LẬP KẾ HOẠCH CHO CƠ ĐỐC GIÁO DỤC (Phần II)
Thật mọi việc Đức Chúa Trời thực hiện đã được lập kế hoạch, đình trước cụ thể, rõ ràng. Đức Chúa Trời không cứu chúng ta theo cảm tính nhất thời nhưng đã được hoạch định trừ trước buổi sáng thế. Là con cái chủa Đức Chúa Trời, chúng ta cũng cần bắt chước Chúa trong việc thực hiện trách nhiệm Chúa giao một cách có kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trong loạt bài trước, chúng ta đã đề cập đến những lý do va tầm quan trọng của việc lập kế hoạch để thực thi những trách nhiệm Chúa giao phó. Lập kế hoạch không phải là điều gì xa vời với sự dạy dỗ của Kinh Thánh nhưng chính Chúa đã hoạch định chương trình của Ngài cũng như khích lệ chúng ta làm việc có suy xét cẩn thận.
Chúng ta cũng đã đề cập đến phần đầu của chu trình giáo dục – một chương trình mười bước và thực hiện mục vụ dựa trê mạng lệnh Kinh Thánh, nhu cầu của đối tượng và tình hình thực tế. Ba bước tiếp theo của chu trình này sẽ được đề cập trong bài hôm nay bao gồm: Xác định mục đích, mục tiêu hay chiến lược các chương trình, giáo trình được dùng để đạt đến mục tiêu, mục đích đề ra.
(3) MỤC ĐÍCH
"Kế hoạch của chúng ta sẽ trở nên bất khả thi nếu không có mục đích vì chúng ta không có mục đích để hướng tới" (Gangel). Và con người chúng ta dễ bị phân tâm vởi những điều không cần thiết nhưng thu hút sự chú ý của chúng ta. Khi đó, thay vì tập trung làm chiệu chính yếu, chúng ta dành thời gian, tâm trí cho việc vặt.
Mục đích khác nhau cho các nhóm đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Mục đích là điều sẽ thúc đẩy và định hướng cho điều chúng ta làm.
Mục đích là điều được tìm thấy trong bản tính của Đức Chúa Trời. Điều đó được bày tỏ qua một số phần Kinh Thánh sau: “Chắc thật, sự Ta đã định sẽ xảy đến, điều Ta đã toan sẽ đứng vững” (Ê-sai 14:24), “Vì ta biết ý tưởng Ta nghĩ đối cùng các ngươi là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình” (Giê 29:11), “Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước năm Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 1:4.)
Thật mọi việc Đức Chúa Trời thực hiện đã được lập kế hoạch, định trước cụ thể, rõ ràng. Đức Chúa Trời không cứu chúng ta theo cảm tính nhất thời nhưng đã được hoạch định từ trước buổi sáng thế. Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng cần bắt chước Chúa trong việc thực hiện trách nhiệm Chúa giao một cách có kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trong bước này, chúng ta cần xác định những mục đích cuối cùng mà chúng ta mong đạt đến hay nói cách khác diều chúng ta mong học viên hay nhóm đối tượng mục vụ của chúng ta đạt được.
Mục đích phải là những tuyên bố rõ ràng. Để việc thực hiện và lượng giá được dễ dàng hơn, câu tuyên bố về mục đích phải đạt được những tiêu chí như: có thể đo lường được, có thể đạt được, mang tính thách thức, đáp ứng với nhu cầu hàng đầu đã được nêu ra trước đó và phải được thực hiện trong một thời gian cụ thể. Chúng được viết ra tương ứng với mạng lệnh Thánh Kinh, tương ứng với nhu cầu của nhóm đối tượng chúng ta đang hướng đến.
Ví dụ: Mục đích của lớp học Kinh Thánh dành cho Tân tín hữu là sau 3 tháng, học viên sẽ yêu mến Lời Đức Chúa Trời qua việc trung tín đọc Lời Chúa mỗi ngày với lòng ham thích, khao khát lời Ngài và tăng trưởng thuộc linh.
Chúng ta có thể tham khảo bản tóm tắt một số mục đích của CĐGD như sau:
- Dạy dân sự biết họ là ai và biết Chúa muốn họ trở thành người như thế nào?
- Giúp dân sự Chúa giống Đấng Christ trong thái độ, niềm tin và cách cư xử.
- Hình thành và phát triển những đặc tính của con cái Chúa.
- Giúp họ nhận thức rằng giá trị của cuộc sống dựa trên mối quan hệ với Chúa, không phải điều họ cố gắng đạt được bằng nỗ lực riêng.
- Giúp Cơ Đốc nhân biết chắc và kinh nghiệm Đấng Christ rõ ràng hơn.
- Hiểu biết cách đầy trọn hơn về Chúa, về niềm tin và cuộc sống.
- Hướng dân sự Chúa đến chỗ được đổi mới tâm trí nhờ quyền năng Thánh Linh.
Để viết xuống câu tuyên bố mục đích trong kế hoạch cho một mục vụ, chúng ta cần xem lại mạng lệnh Kinh Thánh, nhu cầu, đặc điểm của đối tượng mình đang hướng đến. Thông thường, mục đích cho một mục vụ hướng đến cả bốn phương diện: Thể chất, tâm trí (sự hiểu biết), cảm xúc – xã hội và thuộc linh.
(4) Mục tiêu:
- Mỗi mục đích có nhiều mục tiêu.
- Chúng ta cần có những mục tiêu cho từng lĩnh vực hay từng giai đoạn để đạt đến mục đích cuối cùng.
- Những mục tiêu có thể được xem là chiến lược để thực hiện được mục đích đã đề ra.
- Những mục tiêu này phải đo lường được, nghĩa là sau từng giai đoạn, chúng ta có thể xác định được đã đạt mục tiêu mình đề ra hay chưa.
- Những mục tiêu cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng kế hoạch đang được thực hiện để đạt đến mục đích.
- Việc lập kế hoạch cho một mục vụ đòi hỏi sự chuẩn bị, lập ra các chiến lược cho từng giai đoạn. Việc thiết lập các mục tiêu sẽ được thực hiện dựa vào mục đích đã đề ra. Mục đích được chia nhỏ thành các mục tiêu có thể dựa vào thời gian (theo từng quý, từng tháng…), hoặc dựa vào các mức độ (hiểu biết, phân tích, tổng hợp, phân biệt, lượng giá…..).
(5) Chương trình – Giáo trình
(Chúng ta lên chương trình như thế nào để đáp ứng nhu cầu của học viên?)
- Bước này liên hệ đến các hoạt động được thực hiện để đạt đến mục đích và các mục tiêu.
- Một loạt bài học theo một chương trình.
- Mục đích của giáo trình trong CĐGD: "Một trong những mục đích của CĐGD là giúp học viên học về Kinh Thánh, về Cơ Đốc giáo, hướng dẫn họ tiếp thu và nhận biết các quan điểm niềm tin của Hội Thánh và Giáo hội "(Burge).
- Giáo trình của CĐGD cần thỏa mãn một số yêu cầu như:
* Phù hợp lứa tuổi.
* Theo Kinh Thánh (đặt nền tảng và đúng với Kinh Thánh).
* Đúng về giáo lý thần học.
* Được chứng thực về phương pháp luận.
* Cấu trúc và bài học phải mang tính thực tiễn, thực hành.
* Việc có một giáo trình cụ thể sẽ tránh được những nguy hiểm của việc giảng dạy theo cảm hứng hay ngẫu hứng của giáo viên.
Ví dụ: Lập kế hoạch cho chương trình của Ban Thanh niên:
Kinh Thánh | Thi Thiên 90:12; II Ti mô thê 4:7; Philíp 3:12-16; I Cô rinh tô 3:16-22; Tít 2:1-4,6,9; Cô lô se 3:18-25…. |
Nhu cầu | - Thể chất: Quân bình trong chế độ sinh hoạt giữa sức khỏe, sự nghiệp, giải trí, gia đình, bạn bè…. - Tâm trí: Sự hiểu biết, khôn ngoan để đưa ra các quyết địn quan trọng phù hợp với niềm tin, khả năng thực tế,.. - Quan hệ xã hội: Thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, bổ ích, bày tỏ là một tín đồ Đấng Christ. - Thuộc linh: Bước đi trong sự dẫn dắt của Chúa, tránh được những cám dỗ xung quanh, sống đời sống tin kính, sáng danh Chúa. |
Mục đích | Kết thúc tốt đẹp: - Thể chất: Chăm sóc gìn giữ thân thể là đền thờ của ĐTL. Tâm trí – Hiểu biết: Biết Chúa, biết lời Ngài và biết áp dụng lời Chúa trong đời sống. - Mối quan hệ xã hội – Tình cảm: Làm chứng về Chúa cho bạn bè, gia đình, người thân. - Thuộc linh: Bước đi một cách xứng đáng với sự kêu gọi - trở thành một lời chứng cho thế hệ kế tiếp hay cho những người trẻ hơn là thiếu niên, thiếu nhi… |
Mục tiêu | - Hoạt động thể chất, hội thao. - Học Kinh Thánh hàng tuần một cách hệ thống theo nhóm: 1 sách Cựu ước, 1 sách Tân ước. - Nhóm nhỏ: Sinh viên, công nhân: cách tuần, chia sẻ hành trình thuộc linh. - Suy gẫm, viết nhật ký: Ghi chép về điều đã học được từ phần đọc Kinh Thánh, học Kinh Thánh hay bài giảng hằng tuần cà chia sẻ. - Học tập gương các bậc tiền nhân qua việc học tiểu sử, chia sẻ bài học nhận được qua bản tin, nhóm nhỏ, nhóm toàn ban. - Lớn lên qua việc làm chứng – tổ chức chương trình truyền giảng 1 năm 2 lần, mỗi thành viên mời ít nhất hai thân hữu mỗi năm. |
Chương trình – Giáo trình và thời gian thực hiện | - TCN: Hàng tuần. -HKT: Hàng tuần. * Cựu Ước: Nghiên cứu sách Giô-suê (Bước đi theo sự kêu gọi của Chúa). * Tân Ước: Nghiên cứu Cuộc đời của Chúa Giê-xu. - Học thuộc lòng câu gốc: Hằng tuần, chia sẻ ích lợi của việc thuộc Lời Chúa hằng tháng. * Cựu Ước: cầu gốc được chọn từ sách Giô-suê. * Tân Ước: những câu gốc liên hệ đến đời sống của Chúa Giê-xu. - Thi Đố Kinh Thánh: Hàng năm. - Bồi linh theo chủ đề: Hàng quý. - Trị hè 1 lần/năm: Thi Thiên 1: Hai con người – Hai con đường – Hai đích đến. - Đọc tiểu sử nhân vật và chia sẻ: Hàng quý. - Truyền giảng toàn ban: Mỗi 6 tháng. - Họp mặt thông công/ họp bạn: Hằng năm. - Sinh hoạt ngoài trời cho toàn ban: Hằng năm. - Các chương trìnhđặc biệt trong năm: Phục sinh, Phụ mẫu, Thanh niên Tin Lành…. |
Còn tiếp
Trích BTMV - số 34 của HTTL VN (MN)