13:45 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 16


Hôm nayHôm nay : 5295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271457

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23000864

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Hành Vi Sai Trái

Thứ hai - 14/12/2020 20:09
Hành Vi Sai Trái

Hành Vi Sai Trái

Kính thưa quý thính giả, Tuần qua chúng ta đã bước sang chương 4 với chương đề Khi Sự Giận Dữ Là Sai Trật. Ngày nay chúng ta có khuynh hướng nhận lãnh mọi sự ban cho tốt lành của Đức Chúa Trời và bóp méo nó thành ra một điều gì đó trái ngược lại. Các tặng phẩm như lý trí, hoạt động tình dục, tình yêu thương và thật nhiều điều khác, tất cả đều đã bị sử dụng sai trật.


Hành Vi Sai Trái


      Kính thưa quý thính giả,
 

      Tuần qua chúng ta đã bước sang chương 4 với chương đề Khi Sự Giận Dữ Là Sai Trật. Ngày nay chúng ta có khuynh hướng nhận lãnh mọi sự ban cho tốt lành của Đức Chúa Trời và bóp méo nó thành ra một điều gì đó trái ngược lại. Các tặng phẩm như lý trí, hoạt động tình dục, tình yêu thương và thật nhiều điều khác, tất cả đều đã bị sử dụng sai trật.
 

      Satan, là ma quỷ, đã sử dụng nhiều chiến lược để làm sai lạc đi ý định của Đức Chúa Trời đối với cơn giận của con người. Nó khiến cho chúng ta nghĩ rằng tất cả sự giận dữ đều có giá trị như nhau. Điều này đồng nghĩa với suy nghĩ rằng: “Nếu tôi nhận thấy rằng mình đã bị đối xử bất công, thì tôi đã bị đối xử bất công.” Ảo tưởng này dẫn chúng ta đến chỗ kết luận rằng chúng ta luôn có một cái quyền để cảm thấy tức giận.
 

      Nhiều khi chúng ta tức giận chỉ bởi một sự thất vọng, một ước muốn không thực hiện được, hay một nỗ lực gây nản lòng, một tâm trạng tồi tệ hoặc bất kỳ điều gì khác chẳng có liên quan gì tới bất cứ sự vi phạm nào về mặt về đạo đức. Cũng có thể do tình huống đã khiến cho cuộc sống trở nên phiền phức, đụng chạm đến một trong những điểm nóng thuộc về cảm xúc của chúng ta, hoặc đã xảy ra vào một thời điểm mà ta đang vô cùng mệt mỏi hay căng thẳng.
 

      Tôi gọi đây là “cơn giận bị bóp méo,” không phải vì cảm xúc của nó kém mãnh liệt, nhưng vì nó là sự phản ứng lại trước một điều gì đó không hẳn là hành vi sai trái đích thực. Phần lớn cơn giận của chúng ta với người khác cũng bị làm cho sai lạc đi. Điều mà người kia đã làm khiến cho tôi thấy nản lòng, thất vọng, bị tổn thương, hoặc bối rối, thế nhưng điều mà họ làm không thực sự sai trái. Sự trải nghiệm cơn giận của tôi có thể cũng mãnh liệt y như đã từng có, nhưng phản ứng của tôi trước một cơn giận như thế sẽ khác hẳn với phản ứng trước một cơn giận tích cực.
 

      Kính thưa quý thính giả,
 

      Tuần qua chúng ta đã nghe câu chuyện của Na-a-man, một quan tổng binh dũng cảm và cũng là một vị chỉ huy tài ba của quân đội Syri nhưng bị mắc bệnh phung. Theo lời thuật lại của một tù binh chiến tranh, rằng tiên tri Ê-li-sê tại Y-sơ-ra-ên có thể chữa lành mọi bệnh tật. Na-a-man vội vàng mang theo vàng bạc cùng các tặng phẩm khác băng rừng vượt suối, chẳng quản ngại đường xa để tìm kiếm sự chữa lành. Song khi không được vị tiên tri già của Y-sơ-ra-ên ra tận cửa để nghinh đón như lòng ông thầm nghĩ mà chỉ gặp sứ giả ra tiếp đón với lời chỉ dẫn làm sao để được lành bệnh. Na-a-man nổi giận vì cho rằng tiên tri Ê-li-sê đã cư xử sai trật với ông. Trong cơn tức giận, Na-a-man sẵn sàng quay trở về quê ngay lập tức. May mắn thay, các đầy tớ của ông đã đưa ra lời khuyên khôn ngoan và thuyết phục ông làm theo lời chỉ dẫn của tiên tri Ê-li-sê và kết quả tuyệt vời là Na-a-man được lành bịnh phung.
 

      Na-a-man tiêu biểu cho người kinh nghiệm một cơn giận mãnh liệt nhưng bị bóp méo đi, song cũng là người biết dừng cơn thạnh nộ lại và nghe theo lẽ phải khi bị chất vấn, hơn là để cho cơn giận khống chế hành vi cư xử của mình. Kết quả là nhà lãnh đạo này trải nghiệm sự chữa lành và quay lại thể hiện lòng kính trọng đối với người mà trước đó ông đã từng tức giận. Na-a-man chứng minh rằng ta không nên để cơn giận bị bóp méo khống chế hành vi cư xử của chúng ta và đưa đến những hành động gây ra sự hủy diệt.
 

      HÀNH VI SAI TRÁI - HAY KHÔNG PHẢI?
 

      Kính thưa quý thính giả,
 

      Câu hỏi được đặt ra là làm sao chúng ta nhận diện được khi nào cơn giận của mình bị bóp méo? Về căn bản thì cơn giận bị bóp méo khác hẳn với cơn giận tích cực. Trong cơn giận tích cực, luôn có một điều sai trái bị vi phạm; cơn giận là một sự phản ứng lại trước hành vi sai trái này. Trong cơn giận bị bóp méo, một hành vi bị thấy, hay bị xem là sai trái dẫn chúng ta đến sự giận dữ-nhưng hành vi bị cho là sai trái ấy chỉ có trong sự nhận thức của chúng ta mà thôi; thực tế là không có hành vi sai trái nào cả.
 

      Chẳng hạn như, bạn đang đi xuống phố và quan sát thấy một cậu thiếu niên tiến về phía một cậu bé nhỏ tuổi hơn và nhỏ con hơn, giật chiếc xe đạp khỏi tay cậu bé này, và chạy mất hút xuống phố. Cậu bé này đang la to: “Đó là xe đạp của tôi! Đó là xe đạp của tôi! Anh ta giựt xe đạp của tôi!" Ngay lập tức bạn trải nghiệm sự tức giận. Cảm xúc bạn nổi lên. Nhịp tim bạn đập nhanh hơn. Tâm trí bạn bắt đầu suy nghĩ: chính cái ý tưởng ức hiếp một đứa bé nhỏ hơn cũng là không phải lẽ rồi! Mình phải làm một điều gì đó. Nếu sự thật đúng như những gì bạn nhận thấy, thì cơn giận của bạn là tích cực.
 

      Nhưng hãy giả định rằng khi điều tra rõ hơn thì bạn tìm thấy rằng chiếc xe đạp thực ra là của cậu thiếu niên kia, và cậu bé này nhìn thấy nó vô chủ và quyết định leo lên chạy. Khi cậu thiếu niên phát hiện ra cậu bé này, cậu chỉ đang lấy lại chiếc xe đạp của mình trước khi cậu bé chạy khuất đi. Cơn giận của bạn đối với cậu thiếu niên bị bóp méo trong việc cậu ta không phạm điều gì sai trái. Trên thực tế, cậu ta đang chỉnh sửa lại một hành vi sai trái mà cậu bé nhỏ tuổi hơn kia đã sai phạm. Cơn giận bị bóp méo dựa vào một sự nhận thức về hành vi sai trái, trong khi cơn giận tích cực dựa vào hành vi sai trái đích thực.
 

      Rõ ràng là nếu chúng ta xem mọi cơn giận là tích cực, chúng ta sẽ phạm một số sai lầm nghiêm trọng trong sự phán đoán. Ví dụ, trong hình ảnh minh họa trên, nếu như bạn cho rằng cơn giận của mình là tích cực thì bạn có thể rượt theo cậu thiếu niên, đánh cậu ta văng khỏi chiếc xe đạp, và đem xe trả lại cho cậu bé kia. Chỉ sau đó bạn mới nhận ra rằng mình đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng.
 

      Kính thưa quý thính giả,
 

      Để hiểu được cơn giận bị bóp méo, chúng ta phải trở lại với mô hình căn bản của chúng ta. Trong mọi cơn giận thì trước tiên đều có một sự việc tạo nên sự khiêu khích; kế đến là một sự giải thích sự việc đó; và thứ ba là cảm xúc của cơn giận nổi lên. Những sự thay đổi về sinh lý diễn ra trong cơ thể, và chúng ta sẵn sàng để hành động. Mọi điều này diễn ra cho dù cơn giận đó là tích cực hay bị bóp méo. Nhưng nếu chúng ta sẽ phải có một sự phản ứng lại khôn ngoan trước cơn giận, trước hết chúng ta phải nhận thức rõ là cơn giận đó có dựa trên hành vi sai trái đích thực chăng. Điều này đòi hỏi thời gian và sự suy nghĩ. Vì vậy, giá trị của bước hai trong chương trước: Kiềm chế phản ứng tức khắc của bạn. Việc kiềm chế phản ứng tức khắc của bạn đem đến cho bạn cơ hội để xét lại xem cơn giận của bạn có cơ sở vững chắc không. Những câu hỏi phải được nêu lên và chứng cứ phải được cân nhắc để xử lý cơn giận cách tích cực. Những câu hỏi này phải được nêu lên về bản thân bạn và đôi khi về người kia.
 

      Trong hình ảnh minh họa trên, nếu bạn đã chạy nhanh tới cậu bé và hỏi: “Phải đó là xe đạp của em không?” thì có thể cậu ta đã nói: “Không, em chỉ mới mượn nó để chạy một chút.” Ngay lập tức bạn biết rằng mọi việc không giống như điều bạn nghĩ. Chỉ với một chút thông tin mới mẻ, cơn giận của bạn đã sẵn sàng để dịu xuống rồi. Nếu bạn hỏi thêm vài câu nữa từ cả hai cậu bé và có được một bức tranh rõ hơn, cơn giận của bạn đối với cậu thiếu niên tan biến đi hoặc ít ra sẽ giảm bớt. Với thông tin có thêm bạn có thể quyết định rằng không cần phải có hành động nào đối với cậu thiếu niên, và bạn có thể kết thúc bằng việc dạy cho cậu bé kia một bài học về việc đừng lấy xe đạp của ai chạy mà không xin phép. Hành động đó hoàn toàn khác hẳn với điều rất có thể bạn sẽ làm nếu bạn cho rằng cơn giận ban đầu của mình là tích cực. (Dĩ nhiên, nếu bạn nghe những câu chuyện khác nhau từ hai cậu bé thì bất cứ hành động nào cũng đều khó cả. Bạn có thể cho rằng một người đang nói dối. Giải pháp có thể là đi cùng một trong hai cậu về nhà và nói chuyện với cha mẹ cậu ấy.)
 

      Hai câu hỏi quan trọng trong việc xác định xem cơn giận có cơ sở hợp lý không. Câu hỏi đầu tiên là, Điều sai trái nào đã bị vi phạm? Và câu thứ nhì là, Tôi có chắc chắn là mình có tất cả sự thật không?
 

      Kính thưa quý thính giả,
 

      Phát Thanh Hy vọng xin tạm ngưng phần đọc sách hôm nay tại đây để kính mời quý thính giả trong tuần tới cùng chúng tôi khám phá câu trả lời cho hai câu hỏi vừa nêu trên. Phát Thanh Hy Vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Mong gặp lại quý thính giả vào tuần sau.
 

Tiến sĩ Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn