14:28 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 11494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 36296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23045329

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Cuộc Vượt Ngục Ly Kỳ

Thứ hai - 04/07/2016 21:25
Cuộc Vượt Ngục Ly Kỳ

Cuộc Vượt Ngục Ly Kỳ

Mặc dù không ai trong chúng ta thích những tên tù nguy hiểm vượt ngục gây hiểm họa cho xã hội, nhưng chúng ta lại thích xem những cuốn phim về cảnh vượt ngục ly kỳ và thích cảnh tẩu thoát thành công!



                Mặc dù không ai trong chúng ta thích những tên tù nguy hiểm vượt ngục gây hiểm họa cho xã hội, nhưng chúng ta lại thích xem những cuốn phim về cảnh vượt ngục ly kỳ và thích cảnh tẩu thoát thành công!

                Tôi xin kể 10 cuộc vượt ngục thật, thành công và nổi tiếng nhất:

                (1) Cuộc vượt ngục nổi tiếng nhất thể giới là của tù nhân John Dillinger. Dillinger bị bắt năm 1934, bị giam vào nhà tù Lake County. Nhà tù nầy được canh phòng rất nghiêm nhặt, với một đội ngũ lính canh hùng hậu, phối hợp giữa cảnh sát và quân đội quốc gia. Dillinger đã vượt ngục bằng một cây súng giả bắn bằng xà phòng trước khi anh ta trộm được khẩu súng thật của cảnh sát để thoát khỏi khám đường, trốn qua Illinois. Nhưng oái ăm thay, đang khi đi trên chiếc xe ăn cắp, trên con đường xuyên tiểu bang, anh bị FBI bắn chết.

                (2) Cuộc vượt ngục xảy ra tại trại Tập Trung Đức Quốc Xã. Alfred Wetztel là một trong rất ít người Do Thái vượt ngục thành công từ trại Tập Trung Tử Thần trong suốt thời kỳ người Do Thái bị diệt chủng. Vào một buổi chiều Lễ Vượt Qua của người Do Thái, Alfred và một người bạn leo lên cây cột gỗ bên trong tòa nhà, đây là một trong những cây cột dựng lên để cất thêm lầu cho những tù nhân mới. Hai người quấn thuốc lá sản xuất tại nước Nga trộn với xăng. Họ cũng rải loại hợp chất nầy dưới chân cột để làm vô hiệu chó săn của lính Đức. Hai người sau khi vượt khỏi trại tập trung, đã trốn 4 đêm liền, họ mặc đồng phục Hòa Lan và mang giày, những y trang nầy trộm được lúc họ còn ở trong trại. Nhờ vậy họ đã đến biên giới Ba Lan rồi thoát thân, sổ thông hành của họ là tờ giấy có in hình bản đồ của trẻ em Đức.

                (3) Cuộc đào thoát thứ ba thật ngoạn mục tại Trại Tập Trung Tử Thần Sobibor của Phát xít Đức. Đức quốc xã đã có kế hoạch dùng trại tập trung nầy với những thiết bị giết hàng loạt người Âu Châu và Ba Lan gốc Do Thái. Lúc bấy giờ Leon Feldhendler và Alexander Pechersky lãnh đạo 600 tù nhân Do Thái, bảo mọi người làm dao hay vũ khí bén nhọn đang khi họ làm việc trong xưởng của trại tập trung nầy. Khi những lính canh vào nơi làm việc của họ, vào đúng vào giờ hành động, họ giết những tên lính nầy, tước chìa khóa để vượt qua các cổng của trại tù. Phân nửa tù nhân là 300 người vượt thoát thành công. Đây là cảnh vượt ngục lớn nhất trong thế kỷ 20.

                (4) Cuộc đào thoát thứ tư xảy ra vào năm 1944, có 76 tù binh đồng minh vượt ngục, được Hollywood dựng thành phim. Những tù binh nầy đào 3 đường hầm sâu xuống 10 thước ở dưới tòa nhà, họ dùng những phương pháp xây cất như dùng những khối gỗ để chống đỡ, dùng nhiều đèn, và dùng những ống bơm để giúp cho họ có đủ không khí thở đang khi đào hầm dưới lòng đất. Mặc dù họ chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc vượt thoát nầy nhưng họ chỉ đào được con đường hầm ngắn vào khu rừng, dễ nhận diện. Sau khi 76 người đã vượt thoát, lính canh nhìn thấy người thứ 77. Thế là họ hú còi báo động, tất cả lính canh hùng hậu săn đuổi. Điều kỳ diệu là hầu như tất cả mọi người đều vượt thoát chỉ ba tù binh bị bắt lại. Cuộc vượt thoát nầy thật đáng nhớ trong lịch sử.

                (5) Cuộc đào thoát thứ năm cũng được dựng lại thành phim. Đây là cuộc vượt ngục đầy nguy hiểm mà hầu như không có tù nhân nào dám nghĩ đến! Frank Morris, Clarence và John Anglin đã thoát khỏi nhà tù Alcatraz nổi tiếng là kiên cố nghiêm nhặt nhất vào năm 1962. Ba tù nhân nầy dùng những vật dụng tự chế gồm có máy khoan được làm từ máy hút không khí xe hơi, ba cái mảnh sắt nhỏ để khoét tường từ trong xà lim, thoát ra ngoài gần chỗ thông gió, trước khi họ dùng chỗ thông gió đó để vượt thoát ra ngoài hướng về bờ biển. Rồi họ dùng thuyền tự chế, bơi đến vịnh San Franscico. Từ đó không ai tìm ra dấu vết của họ. Có người cho rằng họ đã chết trên biển. Nhưng những người khác cho rằng họ đã thành công. Nhưng dù sao họ cũng đã vượt thoát khỏi nhà từ vô cùng nghiêm nhặt tại một hải đảo ngoài thành phố San Franscico. 

                (6) Cuộc đào thoát thứ sáu là một người phi công của Hải Quân, người Mỹ gốc Đức. Phi cơ của anh ta bị bắn rơi trong cánh rừng Việt Nam trong trận chiến trước năm 1975, nhờ một quân bài trong tay áo, Dieter Dengler và sáu người bạn đã thoát khỏi trại giam trong rừng sâu sau khi giết ba lính canh phòng. 23 ngày sau đó, Dieter được phi cơ trực thăng Hoa Kỳ giải cứu trong tình trạng thiếu nước, thân thể đầy vết muỗi cắn và vết đĩa hút máu. Anh là một trong những tù binh vượt ngục thành công nhất trong lịch sử.

                (7) Cuộc đào thoát của Frank Abagnale. Y dám thách thức với nhà tù rằng: ‘Thử bắt tôi đi!’ Frank là một người bịp bợm, có những kế hoạch vượt ngục thật tinh vi và chi tiết. Hầu hết những kế hoạch nầy đều bị thất bại, nhưng đến năm 1971, Frank đã vượt thoát khỏi nhà tù, đang khi anh và người bạn tên Jean Sebring được chuyển đến nhà tù khác mà không giao hồ sơ phạm nhân của họ cho nhà tù khác. Frank nhận thấy lính canh lơ đãng, đây là cơ hội tốt để vượt thoát. Nhờ kẻ hở nầy, Frank và người bạn thuyết phục lính canh, khiến họ tin rằng hai anh là cảnh sát chìm vào tù truy tầm gian phi. Lính canh cho phép họ dùng xe nhà tù như để thi hành công vụ. Nhờ vậy mà họ đã vượt thoát. Đây là cuộc vượt ngục chưa từng thấy trước đó.

                (8) Cuộc vượt ngục xảy ra vào năm 1995, Keith Rose, Andrew Rodge và Matthew Williams hợp tác với nhau để làm một cái thang bằng thép cao 8 thước, leo qua hàng rào nhà giam. Trong khi họ làm việc tại phân xưởng thép của nhà giam, họ làm cây súng giống hệt như súng của lính canh và một chìa khóa. Chính những anh lính coi tù cũng thấy, họ ngỡ rằng những tù nhân nầy muốn làm vật kỷ niệm. Sau thời gian thể thao trong phòng tập thể dục, ba tù nhân nầy chờ lúc các lính canh bận rộn, họ mở cửa sau và bước ra ngoài, họ khoét một lỗ trong cổng phía trong, rồi ra ngoài, leo lên hàng rào bằng cái thang 8 thước họ đã làm từ trước. Nhưng rồi tất cả công trình vượt ngục của họ trở thành mây khói vì bốn ngày sau đó tất cả ba người bị bắt trở lại lúc họ ẩn mình trong một nhà kho. 

                (9) Payet là một phạm nhân người Pháp, bị giam cầm trong khám đường với tội danh giết người. Nhưng sau thời gian bị cầm tù, Payet được người bạn lái trực thăng thả thang dây giải thoát anh vào năm 2001. Hai năm sau, Payet trở lại nhà tù đó, đậu máy bay trực thăng trên nóc giải cứu ba người bạn khác. Năm 2007 Payet bị bắt lại và bị giam trong nhà tù Grass ở phía đông nam nước Pháp, nhưng rồi anh cũng được giải cứu. Lần này đồng bọn của Payet cướp máy bay, buộc viên phi công chở họ đến Địa Trung Hải, sau đó trả tự do cho viên phi công rồi mất dạng.

                (10) Choi Gap-Bok bị bắt vì tình nghi tội ăn cướp tại Nam Hàn vào ngày 12 tháng 9 năm 2012. Gap-Bok chờ đến chiều ngày 17 tháng 9, yêu cầu những lính gác mang đến cho anh một loại cream đặc biệt. Chờ khi tất cả lính canh ngủ hết, anh thoa lên phần trên của thân thể rồi cố chui qua lỗ đưa thức ăn vào. Lỗ nầy cao 6 phân tây, rộng 18 phân tây. Trong sau thời 34 giây anh thoát được ra ngoài. Nhưng sau sáu ngày, anh bị bắt trở lại. Lần nầy anh bị đưa vào xà lim, với khung cửa đưa thức ăn vào nhỏ lại.

                Thưa quý vị,

                Qua những câu chuyện vượt ngục vừa rồi, có những tù nhân nguy hiểm như cướp của, giết người; cũng có những tù nhân vô tội, bị tù vì là người Do Thái, hay là những tù binh đồng minh. Thánh Kinh cũng cho ta biết một cuộc vượt ngục thật ly kỳ của một người lành, ông bị bắt vì truyền bá Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa Cứu Thế Jesus, là Đấng hai ngàn năm trước đã từ trời giáng hạ, chết thay cho loài người, đến ngày thứ ba Chúa đã sống lại từ cõi chết, bốn mươi ngày say đó, Chúa trở về trời trước sự chứng kiến của 500 người tại núi Ô-li-ve, nước Do Thái.

                Thánh Sử kỷ thuật lại rằng: "Trước ngày Hê-rốt định đem ông ra xử tử, Phi-e-rơ bị trói chặt bằng hai dây xích, nằm ngủ giữa hai tên lính. Trước cửa ngục có lính canh gác." (Công Vụ 12:6) Làm thế nào mà Phi-e-rơ có thể ngủ được khi bị kèm giữ giữa hai tên lính canh như vậy? Trong đêm Chúa Cứu Thế Jesus, vị Thầy khả ái của Phi-e-rơ sắp bị bắt và bị hành hình, Phi-e-rơ đã từng ngủ say như người chết tại vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúng ta có thể khẳng định rằng Phi-e-rơ đã không hề bị chứng mất ngủ. Thế mà trong giờ hiểm nguy, sáng mai bị đem ra hành hình, nhưng Phi-e-rơ vẫn có thể ngủ được vì ông đặt lòng tin chắc chắn vào Chúa Cứu Thế Jesus. Chính nhờ niềm tin tuyệt vời đó, giúp cho ông nằm ngủ yên lành như vậy giữa hai tên lính. Thánh sử cho biết:

                Thình lình, một thiên sứ của Chúa hiện đến, ánh sáng soi vào ngục tối. Thiên sứ đập vào hông Phi-e-rơ, đánh thức ông và giục: “Dậy nhanh lên!” Dây xích liền rơi khỏi tay ông. Thiên sứ tiếp: “Ông mặc áo và mang dép vào!” Phi-e-rơ làm theo. Thiên sứ lại bảo: “Ông khoác áo choàng rồi theo tôi!” Phi-e-rơ theo thiên sứ đi ra nhưng không biết là chuyện thật, cứ ngỡ mình thấy khải tượng. Thiên sứ dẫn Phi-e-rơ qua hai trạm gác, đến cổng sắt dẫn vào thành phố, cổng tự mở ra cho họ bước qua. Đi chung một quãng đường nữa, thiên sứ từ giã Phi-e-rơ. (Công Vụ 12:7-10)

                Thiên sứ đã bảo Phi-e-rơ làm một điều rất hợp lý và có ý nghĩa đó là mặc đồ vào. Hành động nầy cho ta thấy không có gì gấp rút cả! Sự thong thả chứng tỏ năng quyền của Chúa cho thiên sứ để chế ngự các tên lính. Ngay lúc đó, Phi-e-rơ ngỡ rằng đây chỉ là giấc mộng. Khi qua khỏi vọng canh thứ nhất, rồi vọng thứ nhì, thì đến nơi cửa sắt, là cửa thông vào thành; cửa đó tự mở ra trước mặt hai người, rồi hai người vượt ra khỏi, đi lên đường cái, tức thì thiên sứ lìa Phi-e-rơ.

                Phi-e-rơ chợt tỉnh, tự nhủ: “Bây giờ tôi biết chắc Chúa đã sai thiên sứ giải thoát tôi khỏi tay Hê-rốt và âm mưu của người Do-thái.” Phi-e-rơ đến nhà Ma-ri, mẹ của Giăng, biệt danh là Mác. Trong nhà, nhiều người đang nhóm họp cầu nguyện. Phi-e-rơ gõ cửa ngoài, người tớ gái tên Rô-đa ra nghe ngóng. Nhận ra tiếng Phi-e-rơ, cô mừng quýnh, quên mở cửa, hớt hải chạy vào báo tin Phi-e-rơ đã về tới cửa. Mọi người trách: “Mầy điên mất rồi!” Nhưng cô ta cứ quả quyết là thật. Họ giải thích: “Đó là thiên sứ của Phi-e-rơ.” Phi-e-rơ tiếp tục gõ. Mở cửa nhìn thấy ông, họ vô cùng sửng sốt. Ông lấy tay ra dấu cho họ im lặng, rồi thuật việc Chúa giải cứu khỏi ngục. Ông nhờ họ báo tin cho Gia-cơ và các anh em, rồi lánh sang nơi khác. Sáng hôm sau, quân lính xôn xao dữ dội vì không thấy Phi-e-rơ đâu cả. Hê-rốt sai người tìm kiếm không được, liền ra lệnh tra tấn và xử tử cả đội lính gác. (Công Vụ 12:11-19a)

                Thưa quý vị,

                Vượt ra khỏi khám đường để sống đời tự do là một phước hạnh rất lớn. Còn vượt ra khỏi tội lỗi, khỏi mặc cảm tội lỗi, khỏi án phạt đời đời trong chốn hình khổ là phước hạnh lớn hơn vạn lần hơn, tuyệt vời vạn lần hơn!

                khi quý vị thật sự tin nhận Chúa và dâng trọn đời sống mình, ước muốn tình cảm mình cho Chúa. Chúa sẽ giải phóng chúng ta khỏi ngục tù tội lỗi. Ngài ban cho ta quyền năng thắng được tội lỗi và những thói hư tật xấu. Chúa Jesus phán: "Người nào phạm tội là nô lệ của tội lỗi. Thân phận nô lệ rất bấp bênh, tạm bợ, khác hẳn địa vị vững vàng của con cái trong gia đình. Nếu được Con Đức Chúa Trời (Chúa Cứu Thế Jesus) giải phóng, các ngươi mới thật sự được tự do." (Giăng 8:36)

                Quý vị có muốn được tự do không? Quý vị hãy đến với Chúa Cứu Thế Jesus. Ngài yêu quý vị, Ngài đã giáng trần vì quý vị, cả thiên đàng mở ra cho quý vị. Rất mong quý vị dâng đời sống mình cho Chúa ngay giờ nầy.

                Kính chào quý vị và các bạn.
 

Mục sư Tiến sĩ Ngô Minh Quang
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn