04:39 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 27


Hôm nayHôm nay : 6158

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11233

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23020266

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Lời Yêu Cầu

Thứ hai - 30/09/2019 21:22
Lời Yêu Cầu

Lời Yêu Cầu

Chúng ta đã học biết điều gì là quan trọng nhất và những thứ có tính quyết định trong việc nuôi dạy con cái. Nếu áp dụng những nguyên tắc đó một cách đúng đắn, chúng ta sẽ gặp ít vấn đề hơn trong việc nuôi dạy con cái. Việc đáp ứng những nhu cầu tình cảm và áp dụng nguyên tắc yêu thương đối với trẻ sẽ tạo ra một mối quan hệ lành mạnh, bền vững, và tích cực giữa cha mẹ và con cái. Khi có bất cứ nan đề nào liên quan tới trẻ, các bậc cha mẹ phải xem nhu cầu của con là gì và đáp ứng cho chúng trước khi làm bất cứ điều gì khác


Lời Yêu Cầu


       Kính thưa quý thính giả,
 

       Chúng ta đã học biết điều gì là quan trọng nhất và những thứ có tính quyết định trong việc nuôi dạy con cái. Nếu áp dụng những nguyên tắc đó một cách đúng đắn, chúng ta sẽ gặp ít vấn đề hơn trong việc nuôi dạy con cái. Việc đáp ứng những nhu cầu tình cảm và áp dụng nguyên tắc yêu thương đối với trẻ sẽ tạo ra một mối quan hệ lành mạnh, bền vững, và tích cực giữa cha mẹ và con cái. Khi có bất cứ nan đề nào liên quan tới trẻ, các bậc cha mẹ phải xem nhu cầu của con là gì và đáp ứng cho chúng trước khi làm bất cứ điều gì khác.
 

       Xin các bạn đừng quên những nội dung tôi đã đề cập trong các chương đầu bởi vì tôi đang chuẩn bị bàn về vấn đề Kỷ Luật, một vấn đề mà tôi không muốn đưa vào nội dung của quyển sách này chút nào. Tại sao ư? Vì tôi sợ rằng một số bậc cha mẹ tìm đọc những quyển sách chẳng hạn như quyển sách này chỉ với mục đích lượm lặt những điều họ cần để bổ sung cho các khái niệm họ đã có trước đó trong sự nuôi dạy con cái. Rất có thể họ chỉ áp dụng một phần của sách này và quên rằng mình chỉ nên áp dụng những hình phạt với con cái như một biện pháp cuối cùng.
 

       Tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng những nguyên tắc trong những chương đầu trước khi áp dụng các nguyên tắc liên quan đến vấn đề kỷ luật. Xin hãy yêu thương con mình một cách vô điều kiện và mang đến cho chúng một mối liên hệ tình cảm thật phong phú qua ánh mắt, cử chỉ và sự quan tâm chú ý. Xin hãy thận trọng đừng yêu thương con bằng cách giữ chúng riêng cho bản thân mình, cẩn thận kẻo chính mình trở thành sự quyến rũ đối với con, đừng quá kỳ vọng ảo tưởng hay đảo lộn vai trò giữa cha mẹ và con cái. Nhưng hãy rèn luyện (dạy dỗ) con mình bằng những phương cách tích cực như hướng dẫn, làm mẫu, làm gương và chỉ dạy cho chúng. Khi con bạn cư xử sai quấy, hãy tự hỏi bản thân mình xem trẻ có đang cần đến ánh mắt, cử chỉ, sự quan tâm chú ý của chúng ta không? Nó có cần nghỉ ngơi hay là muốn uống nước không? Trước hết hãy đáp ứng những nhu cầu đó cho con. Khi trẻ biết xin lỗi, ăn năn, và hối hận vì cách xử sự sai trật của mình, chúng ta hãy tha thứ cho chúng đồng thời giúp trẻ hiểu rằng chúng đã được tha thứ.
 

       Các bậc phụ huynh thân mến,
 

       Nếu các bạn chịu khó thực hiện những điều nói trên đồng thời biết quan tâm đến những yếu tố khác như bầu không khí gia đình, mối quan hệ tốt đẹp giữa vợ chồng, thì mọi sự sẽ trở nên ổn thỏa đối với con cái của các bạn. Chúng sẽ luôn vui tươi, biết cư xử đúng mực và dễ dàng thực hiện đúng những gì bạn yêu cầu (yêu cầu đó còn phải tùy thuộc vào lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ). Tôi không nói rằng mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo nhưng bạn sẽ thấy hài lòng với con cái của mình, với mối quan hệ giữa bạn với chúng và với cách chúng phát triển.
 

       Tôi phải nhắc lại tất cả những điều trên vì sợ rằng các bậc phụ huynh sẽ vướng vào sai lầm tai hại khi trông đợi vào việc hình phạt con cái sẽ giúp đưa đến mọi điều hài lòng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, hay trong cách trẻ phát triển trừ những hậu quả tiêu cực. Hình phạt không dựa trên nền tảng của tình yêu vô điều kiện và những nguyên tắc yêu thương sẽ trở nên vô ích vì điều đó chỉ có thể tạo ra một mối quan hệ hời hợt giữa cha mẹ và con cái. Tiếc thay, đây lại là cách nuôi dạy con cái thường gặp ngày nay. Đó cũng là một lí do khiến trẻ thường gặp phải những vấn đề chưa từng có ở mọi mặt, từ việc học hành đến những vấn đề về nhân cách.
 

       Kính thưa quý thính giả,
 

       Cách thức đầu tiên để hướng dẫn con cái tuân theo kỷ luật là đưa ra những lời yêu cầu. Hành vi của trẻ bắt đầu từ những lời đề nghị của cha mẹ. Yêu cầu là cách tích cực nhất để giúp trẻ cư xử đúng đắn từ nhỏ. Quan trọng hơn nữa, những lời yêu cầu của cha mẹ sẽ giúp trẻ từ từ hình thành sự nhận thức về trách nhiệm bản thân trong con người trẻ. Trẻ sẽ nhận thức rằng chúng có bổn phận cư xử sao cho đúng đắn vì bố mẹ sẽ là người quan sát những việc chúng làm. Bẩm sinh, trẻ đã biết rằng mình có quyền lựa chọn cách cư xử của bản thân. Khi cha mẹ yêu cầu chúng cư xử tốt thì trẻ hiểu rằng cha mẹ biết mình có khả năng suy nghĩ, tự quyết định, có thể tự kiểm soát hành vi của mình và phải chịu trách nhiệm với những hành vi đó. Nếu cha mẹ biết sử dụng nhiều lời yêu cầu (thay vì ra lệnh), con cái của họ sẽ xem bố mẹ là những đồng minh để giúp chúng hình thành cách cư xử. Điều này hết sức quan trọng.
 

       Nếu các bậc cha mẹ chỉ chủ yếu dùng những mệnh lệnh để đòi hỏi con cái có cách cư xử đúng đắn có thể chúng sẽ trở nên dễ bảo và cư xử tốt. Nhưng chúng chỉ làm những điều đó vì bố mẹ ra lệnh như vậy, chứ không phải vì cư xử đúng mới là cách tốt nhất. Trẻ sẽ không còn xem cha mẹ là những đồng minh thật sự quan tâm đến lợi ích của chúng. Trẻ sẽ cho rằng những đòi hỏi của cha mẹ chỉ nhằm giúp chúng có được một nề nếp tốt, sự yên ổn và được xã hội chấp nhận chứ không phải vì lợi ích của bản thân trẻ.
 

       Thật quan trọng để chúng ta có thể hiểu được rằng việc đặt ra những lời yêu cầu là cách hiệu quả nhất để dạy dỗ trẻ. Những lời yêu cầu không làm cho chúng ta trở nên dễ dãi hay kém cương quyết hơn. Sử dụng những yêu cầu chỉ đơn thuần là một cách đưa ra những lời dạy bảo quan tâm, dễ chịu và ân cần hơn cho trẻ mà thôi. Điều này rất đúng khi bạn muốn con mình vui thích với những điều chúng phải làm chứ không phải làm điều đó với sự uất ức.
 

       Chẳng hạn như có một lần khi tôi đang tắm, tôi phát hiện trong phòng tắm không có cái khăn nào cả. Dale đứa con trai 5 tuổi của tôi đi ngang qua. Tôi liền hỏi: “Dale à, con có thể xuống dưới nhà lấy cho bố một cái khăn tắm không?” Dale vui vẻ nhận lời và quay trở lại với một chiếc khăn tắm trước khi tôi trở thành “Jack Robinson trên hoang đảo.”
 

       Một ví dụ khác là: giáo viên dạy lớp Trường Chúa Nhật cho biết con trai David của tôi gặp rắc rối vì sự mất trật tự của những cậu bé trong lớp. Lúc đó, tôi thấy mình có quyền lựa chọn giữa những mệnh lệnh độc đoán, bắt thằng bé David 9 tuổi phải lắng nghe thầy cô giảng hoặc giải thích vấn đề cho cháu hiểu, phân tích sự việc và yêu cầu sự hợp tác của cháu. Tôi chọn cách thứ hai và kết thúc cuộc nói chuyện giữa hai cha con bằng câu “Ba muốn con chú ý lắng nghe cô giáo, tham gia thảo luận và học hết sức mình. Con sẽ làm thế nhé David?”
 

       Trong tuần tới, chúng ta sẽ đề cập đến một số phương cách khác hướng dẫn con cái đi vào lề lối kỷ luật. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: con cái

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn