04:46 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 25

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 24


Hôm nayHôm nay : 6201

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11276

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23020309

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Chương 6: Sự Tự Nhủ và Sự Ngã Lòng

Thứ hai - 14/08/2017 21:20
Chương 6: Sự Tự Nhủ và Sự Ngã Lòng

Chương 6: Sự Tự Nhủ và Sự Ngã Lòng

Kính thưa quý độc giả, Trước khi bắt đầu vào chương mới, chúng tôi xin được tóm tắt vài điều quan trọng chúng ta đã nghe trong Chương 5 về sự giận dữ và làm thế nào để tức giận mà không phạm tội.



             Kính thưa quý độc giả,

             Trước khi bắt đầu vào chương mới, chúng tôi xin được tóm tắt vài điều quan trọng chúng ta đã nghe trong Chương 5 về sự giận dữ và làm thế nào để tức giận mà không phạm tội. Chúng ta biết rằng sự giận dữ có thể mang tính chất khôn ngoan tinh tế hay thái độ nham hiểm rõ rệt. Nó có thể ở dưới dạng một lời nhận xét khôn ngoan hay một lời nguyền rủa thầm trong lòng chúng ta. Hình thức được nhận biết phổ biến nhất của sự giận dữ là cơn nóng giận đang bộc phát. Một người có thể đang rất tức giận nhưng hầu như hoàn toàn không ý thức về cơn giận của bàn thân mình. Một số người khác biết rõ mình đang tức giận, nhưng lại không biết làm sao để loại bỏ những cảm giác ấy. Chúng ta cảm thấy bối rối về sự giận dữ bởi vì chúng ta đã từng được dạy rằng sự giận dữ không nên tồn tại trong đời sống của mình. Chúng ta cần được đoan chắc lần nữa rằng giận dữ là một cảm xúc hoàn toàn hợp lệ và tự nhiên của con người. Hãy chấp nhận sự giận dữ vì nó là một phần của yếu tố tình cảm mà Đức Chúa Trời đặt để trong con người chúng ta. Nếu chúng ta thấy những bất công hay tội ác trong cuộc sống mà chúng ta lại không thấy tức giận hay bất bình chút nào thì chúng ta là người vô cảm hoặc gian ác và chắc chắn lương tâm chúng ta đang có vấn đề.

             Xin nhớ, sự giận dữ là một phần của con người. Nó là một cảm xúc căn bản và cần thiết. Sự giận dữ giống như một trong những đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ của xe hơi bạn cho biết có điều gì đó không ổn. Nó đòi hỏi sự chú ý của bạn. Nếu bạn phớt lờ nó, bạn đang chuốc lấy đủ thứ phiền lụy cho mình. Nếu bạn hoảng sợ và bị áp đảo bởi ánh đèn ấy, bạn có thể thường xuyên làm cho vấn đề thêm phức tạp. Thay vì thế, bạn có thể chú ý đến ánh đèn và sửa chữa nguyên nhân làm cho ánh đèn cứ sáng lên. Bạn “chỉnh sửa” cơn giận của mình bằng cách tìm kiếm những sự đòi hỏi, những yêu cầu, bắt buộc hay áp đặt rằng sự việc này hay con người kia phải thế này, thế nọ mới là đúng. Sau khi nhận thức được những đòi hỏi của mình nơi người làm cho chúng ta tức giận, chúng ta hãy tranh luận với bản thân mình, hãy từ bỏ những sự đòi hỏi đó, và thay đổi những đòi hỏi của mình nơi người khác thành những điều mong muốn và ao ước. Lúc đó bạn có thể nổi giận và chẳng phạm tội.

             Kính thưa quý độc giả,

             Trong suốt Chương 5 chúng tôi đã phân tích về sự tự nhủ và sự giận dữ. Chúng tôi cũng đã đưa ra phương cách làm thế nào để chúng ta tức giận nhưng chẳng phạm tội. Chúng ta có 3 lý do để từ bỏ những đòi hỏi sự thay đổi và yêu cầu người khác về điều làm đã ta tức giận. Lý do thứ nhất là không ai thay đổi được một sự việc hay một điều đã xảy ra trong quá khứ vì nó đã xảy ra rồi. Lý do thứ hai là chúng ta không có khả năng ngăn cản người khác làm điều mà họ đã làm. Lý do thứ ba là không ai có thể thay đổi cách hành xử của người khác trong tương lai. Như vậy, chúng ta chỉ có thể thay đổi cách suy nghĩ của bản thân. Hãy tìm kiếm những sự đòi hỏi hay yêu cầu nơi người khác, rồi loại bỏ những đòi hỏi, yêu cầu ấy đi, và biến chúng thành những điều ta mong ước nó xảy ra.

             Sau đây là vài câu hỏi để giúp quý thính giả trong việc tăng trưởng cá nhân và thảo luận

  1. Bạn đã bắt gặp những thái độ và cách cư xử giận dữ của những người chung quanh bạn như thế nào khi bạn đang lớn? Những điều ấy hình thành cách bạn xử lý sự giận dữ của mình như thế nào trong hiện tại?
  2. Khi đang giận dữ, những lãnh vực nào khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận ra sự đòi hỏi bạn đang đặt để trên một người khác hoặc trên cuộc sống?
  3. Trong tuần này hãy nghĩ đến mối quan hệ với một người nào đó mà bạn có thể thay đổi bằng cách thay đổi những đòi hỏi của bạn nơi người kia thành ra những điều mong muốn và ao ước. Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là gì?

             Kính thưa quý độc giả,

             Bây giờ chúng tôi mời các bạn cùng chúng tôi bắt đầu Chương 6 với Chương Đề “Sự Tự Nhủ và Chứng Suy Nhược Thần Kinh hay Trầm Cảm”.

             Bá Tước Alfred Tennyson, một nhà thơ rất nổi tiếng của nước Anh, khi suy ngẫm thiền định về những vấn đề muôn thuở của tình yêu cuộc sống và cái chết đã từng viết trong tập thơ mang tựa đề “Tưởng Nhớ”, rằng

             Nhưng tôi là ai?
             Một hài nhi đang kêu khóc trong đêm:
             Một hài nhi đang kêu xin ánh sáng:
             Và chẳng có ngôn ngữ nào trừ ra tiếng khóc la.

             Đối với nhiều người trong chúng ta, những nan đề chúng ta trải nghiệm với sự giận dữ và những đòi hỏi vô lý tương ứng mà chúng ta đưa ra trong sự Tự-Nhủ của mình cuối cùng sẽ dẫn chúng ta vào những sự tranh chiến với tình trạng ngã lòng, chán nản cùng cực đưa đến chứng suy nhược thần kinh hay bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu đưa ra giả thuyết là trong suốt bất cứ năm tháng được xác định nào, ít nhất là 15% số người trong độ tuổi trưởng thành sẽ gánh chịu đủ các triệu chứng suy nhược thần kinh đáng kể, đến mức họ cần phải tìm kiếm sự điều trị.

             Chứng suy nhược thần kinh đưa đến bệnh trầm cảm là vấn đề quan trọng, cả về sự điều trị tại bệnh viện tâm thần cũng như về mức tiêu thụ và nghiên cứu về dược phẩm. Các loại thuốc như Prozac, Paxill, Zoloft, và các loại thuốc chống suy nhược khác đang được phát triển tiêu biểu cho hàng tỷ đô la đầu tư đặc biệt nhắm vào sự điều trị bệnh suy nhược thần kinh hay bệnh trầm cảm. Các chi phí của sự ngã lòng được kết toán khi chúng ta bao gồm cái giá khủng khiếp của những vụ tự tử, hầu hết đều do sự ngã lòng gây nên. Đó là kinh nghiệm cảm xúc khó chịu nhất người ta có thể trải qua. (sự ngã lòng giải thích cho 3/4 của tất cả những sự điều trị tại bệnh viện tâm thần được cho là có lý do.)

             Chứng suy nhược thần kinh cũng là một kinh nghiệm phổ biến. Các sự nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới tìm thấy rằng con người trong mọi nền văn hóa đều trải nghiệm sự ngã lòng, suy nhược thần kinh. Những sự nghiên cứu này đã nhận thấy một số tương phản trong cách thức những dân tộc khác nhau trải nghiệm việc bị suy nhược thần kinh. Ví dụ như sự nghiên cứu những người sống trong các nền văn hóa sơ khai đã cho thấy rằng kinh nghiệm cảm xúc về sự suy nhược thần kinh của họ tương tự như của chúng ta, nhưng những người này lại không hề có sự tranh chiến về vấn đề tội lỗi. Không giống như những gì chúng ta trải nghiệm trong nền văn hóa Phương Tây, nơi mà sự sai phạm của chúng ta khiến chúng ta đổ lỗi cho bản thân mình, trong những nền văn hóa sơ khai này mọi trách nhiệm đều được quy cho yếu tố ngoại tại. Họ tin rằng các thế lực xấu xa là nguyên nhân của các nan đề cá nhân. Bởi vì không có sự đổ lỗi cho bản thân nên cũng không có tội lỗi. Nhưng kết quả cuối cùng lại cũng giống như nhau-nghĩa là cho dù những điều tồi tệ xảy ra với tôi bởi vì một thế lực xấu xa, tối tăm nào đó bên ngoài hay bởi vì sự ngu ngốc dại dột của chính tôi, cách nào chăng nữa thì tôi cũng đối diện với tình trạng bất lực của riêng mình và những cảm giác của sự tuyệt vọng não nề.

             Tại sao lại là Tôi? Suy nhược thần kinh ư?

             Kính thưa quý độc giả,

             Người ta có luôn nhận biết khi nào họ bị suy nhược thần kinh hay bị bệnh trầm cảm chăng? Không phải luôn luôn. Chúng ta có nhiều cách để né tránh thực tại về sự suy nhược thần kinh của chính mình. Một số người trốn chạy nó qua việc thường xuyên bận rộn. Họ cứ luôn tất bật từ lúc thức dậy cho đến giây phút họ gieo người xuống giường trong tình trạng kiệt sức vào buổi tối. Chỉ khi một biến cố nào đó, như một căn bệnh hay một ca giải phẫu, buộc họ phải dừng mọi hoạt động của mình thì họ mới nhận ra là họ đang suy nhược thần kinh. Một số khác trốn chạy nó qua việc chỉ tập trung vào các triệu chứng về thể chất mà thôi. Chỉ khi các bác sĩ đã bảo cho họ biết rằng bác sĩ và chuyên gia không thể tìm ra một nguyên nhân thuộc thể cho những nan đề của họ thì cuối cùng họ mới chịu đối diện với sự khả thi của một vấn đề về cảm xúc. Và điều đó cuối cùng kết thúc trong tình trạng họ bị suy nhược thần kinh hay bị trầm cảm.

             Kính thưa quý độc giả,

             Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng tôi sẽ tiếp tục chương sáu trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy. Chúng ta sẽ làm một bảng trắc nghiệm ngắn có thể giúp bạn nhận ra mình đang ở đâu trong mối tương quan với sự suy nhược thần kinh. Chúng tôi ước mong quý thính giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.

 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn