04:02 EDT Thứ ba, 07/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 4569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 61308

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23070341

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Lún Sâu

Lún Sâu

“Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi” (Giăng 8:34).

Xem tiếp...

Trọng Tâm Của Lễ Cung Hiến

Thứ ba - 14/08/2018 20:46
Trọng Tâm Của Lễ Cung Hiến

Trọng Tâm Của Lễ Cung Hiến

Kinh ThánhN: Nê-hê-mi 12:31-43 Câu gốc: “Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giê-hô-va không coi giữ thành, thì người canh thức canh luống công” (Thi Thiên 127:1).


Trọng Tâm Của Lễ Cung Hiến


                   Kinh ThánhN: Nê-hê-mi 12:31-43


                Câu gốc: “Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giê-hô-va không coi giữ thành, thì người canh thức canh luống công” (Thi Thiên 127:1).
 

                Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao trong lễ cung hiến vách thành không thấy nhắc đến công trình hay công trạng của người nào? Trọng tâm của lễ cung hiến là gì? Người Ít-ra-ên được nhắc nhở gì trong lễ cung hiến này? Bài học nhắc bạn điều gì?
 

                Trong lễ cung hiến và khánh thành vách thành Giê-ru-sa-lem, hoàn toàn không thấy có chi tiết nào mô tả vách tường thành cao đẹp ra sao, công lao của người này người nọ thế nào. Nhưng bao trùm trong phân đoạn này là sự dọn mình thanh sạch, thờ phượng nghiêm trang, dâng của lễ lên cho Chúa, hết lòng ca ngợi Chúa, cùng với sự cảm tạ tuôn tràn dân Chúa dâng lên cho Đức Chúa Trời. Điều này nói lên trọng tâm của lễ cung hiến và khánh thành không phải là công trình hay công trạng, nhưng chính Đức Chúa Trời.
 

                Hơn ai hết, trong quá trình xây dựng, người Ít-ra-ên hiểu rằng họ đã từng ngã lòng và nhụt chí như thế nào. Nếu không có sự giữ gìn và thêm sức của Chúa thì người Ít-ra-ên khó lòng kiên định trong đức tin. Đức Chúa Trời là Đấng đã làm cho dân Chúa được hồi sinh trở lại. Bởi không chỉ có vách tường thành được xây dựng lại kiên cố, nhưng những tấm lòng vỡ vụn do bao biến cố lịch sử cũng đã được kết nối lại với Đức Chúa Trời trong chính quá trình xây cất tường thành. Cho nên điều quan trọng hơn hết, ấy là lúc toàn dân Ít-ra-ên cùng hồi niệm lại một hành trình đầy cam go mà họ đã đi qua, để cùng cất lên lời chúc tụng Đức Chúa Trời chí cao, và cùng cảm tạ ơn thương xót sâu rộng của Ngài. Chính vì dân Chúa nhận biết và tôn vinh những điều kỳ diệu Chúa làm, nên Ngài đã khiến cho sự vui mừng hân hoan tràn ngập khắp trong lòng từng người dân Ít-ra-ên, thậm chí niềm vui ấy còn lan ra đến tận những miền xa.
 

                Tạ ơn Chúa vì ngày nay nhiều nhà thờ to đẹp được xây dựng. Thế nhưng đôi khi chúng ta lại quá chú tâm vào những cơ sở vật chất, ca ngợi nhau nhiều hơn chúc tụng Chúa. Có người khi cung hiến thì không tiếc lời tạ ơn Chúa, nhưng vài năm sau, dự cung hiến nhà thờ khác to đẹp hơn thì lại không tiếc lời so sánh và chê bai nhà thờ mà mình đã tạ ơn Chúa trước đây! Mục đích của lễ cung hiến không nhằm tôn vinh cơ sở vật chất tráng lệ, hay công lao của một nhóm người, nhưng là để tôn vinh Đức Chúa Trời, Đấng đã đồng hành, tiếp trợ, và ban phước dư dật trên con dân Ngài suốt những giai đoạn khó khăn. Chúng ta không vô ơn với những người được Chúa dùng góp phần vào công việc xây dựng, nhưng Đức Chúa Trời phải là Đấng chúng ta hướng về trong lễ cung hiến để dâng lên Ngài lời chúc tụng và biết ơn không thôi.
 

                Bạn thường ca ngợi điều gì khi dự lễ cung hiến đền thờ?
 

                Cảm tạ Chúa vì Ngài là trọng tâm của mọi sự thờ phượng và chúc tụng. Xin cho con đừng bị những điều khác chi phối mà đánh mất điều quan trọng này.
 

Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn