trách nhiệm dưới các hình thức nào?

   Liệt kê những mạng lệnh của Kinh Thánh cho mục vụ mà bạn đang chịu trách nhiệm. Ví dụ: bạn đang lập kế hoạch cho mục vụ thanh niên, thì Kinh Thánh nói gì về mục vụ Thanh niên.

(2) Nhu Cầu Hiện Tại

   Trong bước này chúng ta phải tìm hiểu xem con người (đối tượng mà mục vụ của chúng ta hướng đến) đang có những nhu cầu nào cần được giúp đỡ, hỗ trợ. Có hai loại nhu cầu:

   Nhu cầu cảm thấy: đây là những nhu cầu mà mọi người đều đối diện. Loại nhu cầu này thường được thể hiện cách rõ ràng, dễ dàng nhận biết.

   Nhu cầu thực tế: Đây là những nhu cầu mà thường con người không nhận thức cách rõ ràng. Loại nhu cầu này thường là nhu cầu tâm linh và dựa trên nền tảng Thánh Kinh. Là lãnh đạo, chúng ta phải giúp họ nhận biết nhu cầu thực tế của chính mình khám phá sự trả lời của Đức Chúa Trời cho nhu cầu của họ.

   Những câu hỏi gợi ý cho việc tìm hiểu các nhu cầu:
   - Độ tuổi của những đối tượng mục vụ hướng đến có những đặc điểm, nhu cầu nào về mặt thể chất, tâm lý (tình cảm-xã hội), tâm trí và tâm linh?
   - Kinh Thánh nói gì về đối tượng này? Chúng ta phải dạy cho họ điều gì?
   - “Dân sự” của chúng ta đang có nan đề trong những lãnh vực nào? Họ cần được giúp đỡ, hỗ trợ nhiều nhất trong những lãnh vực nào?
 
(Còn tiếp)
 

Tác giả bài viết: Anne Trần

Từ khóa: lập kế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin mới nhất

  • BAN TRÁNG NIÊN VĨNH PHƯỚC THÔNG CÔNG VỚI BAN TRÁNG NIÊN HÒA HIỆP TRUNG TẠI HTTL HÒA HIỆP TRUNG, PHÚ YÊN VÀO CHÚA NHẬT 01/9/2024

    BAN TRÁNG NIÊN VĨNH PHƯỚC THÔNG CÔNG VỚI BAN TRÁNG NIÊN...

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 8/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 8/2024

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 7/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 7/2024

  • CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀ THÁNH LỄ BÁP TÊM CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC, CHÚA NHẬT 30/6/2024

    CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀ THÁNH LỄ BÁP TÊM CỦA...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀ KỶ NIỆM NGÀY THIẾU NHI TIN LÀNH 2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀ KỶ NIỆM NGÀY THIẾU...

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 6/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 6/2024

  • HTTL VĨNH PHƯỚC KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM VÀ NGÀY TRUYỀN GIÁO NĂM 2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM...

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA THĂNG THIÊN 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA THĂNG THIÊN 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 5/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 5/2024

  • CẢM TẠ - SINH NHẬT LẦN THỨ 40 BAN PHỤ NỮ HTTL VĨNH PHƯỚC (1984-2024)

    CẢM TẠ - SINH NHẬT LẦN THỨ 40 BAN PHỤ NỮ HTTL VĨNH...

  • LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH...

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024