15:04 EDT Thứ năm, 09/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 63

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 61


Hôm nayHôm nay : 14207

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23099242

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

Những Câu Hỏi Về Niềm Tin

Thứ ba - 25/04/2017 21:05
Những Câu Hỏi Về Niềm Tin

Những Câu Hỏi Về Niềm Tin

Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng tôi kính mời quý thính giả dành thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi trong chương thứ tư trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop về chủ đề: Điều Gì Hình Thành Sự Tự Nhủ Của Chúng Ta?



               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay chúng tôi kính mời quý thính giả dành thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi trong chương thứ tư trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop về chủ đề: Điều Gì Hình Thành Sự Tự Nhủ Của Chúng Ta? Những tuần qua chúng ta đã nói về sự tự nhủ được hình thành qua những kinh nghiệm thu thập và học hỏi từ những người trong gia đình, bà con thân thuộc, láng giềng và môi trường chung quanh nơi ta sống. Mục đích của việc tra xét những trải nghiệm, đặc biệt là trong phạm vi gia đình gốc, giúp chúng ta thấy được khuôn mẫu hành vi cư xử và suy nghĩ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển niềm tin căn bản của chúng ta về bản thân mình, về người khác, về thế giới, về Đức Chúa Trời và về tính chất của các mối quan hệ. Những gì chúng ta quan sát bằng tai nghe, mắt thấy, rút tỉa kinh nghiệm từ đời sống gia đình suốt thời thơ ấu dần hình thành sự tự nhủ của chúng ta một cách vô thức. Đôi khi những gì chúng ta nhìn thấy trong hành vi cư xử của cha mẹ hay người lớn quanh chúng ta lại trái ngược hẳn với những gì họ dạy chúng ta, nghĩa là họ không luôn luôn làm tấm gương mẫu mực như lời họ dạy dỗ. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn, méo mó về niềm tin và suy nghĩ trong lòng ta khi còn thơ ấu. Chúng ta bị gắn chặt trong dạng suy nghĩ và ăn nói theo kiểu tự ti, tự hạ thấp bản thân mình trong những suy nghĩ méo mó đã ăn sâu vào trong đầu óc. Chúng ta làm điều này qua sự đối thoại nội tại, tự nói chuyện với chính mình-tức là qua sự Tự-Nhủ. Chúng ta thường có khuynh hướng bị lôi kéo về phía những người không thách thức kiểu suy nghĩ lệch lạc, méo mó của chúng ta, để nhằm củng cố sức mạnh của những suy nghĩ theo kiểu lệch lạc ấy, gồm các ý tưởng thâm căn cố đế đến nỗi việc muốn thách thức và thay đổi chúng sẽ hết sức khó khăn.

               Tuần qua, để giúp quý thính giả hiểu được tư tưởng mình đã hình thành từ gia đình gốc như thế nào, tôi đã nêu lên một danh sách các câu hỏi để bạn suy nghĩ thấu suốt và trả lời.

               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay, chúng ta tiếp tục phần câu hỏi để giúp bạn nhận ra các suy nghĩ đã hình thành từ gia đình gốc. Quý thính giả hãy trả lời những câu hỏi liên quan đến niềm tin của bạn về thế giới như sau:

  1. Khi suy nghĩ về tương lai, bạn nhìn thấy điều gì?
  2. Khi suy nghĩ về quá khứ, bạn cố gắng tránh nhớ điều gì?
  3. Bạn thích điều gì nhiều nhất/ít nhất về thế giới chúng ta đang sống ngày nay? Trong khi bạn đang lớn lên?
  4. Bạn nghĩ điều gì cần được nhớ đến trong thế giới của chúng ta?
  5. Bạn ủng hộ những vấn đề chính trị phổ biến nào? Những vấn đề nào bạn không ủng hộ? Tại sao? Bạn có đang lặp lại một khuôn mẫu từ gia đình mình chăng, hay bạn đang phản ứng chống lại một khuôn mẫu từ gia đình mình?

               Còn Niềm tin về Đức Chúa Trời thì thế nào? Quý thính giả hãy trả lời 3 câu hỏi như sau:

  1. Đối với bạn điều khó nhất để trải nghiệm trong mối tương quan của bạn với Đức Chúa Trời hiện nay là gì?
  2. Sự tranh chiến ấy tương tự như thế nào với cảm giác bạn đã có về ba mẹ mình trong tuổi đang lớn?
  3. Hãy hoàn tất câu này: Tôi mong ước Đức Chúa Trời . . . . . . hơn

               Sau đây là 7 câu hỏi về những niềm tin khác:

  1. Gia đình của bạn đã giải quyết những cuộc xung đột như thế nào?
  2. Bạn mong ước điều gì đã khác biệt đi trong cách thức các thành viên của gia đình bạn liên hệ với nhau?
  3. Điều gì đã được bàn thảo thường xuyên trong phạm vi gia đình bạn? Đâu là điều không hề được nói đến?
  4. Lúc còn bé hay ở tuổi thiếu niên, khi bối rối buồn bực, bạn thường làm gì để cảm thấy tốt hơn?
  5. Nếu một điều gì đó trong gia đình bạn đã làm bạn bối rối buồn bực, bạn thường làm gì?
  6. Ai nói chuyện trong gia đình bạn? Ai không nói chuyện?
  7. Nếu gia đình bạn đã có một “thái độ, ” rất có thể bạn sẽ miêu tả nó như thế nào? Hay bạn có thể nghĩ đến nó như một “khẩu hiệu của gia đình” thường được lặp lại, dù là đúng hay không. Điều gì đã có thể là khẩu hiệu của gia đình bạn khi bạn ở tuổi đang lớn?

               Kính thưa quý độc giả,

               Khi bạn nghĩ thấu suốt những câu hỏi này, mục đích là để bạn có thể nhận diện rõ hơn một số trong các hệ thống niềm tin sâu xa bạn đã chọn lọc ở tuổi đang lớn và chúng là nền tảng của sự Tự-Nhủ của bạn ngày nay.

               Những sự bóp méo trong nhận thức hiện nay của bạn về chính mình dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy suốt đời sống bạn trong các mối quan hệ với những người bạn xem là quan trọng hoặc có thế lực. Nếu bạn đã nhận lãnh những thông điệp khước từ nơi cha mẹ bạn trong tuổi đang lớn, bạn đã phát triển qua nhiều năm tháng một chiến lược về các mẫu suy nghĩ vốn giúp bạn rà soát môi trường của mình để tìm xem có bất cứ dấu hiệu nào của sự khước từ chăng. Có lẽ bạn rất muốn đổ lỗi cho bản thân mình hoặc tiếp nhận những thông điệp đổ lỗi từ những người khác để tránh sự khước từ công khai. Những nỗi lo âu của bạn về những sự bất xứng và những sự thiếu sót của mình có thể đưa bạn đến chỗ ăn quá nhiều như là một cách để đền bù cho tất cả những thông điệp tiêu cực này về bản thân bạn, là điều mà tới lượt nó chỉ khiến cho những cảm giác tiêu cực bạn có về chính mình gia tăng thêm.

               Những người lớn đã có những ranh giới cá nhân bị xâm phạm khi còn bé qua sự quấy nhiễu về tình dục sẽ phát triển những mẫu suy nghĩ trong đó họ đổ lỗi cho bản thân mình về những gì đã xảy ra. Một phụ nữ trẻ đã tin rằng lý do anh trai cô quấy nhiễu cô khi cô lên năm và sáu tuổi là bởi vì lúc năm tuổi cô “đã nhảy múa cách khiêu gợi” trước mặt anh ta. Suốt nhiều năm cô mắng nhiếc bản thân trong sự Tự-Nhủ của mình về việc khiến cho điều khủng khiếp này xảy ra cho cô. Khi tôi hỏi cô một cô bé năm tuổi quyết định khiêu gợi về tình dục theo cách nào, cô đã nói, “Bởi vì ông hỏi tôi, nên tôi biết là nó không đúng, nhưng tôi đã luôn có những ý tưởng này.”

               Kính thưa quý độc giả,

               Ngoài ra, khi chúng ta có những thông điệp bị bóp méo về bản thân chúng ta sẽ thường xem xét tất cả những câu người khác nói với mình để tìm thấy chỉ những câu nào ủng hộ cho những sự bóp méo của mình. Trong người phụ nữ trẻ này, các năm đúng đắn về tình dục khi đã trưởng thành giảm đến mức tối thiểu và một cuộc gặp gỡ ngắn với một người nam chỉ ở tuổi thiếu niên đã đến bất ngờ cách không cân xứng, trong đó không có gì đã xảy ra ngoại trừ ước muốn một điều gì đó diễn ra. Cô hết sức bộc lộ khao khát dục vọng của mình để “chứng tỏ” rằng cô chịu trách nhiệm về sự gạ gẫm của mình.

               Không phải tất cả những sự bóp méo đều được phát biểu bằng sự phủ nhận. Đôi lúc chúng ta bóp méo những sự nhận thức bản thân của mình bằng cách nhấn mạnh một điều xác thực vốn không thật sự là một điều xác thực. Ví dụ, chúng ta có thể suy nghĩ và nói về chính mình rằng “Tôi không bị buồn bực bởi những việc xảy ra cho tôi như những người khác bị.” Hoặc, “Tôi khá là dễ tính.” Hoặc, “Tôi không lo lắng về cách ông chủ nhìn tôi. Tôi quá quý giá đối với công ty này đến nỗi họ không thể làm bất cứ điều gì.” Trong mỗi câu trong số những câu phát biểu này đều có một yếu tố của sự phủ nhận làm cho nó trở thành một sự bóp méo. Ngay cho dù nó ở trong một chiều hướng được gọi là xác thực, tuy nhiên nó nguy hiểm bởi vì chúng ta đang bào chữa cho một điều gì đó trong bản thân mình vốn cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Sự kiện tôi dễ tính có thể là tốt đôi lúc, nhưng có những lúc khác khi mà tôi có thể chỉ việc sử dụng sự miêu tả đó về bản thân mình để bàn luận qua loa một sự xung đột nào đó với một người khác. Trên thực tế, kết cục tôi hành động một cách vô trách nhiệm. Người đàn ông cảm thấy mình thật quý giá đối với công ty đến mức anh không cần phải lo lắng về cách chủ của anh cảm thấy thế nào về mình có lẽ sẽ bị mất không chỉ công việc đó mà cũng sẽ bị mất một chuỗi công việc anh ta có bởi vì thái độ của mình.

               Những suy nghĩ méo mó mà chúng ta nghĩ về bản thân mình dường như có vẻ xác thực, thật ra lại là những điều cha mẹ chúng ta đã nói về chúng ta khi họ bào chữa cho sự vô trách nhiệm của họ. Mọi ý tưởng lướt ngang qua tâm trí chúng ta đều cần được xem xét, không có gì được miễn trừ, ngay cả khi ý tưởng ấy có vẻ thật xác thực.

               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ kết thúc Chương 4 với phần tóm tắt cho toàn chương này. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn