20:41 EDT Thứ ba, 30/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23010339

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Kết Thúc Chương 5

Thứ ba - 08/08/2017 21:24
Kết Thúc Chương 5

Kết Thúc Chương 5

Kính thưa quý độc giả, Trong những bài nói chuyện lần trước, chúng ta đã phân tích rằng bất cứ khi nào chúng ta trở nên giận dữ, lúc đầu chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương và thất vọng, rồi khi chúng ta vượt qua những cảm xúc ban đầu ấy nhưng vẫn còn cảm thấy giận dữ, đó là vì chúng ta đang có những đòi hỏi nơi một người hoặc một tình huống khác.



                Kính thưa quý độc giả,

                Trong những bài nói chuyện lần trước, chúng ta đã phân tích rằng bất cứ khi nào chúng ta trở nên giận dữ, lúc đầu chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương và thất vọng, rồi khi chúng ta vượt qua những cảm xúc ban đầu ấy nhưng vẫn còn cảm thấy giận dữ, đó là vì chúng ta đang có những đòi hỏi nơi một người hoặc một tình huống khác.

                Để minh họa, chúng ta đã nghe câu chuyện về một người vợ tức giận chồng vì khi đi làm về anh ấy đã không nhận ra bữa ăn tối và khung cảnh lãng mạn mà cô đặc biệt dành nhiều thời gian để sửa soạn cho họ. Chúng ta cũng đã phân tích về cơn giận của Môi-se và hậu quả của nó khi ông không vâng lời Chúa mà hành động theo ý mình để hả cơn giận. Một ví dụ khác là câu chuyện về Sứ đồ Phi-e-rơ. Trong suốt diễn tiến khi Chúa Giê-xu bị bắt và đưa đến thầy tế lễ thượng phẩm, Phi-e-rơ đều có mặt và quanh quẩn gần đó. Ông quan sát tất cả mọi sự. Trong sự Tự-Nhủ của mình có lẽ Phi-e-rơ đã tức giận với ý nghĩ như:

  • Tại sao Chúa Giê-xu lại chỉ đứng đó vậy!
  • Tại sao Ngài không giáng sấm chớp từ trời xuống và chạy thoát đi!
  • Tại sao Đức Chúa Trời lại không làm một điều gì đó! Ngài không nên để cho người ta đối xử với Con Ngài như thế!
  • Mọi sự thật không công bằng!
  • Tại sao tôi không cố gắng nhiều hơn để bảo vệ Ngài!

                Những đòi hỏi và mong muốn trong tâm trí của Phi-e-rơ nhiều đến nỗi càng lúc ông càng thấy tức giận hơn. Để rồi khi có người đang đứng gần bên tố cáo Phi-e-rơ là đã từng ở với Chúa Giê-xu, hoặc là môn đệ của Ngài, ông bối rối đến độ chối bẵng đi trong cả ba lần. Thật rõ ràng, việc bị áp đảo bởi cơn giận không giúp ích cho ông cũng như cho chúng ta chút nào. Đó không phải là cách để giải quyết cơn giận!

                Cách duy nhất để giải quyết cơn giận là tranh luận với chính bản thân ta để chống lại những đòi hỏi nơi bản thân cuộc sống, rằng sự việc hay người này người nọ nên thế này, hay cần phải thế kia và rồi thay đổi những sự đòi hỏi đó thành những sự mong muốn và ao ước.

                Trong bài nói chuyện tuần trước, chúng tôi đã nhắc đến những lời Chúa Giê-xu phán dạy trong Phúc Âm Ma-thi-ơ 5:38-45, là những điều nghe dường như nghịch lý. Tại sao Ngài bảo chúng ta:

                … Nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn; nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để cho họ lấy luôn cái áo dài nữa; nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ. Ai xin của ngươi, hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì đừng trớ.

                Tại sao Ngài bảo chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác."

                Chúa muốn chúng ta chỗi dậy và tiến xa hơn giới hạn của luật pháp. Đừng lo lắng về điều gì là công bằng trong cuộc sống; không ai từng nói cuộc sống sẽ công bằng. Sự giận dữ của chúng ta chỉ nhằm làm chúng ta tê liệt và tiến tới tình trạng không hoạt động hoặc lấn át chúng ta để nói năng hay làm một điều gì đó đưa đến sự tổn thương.

                Kính thưa quý độc giả,

                Nếu có ai đó đánh bạn, tôi không nghĩ Chúa muốn nói chúng ta sẽ phải đứng đó và nhử cho người kia đánh mình lần nữa. Đó là sự ngu dại. Nhưng tôi tin Ngài đang phán về một thái độ của sự hòa giải và đồng cảm. Đó là một thái độ loại bỏ những đòi hỏi, cho phép chúng tồn tại chỉ dưới hình thức của những điều mong muốn và ao ước. Điều chúng ta được kêu gọi thực hiện là hãy nói trong sự Tự-Nhủ của mình những câu như:

  • Mình thật sự mong ước anh ấy đã không đánh mình.
  • Điều đó gây tổn thương. Mình sẽ ra khỏi đây ngay từ bây giờ.
  • Mình ước gì mình biết tại sao anh ta đã làm điều đó. Anh ta hẳn đang có một nỗi đau nào đó bên trong khi làm điều đó với mình.

                Ngay cho dù kiểu Tự-Nhủ ấy nghe có vẻ không tự nhiên, nhưng đó là điều Chúa Giê-xu đang phán ở đây; và kiểu Tự-Nhủ ấy sẽ làm cơn giận tan biến đi.

                Nhưng phải chăng người kia không nên ngưng đánh bạn? Hẳn nhiên là họ phải ngưng ngay hành động đó. Nhưng việc đặt những sự đòi hỏi trên người ấy trong ý nghĩ của bạn hay thậm chí cách công khai trong lời nói của bạn là một tiến trình không hợp lý. Vì sao? Vì ít nhất ba lý do.

                Trước tiên, bất cứ khi nào chúng ta giận dữ về một điều gì đó với bất cứ ai, những sự đòi hỏi của chúng ta thường hướng đến quá khứ. Hãy lưu ý những gì bạn nói với chính mình khi bạn đang sử dụng từ ngữ như nên, cần phải: “Lẽ ra bạn không nên đánh tôi.” Những đòi hỏi của bạn nơi người ấy có thể thay đổi thực tế là anh ta đã hành xử theo cách ấy chăng? Dĩ nhiên là không thể. Những gì đã qua thì là quá khứ rồi. Nó không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta có thể xem xét sự Tự-Nhủ của mình và nhận ra những sự đòi hỏi hay yêu cầu chúng ta đang thực hiện có liên hệ tới quá khứ. Thật không hợp lý khi có những sự đòi hỏi về quá khứ, bởi vì sự việc ấy không thể nào thay đổi được. Thế thì, sự lựa chọn duy nhất của chúng ta là loại bỏ những sự đòi hỏi này.

                Nhưng còn về tương lai thì sao? Anh ấy không nên cư xử theo cách đó trong tương lai! Nhưng hãy lưu ý những gì xảy ra khi bạn nói lên sự đòi hỏi ấy với người kia. Anh ta có thể sẽ nói đại khái như thế này:

  • Phải chăng cô sẽ ngăn tôi lại?
  • Hãy thử ngăn tôi lại đi.
  • Tại sao tôi lại không nên?

                Và bạn sẽ làm gì khi người ấy trả lời như thế? Tức giận! Tại sao? Bởi vì lý do thứ nhì những sự đòi hỏi này không hợp lý đó là bạn không thể nào thúc ép những sự đòi hỏi của mình trên một người khác về hành vi cư xử trong tương lai của anh ta. Kết quả là bạn phải đối diện với tình trạng bất lực, vô vọng của chính mình.

                Nhưng điều gì xảy ra nếu như người kia thật sự tức giận và có những lời đe dọa thêm vào? Lúc đó thì có lẽ bạn sẽ trải nghiệm lý do thứ ba vì sao những sự đòi hỏi này không hợp lý: Nếu bạn cố gắng thúc ép những yêu cầu của mình trên người kia, bạn sẽ gặp sự phản kháng.

                Có vẻ như bản tánh tự nhiên của con người là kháng cự là những sự đòi hỏi trong cuộc sống. Chúng ta không chỉ phản kháng những sự đòi hỏi mà người kia áp đặt trên mình, chúng ta cũng phản kháng lại những sự đòi hỏi mình tự áp đặt trên bản thân. Tất cả những sự đòi hỏi là không hợp lý! Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể đặt để một sự đòi hỏi hay yêu cầu trên chúng ta, vì Ngài là Đấng duy nhất có quyền năng để làm cho sự đòi hỏi đó được thực hiện. Con người thì không có được loại năng quyền này.

                Kính thưa quý độc giả,

                Có thể bạn vẫn còn một số cảm giác nào đó của tâm trạng thất vọng, sự buồn rầu, hay thậm chí sự tổn thương. Nhưng những cảm giác đó không làm bạn tê liệt theo cách sự giận dữ có thể làm nếu bạn không giải quyết nó. Khi bạn cảm thấy nản lòng, buồn bả, hay tổn thương, bạn vẫn còn có thể làm cho những cảm xúc ấy dịu đi với lòng thương cảm. Và bạn vẫn có thể hành xử một cách có trách nhiệm trong tình huống đó và thậm chí biến nó thành một điều gì đó đem lại sự gây dựng.

                Đây là một cách hữu ích để tổ chức sự Tự-Nhủ của bạn, để phân tích những sự đòi hỏi/yêu cầu của bạn, và rồi thay đổi sự Tự-Nhủ của bạn thành những điều mong muốn và ao ước. Trên một tờ giấy lớn, hãy chia làm ba cột. Trong cột đầu tiên, hãy liệt kê một số người và tình huống vốn kích động cảm xúc giận dữ bên trong bạn. Trong cột thứ nhì, hãy liệt kê một số những điều mà bạn đòi hỏi, hay cho rằng đáng lẽ người kia đã phải làm như thế này, thế nọ, hoặc tình huống kia bắt buộc phải xảy ra như vầy, như vầy. Kế tiếp, trong cột thứ ba, hãy viết lại những câu phát biểu dưới hình thức những điều bạn mong muốn, hay ao ước. Chẳng hạn như:

                Cột thứ nhất ghi nhận rằng “con trai tôi làm mất sách giáo khoa của nó.” Đây là điều làm cho tôi tức giận. Vì vậy, trong cột thứ nhì tôi ghi lại điều tôi nghĩ con tôi phải làm đó là đáng lý ra nó phải để ý tới quyển sách để đừng đánh mất, đáng lý con trai tôi cần phải biết rõ hơn, và rằng nó cần phải có trách nhiệm hơn trong việc bảo quản sách của mình mà không cần tôi phải bảo nó. Xin lưu ý là những suy nghĩ kiểu này sẽ khiến tôi tức giận hơn. Trong cột thứ ba, chúng ta có thể thay đổi những suy nghĩ trên thành những điều mình mong muốn, chẳng hạn như: “Việc không có sách giáo khoa trong lớp học sẽ cho con tôi hiểu rằng việc đánh mất sách vì không cẩn thận sẽ khiến nó bị thiệt thòi, nó chỉ làm tổn thương bản thân mình mà thôi. Tôi hẳn sẽ vui mừng khi con tôi để ý tới những điều này mà không cần tôi nhắc nhở.

Những điều kích động cơn giận Những Đòi hỏi / Bắt buộc hay Yêu cầu Được nói lại như Những điều Mong muốn
Con trai tôi làm mất sách giáo khoa của nó.
  • Nó nên/cần phải biết rõ hơn.
  • Lẽ ra nó phải để ý tới quyển sách sớm hơn.
  • Nó cần phải có trách nhiệm hơn.
  • Tôi không cần phải bảo nó.
  • Tôi ước gì nó sẽ hành xử có trách nhiệm.
  • Một trong những ngày này nó sẽ hiểu rằng nó chỉ làm tổn thương bản thân thôi.
  • Tôi hẳn sẽ vui mừng khi nó để ý tới những điều này mà không cần tôi giúp đỡ.

                Quý thính giả hãy liệt kê càng nhiều càng tốt mọi ý tưởng tiêu cực khiến bạn tức giận và đem nó đến sự vâng phục. Sau khi bạn tìm kiếm và nhận ra những sự đòi hỏi/yêu cầu đang làm mình tức giận, bạn hãy thay đổi suy nghĩ ấy và ghi lại trong cột thứ ba. Kế đó mỗi khi bạn bắt đầu cảm thấy tức giận về một tình huống cụ thể, hãy lấy tờ giấy ra và đọc qua cột thứ ba nhiều lần. Sau vài lần thực hành, bạn sẽ có thể thực hiện tiến trình tương tự bên trong tâm trí mình, nắm bắt hết mọi ý tưởng tiêu cực khiến bạn tức giận và đem nó đến sự vâng phục.

                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng tôi sẽ bắt đầu chương sáu trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn