11:39 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 88

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 16385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264959

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22994366

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Bốn Bước Kiểm Soát Sự Căng Thẳng (Bài 1)

Thứ ba - 20/02/2018 20:44
Bốn Bước Kiểm Soát Sự Căng Thẳng (Bài 1)

Bốn Bước Kiểm Soát Sự Căng Thẳng (Bài 1)

Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chương thứ chín trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop dưới Chương Đề: Kiểm Soát Sự Căng Thẳng.


                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chương thứ chín trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop dưới Chương Đề: Kiểm Soát Sự Căng Thẳng. Tuần qua chúng ta đã xem cách sứ đồ Phao-lô đối phó với sự căng thẳng trong đời sống mình như thế nào. Ông là người đã nhận biết sâu sắc về tầm ảnh hưởng lớn lao của sự căng thẳng qua những biến cố lớn lao trong đời sống mình. Nhiều lần Phao-lô bị tống giam trên đường truyền bá Đạo Chúa, bị đánh đập tàn nhẫn rồi bỏ mặc cho chết đi sống lại, bị đắm tàu, thậm chí còn bị những người anh em cùng niềm tin của mình từ bỏ nữa. Tuy nhiên, Sứ đồ Phao-lô đã vượt qua những gian nan thử thách và những thời điểm căng thẳng trong đời sống mình với sự bình an trong tâm trí.

                Trong các thơ tín của mình, Phao-lô đã có thể nói thật nhiều, thật tỉ mỉ về sự căng thẳng trong những gian khổ mà ông miêu tả. Nhưng ông đã làm ngược lại. Phao-lô chứng minh rằng trong khi thể xác của ông bị hao mòn bởi những cực nhọc và gian khó trong đời sống, thì con người bề trong của ông, tức tâm trí và tâm linh ông, đang được đổi mới mỗi ngày. Ông biết làm thế nào để bắt lấy những yếu tố gây căng thẳng trong đời sống ông và khiến chúng trở lại làm ích cho mình. Bí quyết của Phao-lô nằm trong sự Tự-Nhủ của ông.

                Đây là vũ khí bí mật, là bí quyết của Phao-lô để đối phó với sự căng thẳng. Trong sự Tự-Nhủ của mình, ông nhắm vào việc phát huy cùng thái độ mà ông nhìn thấy nơi Chúa Jesus. Trong thái độ ấy, mọi đòi hỏi về quyền hạn của ông được đặt để sang một bên. Ông đã sống trong thái độ của một người hầu. Sự Tự-Nhủ của Phao-lô được tập trung vào gương mẫu và tính cách của Chúa Jesus Christ. Và như tiên tri Ê-sai đã ghi lại, người nào để tâm trí mình nương dựa (hay tập trung) vào Đức Chúa Trời thì sẽ kinh nghiệm sự bình an trọn vẹn.

                Sự bình an trọn vẹn giữa lúc đối diện với sự căng thẳng! Làm thế nào chúng ta có thể học tập để trở nên những người sống còn trong một nền văn minh đầy sự căng thẳng? Làm thế nào chúng ta có thể phát huy cùng thái độ mà Chúa Jesus Christ đã bày tỏ cho chúng ta? Chúng tôi xin trình bày một số bước quý thính giả có thể thực hiện để bắt đầu thay đổi sự Tự-Nhủ của mình và nắm quyền kiểm soát sự căng thẳng trong đời sống mình.

                1. Bước thứ nhất là NHẬN DIỆN. Đúng vậy, chúng ta cần Nhận diện những tình huống gây căng thẳng trong đời sống mình. Chúng ta đã khởi sự tiến trình ấy rồi trong ba chương được trình bày trong những tuần lễ vừa qua. Những tình huống vốn gây nên những cảm xúc giận dữ, khiến chúng ta ngã lòng, lo lắng, hoặc lo âu, hết thảy đều là những tình huống tạo nên sự căng thẳng. Chúng ta cũng có thể nhận diện những yếu tố gây căng thẳng bằng cách xem xét những điều mình đang né tránh trong công việc làm hoặc tại nhà mình. Những con người nào, tình huống nào, việc làm nào, hay những công tác nào bạn mong ước sẽ biến mất đi khỏi đời sống của bạn?

                Kính thưa quý độc giả,

                Chúng ta hãy xem trường hợp của cô Jane như một ví dụ điển hình. Jane đang hết sức bồn chồn lo lắng và căng thẳng suốt cả ngày hôm nay. Cô nổi giận với một trong những đồng sự của mình, cô tranh cãi với ông chủ về sự phân công mới đây trong sở làm. Cô thấy mình bị áp đảo đến ngập đầu bởi những đề án còn đang dang dở của ngôi nhà riêng, và chiều mai cô lại có buổi thuyết bình đặc biệt trước một ủy ban cấp cao trong công ty cô đang làm việc. Jane có thể bao gồm trong danh sách của cô những điều gây ra sự căng thẳng trong lòng cô như sau:

                Những Tình huống Gây căng thẳng là:

  • Jane tức giận với đồng nghiệp là ông Larry về việc ông đã làm cô bẽ mặt tại bữa ăn trưa.
  • Jane thấy nản lòng với ông chủ tên Tom về công tác mới mà ông ta vừa giao cho cô làm.
  • Jane cần phải trồng lại vườn hoa ở nhà.
  • Bức tường phía nam của ngôi nhà cô đang ở cần phải được sơn lại.
  • Cuộc họp với ủy ban cấp cao trong công ty vào ngày mai khiến cô đang sợ muốn chết đây.
  • Jane nghĩ mình phải bắt bọn trẻ dọn vệ sinh ga-ra để xe.

                Giờ thì quý thính giả hãy lập danh sách của riêng mình, và bạn hãy liệt kê hết sức cụ thể và chi tiết. Đừng mất thời gian lúc này để thắc mắc tại sao những việc cụ thể ấy lại làm phiền bạn hoặc thậm chí bạn sẽ sửa chữa chúng ra sao; chỉ hãy lập một danh sách chi tiết mà thôi.

                Khi danh sách của bạn có vẻ đầy đủ, hãy xem lại và cố gắng xét xem có bất cứ sự tương tự nào giữa các mục trong danh sách ấy. Ví dụ, bạn có thể để ý một số tình huống trong đó bạn được yêu cầu phải thực hiện các quyết định. Hoặc bạn có thể có một số mục vốn liên hệ tới việc bạn được đánh giá bởi những người khác hoặc vốn gắn kết với những cảm xúc của tính cạnh tranh. Hãy viết xuống những chủ đề chung này.

                2. Bước thứ hai là Hãy lấy một trong những biến cố ấy, hoặc một chủ đề, và bắt đầu thực hành với sự Tự-Nhủ của bạn. Để làm điều này, hãy bắt đầu bằng cách nhận diện cách thức mà con người hoặc tình huống gây ra sự căng thẳng này đang đe dọa hoặc đang khiến bạn sợ hãi. Bạn đang nói gì với bản thân mình trong sự Tự-Nhủ của bạn vốn tạo nên những cảm giác bị đe dọa và căng thẳng ấy?

                Ví dụ, Jane có thể xem qua danh sách của cô và thấy rằng yếu tố gây căng thẳng nhiều nhất cô đang cảm thấy là cuộc họp vào ngày mai. Vì thế cô bắt đầu nhận diện sự Tự-Nhủ tiêu cực của mình. Cô liệt kê những lời này phía bên trái của một tờ giấy, và chúng có thể trông như thế này:

                Sự Tự-Nhủ Tiêu cực

  • Mình ghét những loại họp hành kiểu này.
  • Mình e rằng mình sẽ có cách xử sự ngớ ngẩn.
  • Mình không thể nào nói lưu loát trước đám đông được.
  • Mình sẽ bị căng thẳng rồi làm hư bột hư đường mọi việc mất thôi.
  • Mình rất có thể sẽ làm đổ cái khung của bảng biểu đồ khi đang thuyết trình
  • Tại sao Tom lại yêu cầu mình làm điều này cơ chứ?

                Kính thưa quý độc giả,

                Giờ thì bạn hãy ghi xuống những ý tưởng và những lời bạn nghĩ trong đầu vào phía bên trái của một tờ giấy. Một lần nữa, hãy hết sức cụ thể. Hãy tìm kiếm những đòi hỏi trong sự Tự-Nhủ của bạn, cùng với những điều tuyệt đối như “chẳng bao giờ” và “luôn luôn.”

                Sau đó hãy cất tờ giấy này đi trong một lúc và tiếp tục bước 3

                3. Bước thứ ba là Hãy dùng trí tưởng tượng của bạn để hình dung bản thân bạn trong tình huống ấy nếu bạn không bị căng thẳng hay thấy lo sợ gì cả thì bạn sẽ xử sự ra sao. Những hình ảnh trong tâm trí chúng ta là một phần của sự Tự-Nhủ bản thân, có khả năng thay đổi chúng ta rất nhiều. Sự căng thẳng và sự Tự-Nhủ tiêu cực của chúng ta thường được kết tinh bởi những hình ảnh trong tâm trí mà chúng ta đã tạo nên trong trí tưởng tượng của mình. Thay đổi những hình ảnh trong tâm trí sẽ cho chúng ta thêm năng lực. Vì thế, việc nhìn thấy bản thân mình đang đối phó hay đang thay đổi có thể giúp chúng ta làm cho hành vi ấy trở thành hiện thực.

                Để thực hiện điều này, bạn bắt đầu bằng cách chọn một trong những tình huống gây căng thẳng mà bạn muốn thay đổi. Có lẽ tình huống bạn đã phân tích trong bước 2 sẽ là một sự chọn lựa thích hợp. Sau đó hãy để riêng ra khoảng từ mười lăm đến ba mươi phút khi không ai sẽ làm phiền bạn.

                Bước tiếp theo là bạn hãy tìm một chỗ yên lặng rồi nằm xuống, nhắm mắt lại, và để cho bản thân mình cảm thấy thoải mái. Hãy dành một ít thời gian để thư giãn bằng cách hít thở sâu hoặc từ từ thả lỏng các bắp cơ trong toàn thân thể. Trước tiên, bạn hãy nắm chặt một nhóm bắp cơ nào đó, rồi từ từ thả lỏng chúng ra. Một số người làm điều này bằng cách bắt đầu với các ngón chân của họ, thả lỏng các cơ ngón chân, và rồi tiến dần lên toàn thân mình, bảo đảm là mọi bắp cơ đều được thả lỏng hết mức có thể. Khi bạn đã trở nên vô cùng thư giãn, hãy chắc chắn là tâm trí bạn vẫn tỉnh táo trong lúc đang điều khiển tiến trình thư giãn. Hãy tận hưởng những cảm giác của sự thư giãn ấy!

                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục nghe bước thứ ba và bước thứ tư cách cụ thể mà quý thính giả có thể thực hiện để bắt đầu thay đổi sự Tự-Nhủ của mình, nắm quyền kiểm soát trước sự căng thẳng. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn